Giảm chỉ tiêu lớp 6 vào Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.Lâm Vỹ Dạ kể kỷ niệm bỏ trốn trong lần đầu gặp Thanh Thức
Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý cho các dự án điện khí LNG ở Việt Nam chưa được xây dựng hoàn chỉnh, thậm chí chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến địa điểm, thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu LNG.
Chuyên gia chỉ cách vợ chồng ngủ chung thoải mái nhất có thể
Trong bản cập nhật 2.1.15 của ứng dụng Định danh và xác thực điện tử VNeID, Bộ Công an đã bổ sung điều kiện để nộp hồ sơ trong các dịch vụ đăng ký thường trú, tạm trú. Điều kiện để thực hiện đăng ký tạm trú là công dân đã có tài khoản Định danh điện tử mức 2. Ứng dụng VNeID cập nhật bản mới nhất 2.1.15. Tính năng này đang thí điểm tại TP.HCM và tỉnh Hà Nam. Công dân ở nơi khác có thể chờ bản nâng cấp tiếp theo.Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID -> Thủ tục hành chính -> Đăng ký tạm trú.Bước 2: Chọn Tạo mới yêu cầu và nhấn vào phần Đăng ký tạm trú cho bản thân hoặc Khai hộ.Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú. Tại đây, người dân có thể lựa chọn loại hình đăng ký tạm trú là lập hộ mới hoặc đăng ký vào hộ đã có sẵn. Sau đó chọn hình thức xác nhận đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, cha/mẹ/người giám hộ thông qua ứng dụng VNeID hoặc Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01).Tiếp đến, người dân điền họ và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.Bước 4: Chọn thông tin nơi đề nghị đăng ký tạm trú từ cấp tỉnh, quận/huyện đến xã/phường/thị trấn. Tại đây người dân cần điền thông tin chi tiết địa chỉ tạm trú của mình gồm số nhà, số đường, mối quan hệ với chủ hộ. Nếu có thành viên khác trong gia đình cùng đăng ký tạm trú, người dân chọn Thêm thành viên và điền các thông tin theo yêu cầu. Ở bước này, VNeID cho phép quét mã QR trên căn cước công dân để tự động điền thông tin. Người dân có thể nhấp vào biểu tượng hình vuông trên góc phải màn hình để chuyển chế độ quét QR.Bước 5: Xác nhận thông tin hồ sơ.Sau khi đã điền đủ thông tin theo hướng dẫn, người dân sẽ xác nhận lại các thông tin, nếu cần chỉnh sửa chỉ cần ấn phím mũi tên quay lại ở góc trái phía trên màn hình. Ứng dụng cho phép lựa chọn nhận kết quả qua email hoặc nhận trực tiếp tại công an xã/phường nơi đăng ký tạm trú.Bước 6: Đính kèm giấy tờ liên quan.Tương tự đăng ký tạm trú trên cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân cần tải lên các hồ sơ chứng minh chỗ ở hợp pháp để xác nhận thông tin như: Hợp đồng thuê nhà; Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp; Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (CT01). Nếu chọn hình thức xác thực qua VNeID, người dân có thể bỏ qua bước này.Bước 7: Nộp lệ phí.Hiện tại việc đăng ký tạm trú đang miễn phí cho một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công dân thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo, công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật, công dân 16 - 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.Các trường hợp còn lại, công dân chọn mục khác và đóng lệ phí 7.000 đồng. Sau khi thanh toán xong, ấn gửi hồ sơ và chờ kết quả.Ngoài ứng dụng VNeID, người dân vẫn có thể đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia. So với việc đăng ký trên website, thao tác trên VNeID có phần thuận tiện hơn, người dân chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn, điền thông tin và gửi hồ sơ. Một số bước cho phép quét mã QR để lấy thông tin thay vì phải nhập thủ công như trên website. Người dân cũng có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, quản lý hồ sơ đã nộp ngay trên ứng dụng VNeID.
