Sắc vóc quyến rũ của 'hoa hậu cải lương' Như Huỳnh
Ngày 10.1, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty Công ty CP Tập đoàn Việt Phát (chủ đầu tư) bấm nút khởi công dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cù lao Phố (thuộc P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết cù lao Phố là vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử người mang gươm đi mở cõi đất Phương Nam; vùng đất giao thoa nhiều nền văn hóa, tôn giáo; cũng từng là nơi có thương cảng sầm uất nhất đất phương Nam hàng trăm năm trước. "Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cù Lao Phố đã đánh mất đi vị thế của mình, trở thành vùng đất ngủ quên giữa lòng đô thị Biên Hòa. Việc dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê được khởi động và dự kiến đi vào hoạt động vào 2027 sẽ đánh thức cù lao Phố, đưa vùng đất này phát triển xứng với tiềm năng vốn có ", ông Võ Tấn Đức nhấn mạnh.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê có quy mô là 11,66 ha, tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 24,5ha, tổng vốn đầu 6.111 tỉ đồng, dự kiến đón khoảng 10 triệu lượt khách tham quan mua sắm/năm.Cù lao Phố có diện tích gần 700 ha, được bao bọc bởi 2 nhánh của sông Đồng Nai. Cù lao Phố trước đây từng là thương cảng sầm uất của khu vực Đàng Trong (vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm soát, xác định từ sông Gianh, Quảng Bình trở vào Nam). Hiện đây được xem vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi để Đồng Nai phát triển thương mại và dịch vụ.Vì sao Ronaldo bất ngờ bị HLV CLB Al Nassr cho ngồi dự bị?
Đó là câu chuyện mang áo ấm đến với những em nhỏ nơi bản xa ở H.Mèo Vạc (Hà Giang) của anh Hồ Sỹ Thắng (37 tuổi, quê Nghệ An) khiến người xem cảm thấy ấm áp, hạnh phúc lây giữa những ngày lạnh giá này."Thương các con quá! Trời rét 10 độ mà con mặc phong phanh!", đó là dòng mô tả đầy cảm xúc của anh Thắng trong một clip kể về hành trình ý nghĩa của mình. Khoác lên người chiếc áo ấm dễ thương, mới tinh từ người đàn ông xa lạ, các em nhỏ vừa ngại ngùng nhưng cũng vừa hạnh phúc, ánh mắt hiện rõ niềm vui.Thời gian qua, những clip anh Thắng chia sẻ về hành trình mang hơi ấm đến với những em nhỏ vùng cao, tận tay mặc áo ấm cho các em khiến nhiều người xúc động. Trên mạng xã hội cá nhân "Gia đình Hưng Thịnh" được đặt theo tên các con anh Thắng, có clip thu hút gần 4 triệu lượt xem.Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ và hết lời xuýt xoa khen ngợi hành trình ý nghĩa của anh Thắng. Nhiều người gửi lời chúc sức khỏe đến anh cũng như hy vọng hành động đẹp của anh sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến với nhiều người hơn.Anh Thắng kể khoảng 2 tháng trước, khi trời đã vào mùa đông lạnh, anh quyết định từ nhà ở H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lên Hà Giang để bắt đầu hành trình mang áo ấm đến cho các em. Tới nay, anh đã thực hiện được 3 chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài từ 5 - 10 ngày mang hàng trăm quần áo lạnh, mũ giữ ấm tặng các em nhỏ."Những lần trước khi vợ chồng tôi đi du lịch lên Hà Giang, thấy cuộc sống của các em còn nhiều thiếu thốn nên thấy thương lắm. Đó là lý do mà mùa rét năm nay vợ chồng tôi quyết định trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để thực hiện hành trình này. Điểm tôi chọn là những bản xa, hẻo lánh giáp biên giới và đi đến đâu nếu thấy các em nhỏ ăn mặc phong phanh, co ro giữa trời lạnh thì tôi sẽ tặng áo ấm", anh kể.Mỗi lần trao áo ấm, thấy nụ cười hay ánh mắt vui mừng của các em, trong lòng anh Thắng lại dâng trào cảm xúc hạnh phúc. Chính điều đó đã tiếp thêm cho anh thật nhiều sức mạnh trên hành trình này.Trong những chuyến hành trình "trao hơi ấm, nhận nụ cười", anh Thắng đi cùng một người bạn đồng hành, là nhân viên trong công ty của anh. Dù phải gác lại công việc, xa gia đình nhiều ngày cho mỗi chuyến đi nhưng anh vẫn an tâm vì có vợ là chị Trần Thị Thúy Hằng (33 tuổi) quán xuyến mọi việc.Chị Hằng cho biết vợ chồng chị vô cùng tâm huyết với hành trình này và hy vọng sẽ mang đến niềm vui cho càng nhiều em nhỏ càng tốt. Mỗi ngày, anh Thắng dậy từ 5 giờ để chuẩn bị và đi phát quần áo ấm ở những bản xa đến tối muộn mới về. Người vợ kể anh vẫn dành thời gian nhắn tin, hỏi thăm tình hình ở nhà mỗi ngày trong những chuyến đi."Tôi cũng lớn lên, trưởng thành từ tuổi thơ thiếu thốn và gian khó. Nay khi cuộc sống ổn định, mình san sẻ được bao nhiêu thì cứ san sẻ. Đó cũng là cách dạy cho các con mình biết quan tâm, yêu thương với mọi người xung quanh. Với tôi, chuyến đi này không chỉ cho đi mà bản thân còn nhận lại được nhiều trải nghiệm", anh Thắng chia sẻ.Vợ chồng anh Thắng có 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong đó, con trai đầu nay 10 tuổi, con gái út đã gần 2 tuổi. Anh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại khi có gia đình nhỏ hạnh phúc và công việc ổn định.Trước đó, vợ chồng anh cũng đã thực hiện hành trình trao sữa bánh cho những em nhỏ vùng cao để đổi lấy nụ cười các em. Người đàn ông Nghệ An cho biết sẽ tiếp tục hành trình này đến khi nào không còn đủ khả năng mới dừng lại…
