Cách vệ sinh bàn phím không gây nguy hiểm cho laptop
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Bức xúc ô tô con chạy ngược chiều, nhập vào cao tốc ngay... lối ra
Đây là trận đấu giao hữu truyền thống được BTC vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên tổ chức hàng năm với mục đích giao lưu với HLV, BHL, giảng viên của các Trường ĐH tham gia giải đấu. Trận đấu còn là khoảng thời gian gắn kết giữa BTC và các đội bóng tham gia. Đồng thời, trận đấu giao hữu cũng làm "nóng" cho trận play-off giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Quy Nhơn chiều nay.Chiều nay 18.1, lúc 15 giờ, trận đấu tranh chiếc vé duy nhất của bảng C tham dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO giữa 2 đội bóng nói trên sẽ diễn ra tại sân bóng Trường ĐH Nha Trang.Dưới đây là một số hình ảnh của trận đấu giao hữu:Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
CSGT TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn cả trong hẻm trước sau Tết: Dân nhậu khỏi 'né' chốt
Theo Wccftech, động thái mới nhất của Qualcomm cho mục tiêu tham gia thị trường sản xuất vi xử lý (CPU) máy chủ là việc tuyển dụng Sailesh Kottapalli, cựu kiến trúc sư trưởng dòng Xeon của Intel, người hiện đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Qualcomm. Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.Các CPU máy chủ của Qualcomm dự kiến sẽ dựa trên kiến trúc ARM, sử dụng các lõi hiệu năng cao Nuvia HPC. Đây là công nghệ mà Qualcomm đã tiếp nhận sau khi mua lại startup Nuvia vào năm 2021. Trước đây, Nuvia được kỳ vọng sẽ phát triển CPU máy chủ trước cả dòng Snapdragon X Elite, nhưng kế hoạch bị trì hoãn. Với việc Qualcomm hiện tại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này, có thể thấy các CPU mới đã đạt đến giai đoạn phát triển tích cực.Qualcomm không phải là cái tên mới trong lĩnh vực CPU máy chủ. Trước đây, hãng từng tung ra dòng sản phẩm Centriq vào năm 2016, sử dụng kiến trúc ARM. Dù nhận được sự chú ý ban đầu, nhưng Centriq đã không đạt được thành công thương mại vì các vấn đề về hỗ trợ phần mềm và sự thống trị của kiến trúc x86. Đây sẽ là bài học quan trọng để Qualcomm rút kinh nghiệm, đặc biệt khi hãng quay lại thị trường này trong bối cảnh mới.Tuy nhiên, Qualcomm có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy các giải pháp ARM trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi các đối thủ như Amazon với Graviton hay Ampere Computing chưa thực sự bứt phá. Thành công của Qualcomm trong việc phát triển hệ sinh thái "Windows trên ARM" cũng là tín hiệu tích cực cho các dự án CPU máy chủ sắp tới.Sự gia nhập của Qualcomm vào thị trường CPU máy chủ được kỳ vọng sẽ khuấy động thêm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất hiện tại. Trong khi AMD và Intel tiếp tục thống trị với các giải pháp x86, Qualcomm đang đặt cược vào khả năng của kiến trúc ARM để mang lại hiệu suất cao hơn và hiệu quả năng lượng tốt hơn.
Những bài học tưởng chừng chỉ có cấp tiểu học, nhưng học sinh lớn nhất trong lớp cũng vừa bước qua tuổi 33. Không lương, không thưởng, không đồng nghiệp, chỉ có sự cần mẫn và yêu học sinh là thứ mà giữ "bà giáo" hằng ngày đến với lớp học tình thương. Bằng tất cả sự thấu cảm của mình, "bà giáo" đã mở ra cuộc đời mới cho nhiều học sinh "đặc biệt" trong lớp học đặc biệt của mình.
Vườn gỗ quý ông Kền
Diễn viên Thúy Diễm hào hứng chia sẻ những khoảnh khắc sum họp bên gia đình. Năm nay, cô thực hiện bộ ảnh ngay tại căn nhà mới cùng với ba mẹ chồng. Ông xã Lương Thế Thành và con trai Bảo Bảo cũng hân hoan trong thời khắc đón năm mới. Tổ ấm viên mãn của nữ diễn viên Trạm cứu hộ trái tim khiến nhiều người ngưỡng mộ.