Kia Sportage 2022 bản ‘thiếu’ giá 899 triệu đồng có phù hợp với gia đình?
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ 30 phút trưa nay 2.2 (nhằm ngày mùng 5 tết), đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 vẫn đông đúc người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh.Bánh trôi Tàu phố cổ Hà Nội
Ngày 28.2, tin từ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, các bác sĩ của bệnh viện nội soi gắp dị vật là xương cá đâm thủng dạ dày cho bệnh nhân 51 tuổi.Trước đó, bà N.T.H (ngụ H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) có ăn cá lóc và sau một ngày bị đau bụng nhiều phần trên rốn. Gia đình đưa bà đến phòng khám tư để khám và lấy thuốc uống nhưng không đỡ. Sau đó, bà H. được đưa đến Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng đau bụng dữ dội.Tại đây, bệnh nhân được thăm khám và chỉ định chụp MSCT bụng. Qua đó phát hiện dị vật nghi xương cá dài 4,5 cm. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc dị vật đường tiêu hóa và chỉ định nội soi dạ dày.Qua nội soi, bác sĩ thấy mảnh xương cá đâm chặt vào thành dạ dày. Đội ngũ nội soi sử dụng dụng cụ gắp dị vật qua ống nội soi và cẩn thận gắp xương cá ra ngoài an toàn. Sau khi lấy xương cá, bệnh nhân không còn đau bụng, ăn uống trở lại bình thường và được xuất viện sau 1 ngày điều trị.Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Hữu Dũng, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết dị vật là xương cá có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi nghi ngờ mắc dị vật, nạn nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
Anh chàng được giao kèm Xuân Son: Chuyên gia… bại trận cứ mỗi khi đấu Việt Nam
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Tác giả gốc Việt tìm về nguồn cội thông qua ký ức của mẹ
Sau nhiều năm kinh doanh và tập trung chăm lo gia đình, ca nương Kiều Anh trở lại với sân khấu âm nhạc qua chương trình Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2024, ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Tâm sự với Mỹ Linh tại series Thư giãn hay than dzữ, ca nương Kiều Anh chia sẻ nhiều năm chăm lo cho gia đình, sự nghiệp kinh doanh phát triển ổn định cũng khiến cô suy nghĩ có nên quay lại sân khấu không. Khi quyết định tham gia chương trình thì đàn chị Mỹ Linh là người truyền cảm hứng để cô có động lực, sự quyết tâm.Bên cạnh sự nghiệp, Kiều Anh còn có cuộc sống hôn nhân viên mãn bên ông xã và hai con trai. Cả Mỹ Linh và giọng ca Phong nữ - Cô Đôi thượng ngàn cũng tranh thủ “tám” chuyện gia đình, chia sẻ bí quyết giữ lửa hôn nhân. Mỹ Linh nói đùa rằng ông xã Kiều Anh bày tỏ tình yêu với vợ đã làm ảnh hưởng đến nhiều cuộc hôn nhân khác. Cô hài hước kể từng giả vờ lướt đến trang tin của vợ chồng Kiều Anh, đọc lên cho Anh Quân nghe nhưng chồng… hơi giả điếc khiến cô “cạn lời”. Mỹ Linh cũng hài hước tiết lộ cuộc sống hôn nhân của mình: “Ở ngoài tôi rất kinh nhưng ở nhà tôi rất chán. Về nhà tôi ngoan lắm, chồng 'hét' phát ngồi im. Bình thường hơi có gì anh nói to, mà tôi sợ ai nói to nên thôi tôi lại tự vặn nhỏ. Ngày xưa MC Chu Minh Vũ từng hỏi Anh Quân về điều làm anh ấy sợ nhất là gì. Anh đáp lời là sợ nhất nghe vợ hát. Vì anh ấy làm cho tôi 8 cái album, mà để hát được thì tôi còn phải tập. Anh nghe giọng vợ cả đời anh chán lắm rồi, nên anh sợ nhất là nghe tôi hát". Trong khi đó, Kiều Anh cũng chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình: “Mỗi giai đoạn tôi lại có cách thể hiện khác nhau, hồi mới lấy chồng, tôi cũng 'cá tính' đấy. Nhưng sau này càng ngày càng đỡ dần. Tôi đỡ không phải vì chồng mà vì mình, để cho năng lượng của mình không bị những cái cáu bực làm tiêu cực. Ngày xưa chồng làm chuyện gì nhỏ xíu cũng khiến tôi bực, còn giờ thì tôi ít bực lắm. Tôi ưu tiên năng lượng tích cực, vui vẻ, chan hòa. Mình là phụ nữ mà, mỗi lần bực bội là mệt mỏi, nhanh già lắm. Vợ chồng tôi cũng ít chành chọe nhau, người này nhường người kia".