Hành trình chàng trai Nam Phi tìm đến TP.Huế để ăn tô bún bò
Ngày 18.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã có công văn yêu cầu UBND H.Kon Plông (Kon Tum) phối hợp, cung cấp thông tin về Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng; Công ty CP Thuận Thiên Kon Tum (cùng ở số 38 đường Phạm Văn Đồng, TT.Măng Đen, H.Kon Plông); HTX cà phê sạch Măng Đen (thôn Kon Plông, xã Hiếu, H.Kon Plông)...Cụ thể, Cơ quan CSĐT đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông, nhân sự; hồ sơ đăng ký bổ sung, thay đổi từ khi thành lập đến nay; đến thời điểm này hợp tác xã còn đăng ký hoạt động hay không?Cơ quan điều tra cũng đề nghị cung cấp thông tin các công ty, đơn vị nói trên có đăng ký đầu tư, xin giao đất, cho thuê đất trên địa bàn H.Kon Plông hay không. Nếu có, đề nghị đơn vị cung cấp các tài liệu liên quan. Thời gian qua, có nhiều người làm đơn tố giác tội phạm gửi tới cơ quan công an, đề nghị làm rõ các dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng. Từ những đơn thư tố giác trên, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và đề nghị UBND H.Kon Plông phối hợp cung cấp thông tin.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều 18.1, ông Trần Văn Quỳnh cho rằng những người tố giác ông là cổ đông từng góp vốn làm ăn chung. Thời điểm làm ăn thuận lợi, các cổ đông không có ý kiến gì nhưng khi công ty gặp khó khăn, thua lỗ thì nhiều cổ đông lấy lý do để xin rút vốn. "Thứ nhất, làm ăn với nhau phải theo điều lệ. Thứ hai là phải có thời gian. Tôi vẫn đồng ý cho mọi người rút vốn. Những người tham gia tố cáo tôi đều tham gia điều hành công ty, chứ không phải tôi cầm tiền của họ rồi làm một mình. Khi công ty bắt đầu khó khăn, phải bù thêm tiền để hoạt động thì họ tìm cách tự rút khỏi công ty. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi thấy công ty vẫn phát triển thì họ mới làm những động thái này", ông Quỳnh nói.Theo ông Quỳnh, vụ việc đang được công an tiến hành điều tra. Các bên liên quan cũng đã đến làm việc với cơ quan chức năng. Khi cơ quan công an yêu cầu, công ty đều cung cấp hết các hồ sơ cần thiết."Ví dụ như mình làm tất cả những việc đấy, mình sử dụng tiền của công ty rồi mình đóng cửa, không kinh doanh nữa, công ty thất bại, lúc đấy có thể quy kết mình sử dụng vốn sai mục đích, hay là không còn khả năng vận hành doanh nghiệp. Công ty vẫn đang hoạt động, dù có khó khăn mình vẫn đang phải đương đầu. Cho nên anh em tố thì cũng không thể quy kết là lừa đảo hay thế nọ thế kia được", ông Quỳnh nói.Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, HTX cà phê sạch Măng Đen có vốn điều lệ 30 tỉ đông. Người đại diện pháp luật của 2 đơn vị này là ông Trần Văn Quỳnh.Xe ‘quốc dân’ Mazda CX-5 lại giảm giá, bản thấp nhất còn 749 triệu đồng
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Không hãng bay nào vượt trần, sao khách vẫn có cảm giác giá vé cao ngất ngưởng?
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Ngày 7.1, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau thông tin, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (CT.43) dài 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Dự kiến điểm đầu tuyến cao tốc bắt đầu từ TP.Cà Mau và kết thúc tại H.Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (CT.42) có tổng chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuyến đường có điểm đầu từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và điểm cuối nối với cao tốc Bắc - Nam phía Tây.Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định điều chỉnh quy mô 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.Đồng thời điều chỉnh phạm vi 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Trao tiền bạn đọc giúp 2 cháu bé mồ côi
"Uống bia nhiều cả số lượng lẫn chủng loại trong thời gian ngắn thì có nguy cơ ngộ độc càng cao", bác sĩ Quân nói.