Salah gây sốc khi suýt 'làm điều xấu' với HLV Klopp
Trước đó, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV ngày 18.2 đã tín nhiệm cao, phê chuẩn bổ nhiệm, Chủ tịch nước đã có quyết định bổ nhiệm 2 Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính.Bộ máy Chính phủ sau kiện toàn đã giảm 4 bộ và 1 cơ quan ngang bộ (từ 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ xuống còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ).4 bộ trưởng các bộ sắp xếp lại gồm Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy.Việc kiện toàn bộ máy nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực, góp phần xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu quản lý hiện đại.Một số thành viên Chính phủ khác tiếp tục công tác trên cương vị bộ trưởng sau khi các bộ, cơ quan tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ từ các bộ, cơ quan khác.Quốc hội cũng bầu ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội. T.Ư, Bộ Chính trị cũng đã phân công công tác quan trọng khác đối với 4 thành viên Chính phủ gồm các ông Lê Minh Hoan, Huỳnh Thành Đạt, Hầu A Lềnh, Nguyễn Thanh Nghị.Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng các thành viên Chính phủ được bổ nhiệm và cho biết, nhiệm vụ của Chính phủ rất nặng nề, công việc nhiều. Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao trên các lĩnh vực.Thủ tướng đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính, trong sạch, vì nhân dân phục vụ. Phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả cụ thể.Thay mặt các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước đã tín nhiệm, giới thiệu, phê chuẩn, bổ nhiệm các chức vụ. Ông khẳng định đây là vinh dự, tự hào lớn nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề hơn với đòi hỏi, yêu cầu cao hơn; nguyện nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đem hết sức để cùng tập thể Chính phủ tiếp tục phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Mỹ Tâm dằn vặt đau khổ vì 'yêu' Lương Thế Thành
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".
Lùi để giữ
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng quản trị GC Food - người được biết đến với biệt danh "vua nha đam" VN, nói: Nha đam và thạch dừa là sản phẩm giải nhiệt mùa hè rất được yêu thích nên doanh số luôn tăng vào mùa nắng nóng. Năm nay nắng nóng gay gắt kéo dài nên sản lượng thạch dừa tăng khoảng 30%, còn nha đam là hơn 40% so với bình thường. Đáng nói là tăng trưởng này ở cả thị trường trong nước và quốc tế. "Tuy nhiên, do nắng nóng đặc biệt gay gắt và vùng nguyên liệu của chúng tôi lại nằm ở nơi khô hạn nhất VN là Ninh Thuận nên sản lượng cũng bị ảnh hưởng vì thiếu nước tưới. Giai đoạn nắng nóng cao điểm, sản lượng chỉ đáp ứng 70 - 80% nhu cầu thị trường", ông Thứ thông tin.
Hai món 'quốc hồn quốc túy' Việt Nam nằm top món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.