Chuyện vùng đất Nga 'bị kẹp' giữa 2 nước khác
Đi về miền có nắng tập 4 có những nội dung cho thấy sau khi công ty của ông Phan xảy ra vụ cháy gây thiệt hại 100 triệu đồng, Ánh Dương đứng ra nhận trách nhiệm với vai trò quản lý. Dù vụ cháy là do sự bất cẩn của bà Xuân và chú bảo vệ gây ra. Bà Xuân cũng là người chăm con trai của Dương nên cô xem như mẹ.Ở vài diễn biến sau đó, ông Phan bị ngất đột ngột và phải nhập viện. Dù đã qua cơn nguy kịch nhưng ông vẫn chưa tỉnh. Đình Phong vẫn túc trực bên cạnh bố và tỏ ra hối hận khi hay làm ông Phan phiền lòng. Lúc này Ánh Dương vốn gai mắt vì cho rằng Đình Phong vô trách nhiệm, không quan tâm gì đến bác Phan nên giữa họ thường xuyên đấu khẩu.Đi về miền có nắng tập 4 còn có những nội dung cho thấy Tường Vân tiếp tục đeo bám, quan tâm Đình Phong. Cô chạy đến tận bệnh viện cùng chăm sóc bố của "crush".Đi về miền có nắng tập 5 tối nay 10.1 lúc 20 giờ trên VTV3 hé lộ tiếp những nội dung cho thấy cuối cùng Đình Phong cũng chịu thay bố điều hành công ty. Nhưng anh đưa ra quyết định khiến Ánh Dương sốc là tuyên bố đuổi việc bà Xuân và chú bảo vệ.Một cảnh khác trong tập tối nay của Đi về miền có nắng là mẹ của Tường Vân lại lên Bảo Lộc để đặt để lại vị trí một số đồ vật trong quán cà phê và cả phòng ngủ của con gái theo phong thủy. Sự can thiệp thái quá của mẹ khiến cô tiểu thư không hài lòng.Đi về miền có nắng tập 5: Ánh Dương có cản được quyết định của Đình Phong?Đối thủ cạnh tranh suy yếu, giúp Ford Ranger thành 'ông trùm' phân khúc xe bán tải?
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.
Dự án ở Khánh Hòa 'tắc' vì mời các đơn vị xác định giá đất nhưng không ai tham gia
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Ở trận khai mạc giải giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO diễn ra vào chiều 28.12, đội Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM (UPES) chạm trán với đội Trường ĐH Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM. Đây là trận đấu đầy duyên nợ, khi HLV trưởng của hai đội, ông Phạm Thái Vinh và Hồ Văn Lừng là 2 người bạn thân thiết ngoài đời.Tại bảng A của vòng loại khu vực TP.HCM, đội UPES là đương kim vô địch và được đánh giá là ứng viên nặng ký nhất cho ngôi nhất bảng. Trong khi đó, đội Trường ĐH GTVT TP.HCM có thực lực và được xem là đối trọng của UPES. Ngay lập tức, đội bóng của HLV Hồ Văn Lừng đã chứng minh được bản lĩnh, khi đánh bại nhà vô địch bóng đá sinh viên mùa giải 2024 với tỷ số chung cuộc 2-0.Sau trận đấu, HLV Hồ Văn Lừng của đội Trường ĐH GTVT TP.HCM chia sẻ: "Vì tính chất công việc, nên khi vào sân thì tôi và Vinh phải đứng trên 2 chiến tuyến và đối đầu nhau. Nhưng sau trận đấu, dù thắng hay thua, chúng tôi vẫn là những người bạn thân, anh em của nhau".Theo HLV Hồ Văn Lừng, yếu tố giúp đội Trường ĐH GTVT TP.HCM giành chiến thắng trước đối thủ mạnh là nhờ tinh thần quyết tâm, nỗ lực và chơi tập trung trong suốt trận đấu. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của nhà trường khi huy động hàng ngàn sinh viên đến lấp đầy sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng ngày khai mạc cũng là "liều doping" giúp đội Trường ĐH GTVT TP.HCM thi đấu như không biết mệt. "Việc trời đổ mưa trong hiệp 2 cũng là yếu tố thuận lợi của đội Trường ĐH GTVT TP.HCM. Xét về kỹ thuật, chúng tôi không thể sánh bằng với đội UPES. Nhưng dưới trời mưa, đội UPES khó lòng phát huy được lối đá kỹ thuật sở trường. Trong khi đó, chúng tôi đã tận dụng cơ hội tốt hơn để ghi 2 bàn và giành chiến thắng", HLV Hồ Văn Lừng bật mí.Giành chiến thắng trước đội cạnh tranh trực tiếp, đội Trường ĐH GTVT đang nắm lợi thế lớn trong cuộc đua đến ngôi nhất bảng, để góp mặt ở vòng play-off và giành vé vào vòng chung kết. HLV Hồ Văn Lừng nhấn mạnh sẽ không chủ quan trong chặng đường sắp tới và coi mỗi trận đều như chung kết, phải giành chiến thắng tất cả để chắc vé đi tiếp.Trong khi đó, đội đương kim vô địch UPES rơi vào tình thế khó khăn và không còn quyền tự quyết. HLV Phạm Thái Vinh thừa nhận UPES đã có một trận đấu dưới sức nên phải nhận thất bại. "Khả năng rời giải là rất cao, đến 90%, trong khi khả năng vào vòng play-off chỉ còn 10%. Tuy nhiên, dù chỉ còn 1% thì chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu. UPES không bao giờ từ bỏ", ông Vinh khẳng định.
Tín dụng tăng trưởng, ngân hàng bỏ túi ngàn tỉ lợi nhuận
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.