Vươn lên giữa đại ngàn
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Theo thông báo ngày 31.12.2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội, đại học này đã thống nhất định hướng về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ 36 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc giảm xuống còn 25 đơn vị (giảm 30,5% đầu mối nội bộ).Một giải pháp để ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện việc sắp xếp là thành lập Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo theo hướng một tổ hợp bao gồm một số đơn vị nghiên cứu khoa học thành viên và trung tâm hỗ trợ, dịch vụ. Tổ hợp này sẽ là một đầu mối tổ chức được hình thành từ sáp nhập 6 đơn vị (trước khi sắp xếp, tinh gọn thì đây là 6 đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội): Viện Công nghệ thông tin, Viện Tài nguyên và môi trường, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Sau khi được sáp nhập vào Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo, từng đơn vị tiến hành xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ và dự thảo quy định về tổ chức và hoạt động mới của đơn vị. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẽ thành lập Viện Khảo thí và Đào tạo số (hoặc Viện ĐH Số và Khảo thí) trên cơ sở hợp nhất Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục và Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội. Sáp nhập nguyên trạng Bệnh viện ĐH Y dược vào Trường ĐH Y dược. Sáp nhập nguyên trạng Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội vào Văn phòng ĐH Quốc gia Hà Nội. Hợp nhất Khoa Quốc tế Pháp ngữ vào Trường Quốc tế.Với 11 đơn vị thành viên (gồm 9 trường đại học thành viên, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông), 3 trường trực thuộc (Trường Quản trị và kinh doanh, Trường Quốc tế, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật) và 10 đơn vị trực thuộc khác, ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu có đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy nội bộ ngay trong đầu tháng 1.
Highlights VBA 2023: Nha Trang Dolphins thắng thuyết phục Saigon Heat ở trận chung kết 3
Ngày 18.1, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và chúc Tết Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh (91 tuổi, ngụ tại P.1, TP.Cà Mau), các lực lượng vũ trang, cũng như trao quà cho hộ nghèo, công nhân lao động và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống và ghi nhận công lao của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh đối với đất nước. Đồng thời, mong Mẹ luôn sống vui, sống trường thọ, mãi là tấm gương sáng về lòng kiên trung, đức hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để thế hệ hôm nay học tập, noi theo.Cùng ngày, trong chuyến thăm các lực lượng vũ trang tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, Phó chủ tịch nước đã biểu dương những thành tích nổi bật mà các đơn vị đạt được trong thời gian qua. Phó chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, đề nghị các lực lượng tăng cường xây dựng sức mạnh toàn diện, khai thác tốt lợi thế đặc thù của Cà Mau, một địa bàn chiến lược trong thế trận phòng thủ quốc gia và vùng ĐBSCL.Phó chủ tịch nước cũng khuyến khích các lực lượng tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, cứu hộ và cứu nạn. Các đơn vị được yêu cầu đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội, chăm lo tết cho cán bộ, chiến sĩ và các gia đình chính sách, người có công. Trước thềm năm mới 2025, Phó chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh Cà Mau tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thủy sản, hướng tới phát triển bền vững. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân, và không để ai bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán. Dịp này, Phó chủ tịch nước đã trao tặng 500 suất quà tết cho người nghèo và 200 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau, góp phần mang đến một mùa xuân ấm áp cho các đối tượng khó khăn.