BMW 320i: ‘Ly café’ đậm vị từ xứ Bavaria
SHB Đà Nẵng xin xóa thẻ đỏ của HLV Lê Đức Tuấn, thay bằng thẻ vàng, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nói không. CLB bóng đá Thanh Hóa viện dẫn lý do HLV Velizar Popov (người Bulgaria) chỉ phản ứng cầu thủ chứ không phải phản đối trọng tài, đồng thời chỉ ra một loạt sai sót của trọng tài, để HLV Popov được nhẹ tội. VFF phân xử rạch ròi, chuyện nào ra chuyện đó, trọng tài sai, trọng tài bị xử lý. Nhưng HLV Popov có phản ứng gây phản cảm, to tiếng quá mức trên sân, vị HLV người Bulgaria vẫn đáng bị phạt. Với HLV Văn Sỹ Sơn của CLB bóng đá Quảng Nam, vị HLV này thoát được thẻ đỏ của trọng tài, dù ông Văn Sỹ Sơn phản ứng cả trên sân lẫn chỉ trích trọng tài trong phòng họp báo sau trận, HLV Văn Sỹ Sơn bị "phạt nguội", bị cấm ngồi trong khu kỹ thuật của đội bóng đất Quảng 2 trận.Sau một loạt động thái của VFF, vòng đấu 14 của V-League diễn ra cuối tuần rồi giảm hẳn những hình ảnh xấu xí từ khu kỹ thuật. Đa số các trận đấu vào lúc này vẫn cực kỳ căng thẳng, nhưng đấy đơn thuần là sự căng thẳng về mặt chuyên môn, đến từ sự ganh đua thành tích giữa các đội bóng, chứ không phải sự căng thẳng đến từ những tranh cãi vô bổ và vô ý thức từ trong các khu kỹ thuật.Kỳ thực, khi các HLV bình tĩnh, cầu thủ của họ chơi tốt hơn, ví dụ sinh động nhất là trường hợp của đội Thanh Hóa trong trận đấu với Quảng Nam tối qua (23.2). Ở cuối trận đấu nói trên, có một số tình huống nhạy cảm xảy ra trong khu vực cấm địa của đội bóng đất Quảng, khi Thanh Hóa đang bị dẫn trước. Trước đây, HLV Popov thường phản ứng mạnh khi đứng trước các tình huống tương tự.Nhưng hôm qua, ông Popov bình tĩnh chờ trọng tài kiểm tra VAR và đưa ra các quyết định. Sự bình tĩnh này giúp ích cho chính các học trò của của vị HLV người Bulgaria, nhờ thế mà các cầu thủ Thanh Hóa bình tĩnh thi đấu cho đến tận khoảnh khắc cuối cùng, trước khi họ được tưởng thưởng bằng bàn thắng gỡ hòa ở phút bù giờ thứ 8 của hiệp 2. Trước đó, cựu Phó chủ tịch chuyên môn VFF, đồng thời là cựu Trưởng Ban trọng tài VFF Dương Vũ Lâm từng bình luận: "Bóng đá hiện tại khác xa trước đây. Ngày nay, những tranh cãi quá mức với trọng tài trên sân cỏ đôi khi… vô ích, vì những tình huống nhạy cảm nhất, khó quan sát nhất, khó xử lý nhất đều đã được VAR xử lý. Góc nhìn của VAR bao quát và rõ ràng hơn hẳn góc nhìn của bất kỳ người nào. Vả lại, khi bóng đá có VAR, giới trọng tài muốn đổi trắng thay đen trong các quyết định của họ cũng chẳng được, vì VAR sẽ chỉ ra trọng tài đúng hay trọng tài sai, pha bóng đang bị tranh cãi đấy là có lỗi hay không có lỗi".Về mặt này, có vẻ như các HLV trẻ thích nghi với công nghệ mới tốt hơn các HLV được cho là thiếu kinh nghiệm. Các HLV thuộc thế hệ sau như các ông Phùng Thanh Phương (CLB TP.HCM), Nguyễn Thành Công (Hà Tĩnh), hay thế hệ sau nữa của những Nguyễn Công Mạnh (Bình Dương), Phan Như Thuật (SLNA) hiếm khi phản ứng vô cớ trên sân. Có vẻ như những HLV thuộc thế hệ sau cập nhật sự thay đổi của bóng đá quốc tế tốt hơn một vài HLV đàn anh. Hoặc với HLV nhiều kinh nghiệm làm việc ở các giải đấu quốc tế lớn như ông Mano Polking (CLB Công an Hà Nội, cựu HLV đội tuyển Thái Lan) cũng hiếm có kiểu chỉ trích kịch liệt trọng tài trên sân. Ông này nổi tiếng là người sôi nổi, nhưng hiếm có cảnh ông Polking nhào thẳng vào sân chỉ mặt vào trọng tài mắng té tát, như đã xuất hiện ở một vài HLV tại V-League. Các ông Mano Polking, Nguyễn Thành Công, hay Phùng Thanh Phương... biết rằng việc của họ là tập trung vào chuyên môn. Họ không thiếu nhiệt huyết trong công việc, họ vẫn biết cách truyền sự nhiệt huyết này vào các cầu thủ của họ, như cách cầu thủ Công an Hà Nội của HLV Mano Polking quyết tâm "săn tìm" bàn thắng quyết định đến tận phút bù giờ thứ 10 của hiệp 2, trong trận đấu gặp Thể Công Viettel tối qua. Tuy nhiên, nhiệt huyết không đồng nghĩa với mất kiểm soát. Các HLV này thường không đổ lỗi cho trọng tài mỗi khi đội của họ gặp vấn đề không như ý trên sân, không tạo hình ảnh xấu bằng những màn phản ứng có thể gây kích động cho các cầu thủ, thậm chí kích động khán giả trên các khán đài. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnNgười đàn ông 'khờ' mất tích 18 năm đoàn tụ gia đình nhờ cộng đồng mạng kết nối
Đến thời điểm này, nhiều trường đã lần lượt gửi hồ sơ bao gồm danh sách cầu thủ, sổ đăng ký thi đấu, đơn cam kết chống tiêu cực, đơn cam kết cổ vũ văn hóa, giấy khám sức khỏe, thẻ sinh viên, căn cước công dân của tập thể đội gồm 23 cầu thủ và 7 quan chức về ban tổ chức (BTC). Trong số này có trường đã nộp đủ, có trường vẫn còn thiếu một số hồ sơ nhưng danh sách đăng ký thi đấu đã chốt đủ. Đại học Quốc tế Sài Gòn, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Cao đẳng Đại Việt, Đại học Trà Vinh, Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là các trường thông báo đã gửi phát chuyển nhanh hồ sơ về tòa soạn Báo Thanh Niên và cũng đã scan gửi một vài hồ sơ liên quan đến BTC.
Đoàn đã cho tôi tuổi trẻ tươi đẹp và ý nghĩa
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hành khách gốc Việt kể lại ác mộng khi ngồi cạnh cửa máy bay bị nổ tung
Song song với việc ôn lại quá khứ hào hùng, Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 có rất nhiều chủ đề hướng đến tương lai và công nghệ mới, như ra mắt các website về sách cũng như các khu trải nghiệm sách nói...