Sau khoảng thời gian sinh sống ở Hội An (Quảng Nam), ca sĩ Ánh Tuyết có dịp tái ngộ khán giả TP.HCM trong 2 đêm nhạc đặc biệt mang tên Tango Night in Saigon, diễn ra vào ngày 26.2 Nhà hát kịch IDECAF (28 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) và 28.2 tại không gian biểu diễn ở số 1-3-5 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM. Cùng Ánh Tuyết, tham gia biểu diễn chính trong đêm nhạc là nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng Kimiyo Ogawa.Chia sẻ với Thanh Niên, ca sĩ Ánh Tuyết cho biết chương trình được tổ chức thường niên nhằm gây quỹ giúp trẻ em nghèo tại Kon Tum và TP.HCM được học ngoại ngữ (Anh, Pháp) và học nghề. "Trước đây, tôi cũng từng xem nhiều chương trình do tổ chức này từng thực hiện. Tôi thấy chương trình rất nhân văn, ý nghĩa nên được mời là tham gia ngay", chị bày tỏ. Trong lần tái ngộ khán giả TP.HCM này, giọng ca Ô mê ly thừa nhận bản thân không tránh khỏi cảm giác hồi hộp vì khá lâu rồi chị chọn lối sống "vui thú điền viên" nơi quê nhà. Khi nhận được lời mời từ chương trình, Ánh Tuyết đã dành thời gian chuẩn bị trang phục cũng như chăm chút cho bản phối để biểu diễn trong đêm diễn sắp tới. Giọng ca 6X trải lòng: "Trong đêm nhạc, tôi diễn cùng một nghệ sĩ nước ngoài nên mình chọn áo dài để tự tin nhất khi trình diễn. Ngày mai, tôi sẽ bay vào TP.HCM để ráp sân khấu. Tôi muốn mang đến sự chỉn chu nhất trước khán giả của mình. Bên cạnh đó, chương trình còn có nhiều người nước ngoài xem nên tôi muốn cho họ nghe chất giọng của ca sĩ Việt Nam khi đứng chung sân khấu với nghệ sĩ Nhật Bản sẽ ra làm sao. Mình cứ cố gắng hết sức để có ánh nhìn tốt đẹp từ mọi người...".Trong chương trình, ca sĩ Ánh Tuyết sẽ thể hiện hai ca khúc là Phố buồn (sáng tác: Phạm Duy) và Bóng chiều xưa (sáng tác: Dương Thiệu Tước). "Do trong đêm nhạc ban tổ chức yêu cầu chỉ hát nhạc theo điệu tango, nên tôi chọn 2 bài này với cách thể hiện mới. Bài Phố buồn tôi sẽ hát giọng trầm, còn Bóng chiều xưa sẽ nâng tone khi biểu diễn lần này. Tôi muốn cho khán giả thưởng thức Ánh Tuyết hát với cách mở âm vực rộng hết cỡ sẽ như thế nào", chị cho biết thêm. Chương trình Tango Night in Saigon (Poussières de Vie và Viện Pháp phối hợp tổ chức) được xem là chuyến du hành âm nhạc khi kết hợp những giai điệu tango của Argentina đầy hoài niệm và tứ tấu Jazz hiện đại, tươi mới, đầy năng lượng.
Bật mí cách chăm sóc, chữa lành vết thương nhanh chóng
Chiều nay (20.2), HĐND TP.HCM khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Ngoài việc xem xét các tờ trình của UBND và thông qua các dự thảo nghị quyết, kỳ họp HĐND TP.HCM lần này tập trung vào công tác nhân sự. Dự kiến, các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch UBND TP.HCM và một số chức danh khác thuộc bộ máy chính quyền TP.HCM.Trước đó, vào ngày 18.2, Quốc hội đã bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khóa 15.Đến chiều 19.2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định, phân công ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Được tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP.HCM; giới thiệu để bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.Khi phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Được cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách mới. Ông nhìn nhận đây vừa là vinh dự lớn, vừa là trách nhiệm nặng nề.Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định sẽ cùng tập thể lãnh đạo đoàn kết, vượt qua thử thách để đưa thành phố phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số.Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho biết ông Nguyễn Văn Được xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo bài bản và từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng.Ông Được là một cán bộ gương mẫu, sống chân thành, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp và người dân, đồng thời đã trải qua nhiều thử thách trong quá trình công tác.Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng nhấn mạnh rằng việc nhận nhiệm vụ mới là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với ông Nguyễn Văn Được. Đây cũng là cơ hội để ông Được phát huy năng lực, sở trường và đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM.Về quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Được (57 tuổi, quê tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị.Sự nghiệp của ông Nguyễn Văn Được gắn liền với nhiều vị trí quan trọng tại tỉnh Long An. Từ năm 1993 đến 2006, ông công tác tại Ban Quản lý ruộng đất tỉnh Long An. Sau đó, ông giữ các chức vụ như Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (2006 - 2007), Trưởng phòng TN-MT H.Thạnh Hóa (2007 - 2009), Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An (2009 - 2013).Từ tháng 4.2013, ông làm Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh rồi sau đó làm Phó chủ tịch UBND tỉnh (2016 - 2019), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (2019 - 2020) và Bí thư Tỉnh ủy Long An từ tháng 10.2020.Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Được còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐND tỉnh Long An từ năm 2020. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng diễn ra vào ngày 30.1.2021, ông được bầu Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026.