Quách Ngọc Tuyên: Xúc động vì được khán giả gọi là Tư Hậu sau 'Lật mặt 7'
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của TP.Phan Thiết (Bình Thuận), nạn nhân bị đuối nước tử vong là em V.K, học sinh lớp 12 Trường THPT Xuân Thọ thuộc H.Xuân Lộc, Đồng Nai. Sáng ngày 15.2, em V.K cùng đoàn học sinh giỏi và giáo viên của nhà trường đi tham quan ở Mũi Né.Trong quá trình vui chơi, em V.K đã cùng nhóm bạn bè (khoảng 8 người) xuống tắm biển ở khu vực bãi sau Mũi Né (thuộc KP.5, P.Mũi Né, TP.Phan Thiết). Khi tắm biển thì nhóm học sinh này bị đuối nước, sóng cuốn ra xa. Một số em bơi được vào bờ; học sinh khác thì được quăng phao cứu hộ hoặc người tắm biển cứu, đưa vào bờ. Riêng em V.K bị chìm do gặp dòng nước mạnh. Mặc dù cano cứu hộ đã tìm được V.K, đưa vào bờ sơ cứu, đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng V.K đã tử vong sau đó. Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan CSĐT TP.Phan Thiết đã đến hiện trường để làm rõ vụ việc.Thời điểm các em học sinh xuống tắm, biển có gió lớn, sóng cao. Được biết, V.K là một học sinh giỏi của Trường THPT Xuân Thọ. Ngày 3.2 vừa qua, hiệu trưởng Trường THPT Xuân Thọ đã tặng giấy khen cho em về thành tích đạt giải ba môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai tổ chức.Điều động 1.000 công an truy bắt kẻ sát hại cô gái để cướp SH
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Làm mới căn chung cư với phong cách decor nội thất tối ưu hóa không gian
Ngày 20.3, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam vừa công bố 41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam. Được lựa chọn từ 300 hồ sơ, các thí sinh sẽ cùng sống trong ngôi nhà chung của vòng chung khảo. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục kiên định tiêu chí tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, không chấp nhận thí sinh đã can thiệp thẩm mỹ, đồng thời nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi: nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và cống hiến.Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, 99% thí sinh vào chung khảo là sinh viên, tốt nghiệp đại học, trong đó đông đảo thí sinh đến từ các trường đại học lớn, danh giá. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 21,3 tuổi.Cũng theo ông Phùng Công Sưởng, kết quả nhân trắc học cho thấy vẻ đẹp hài hòa, nhiều chỉ số nổi bật cả về chiều cao chạm ngưỡng 1,8 m. Nhiều thí sinh có thể nói thành thạo 2 - 3 thứ tiếng, nhiều bạn có tài lẻ như hát, múa, thuyết trình…Ông Sưởng còn cho biết, việc phỏng vấn thí sinh bằng tiếng nước ngoài năm nay của Hoa hậu Việt Nam cũng đặc biệt. Trong thành phần ban giám khảo có một giảng viên đại học có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng, sẽ trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Một số hoa hậu cũng tham gia ban giám khảo như hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Thanh Thủy. Nhà sản xuất Hương Giang Idol cho biết về 10 tập truyền hình thực tế của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Theo đó, có 3 phần nội dung của chương trình truyền hình thực tế này. Phần 1 dự kiến 4 tập có nội dung Khởi đầu rực rỡ. Đó là 41 bước tới ngôi nhà chung của 41 cô gái. "Các cô gái bước tới với 41 tấm bằng học sinh giỏi", Hương Giang Idol cho biết. Phần 2 giới thiệu đêm chung khảo tại Hà Nội. Phần 3 dự kiến 4 tập, tìm ra đại sứ. Đây là phần giới thiệu về các đại sứ của cuộc thi, về đất nước, con người Việt Nam, với sự giới thiệu của các thí sinh hoa hậu.Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về độ "thực tế" của chương trình thực tế này, Hương Giang Idol cho biết, chương trình sẽ có những cắt dựng để bảo đảm thời lượng lên sóng. Là một cuộc thi nhan sắc, chương trình cũng sẽ ưu tiên khoe ra cái đẹp. Tuy nhiên, việc cắt dựng vẫn hướng tới việc thực tế hơn nữa để công chúng biết được cuộc thi gắt gao của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam.Cũng theo Hương Giang Idol, sự kịch tính của một chương trình thực tế cũng sẽ không phá vỡ sự chỉn chu, uy tín của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. "Các hình ảnh đều được ban giám khảo thông qua. Cho nên, tính kịch tính quá mức để ảnh hưởng tới các bạn thí sinh chắc chắn sẽ không có", Hương Giang nói.Đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 tới, hứa hẹn bùng nổ với các phần thi, chương trình nghệ thuật hiện đại, mãn nhãn.
Bất chấp những biến động khó đoán định, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt 7,09%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Đây là tiền đề tạo đà tăng tốc trong năm 2025, hoàn thành cao nhất các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.Bám sát tiến trình phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, năm vừa qua, bất động sản cũng ghi nhận nhiều chỉ số ấn tượng. Theo báo cáo của Cục thống kê TP.HCM, doanh thu kinh doanh bất động sản năm 2024 ước đạt 282.134 tỉ đồng, tăng 7,9% so với năm 2023.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương tỷ lệ hấp thụ đạt 72%, cho thấy niềm tin của người mua nhà đã quay trở lại tìm kiếm cơ hội an cư, đầu tư.Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2025, thị trường sẽ theo đà để bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới với nhiều động lực, gồm khung pháp lý hoàn thiện, lãi suất duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh.Cụ thể, ngày 1.8.2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của thị trường bất động sản khi luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản đồng loạt có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý vững chắc, tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch.Về lãi suất, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Bước sang tháng 1.2025, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng khối Big4 và nhóm ngân hàng tư nhân có xu hướng giảm, dao động quanh mức 5,5 - 7,5%, tạo điều kiện để người mua nhà tiếp cận dễ dàng tiếp cận vốn vay.Việc tập trung đẩy mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố thúc đẩy bất động sản tăng trưởng. Giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM ưu tiên triển khai 59 dự án giao thông với tổng ngân sách lên đến 231.000 tỉ đồng. Các tuyến trọng điểm như Metro số 1, sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, Vành đai 3, Vành đai 4… đều đang được xúc tiến hoàn thiện, tăng tính kết nối liên vùng, nâng cao lợi thế của các khu đô thị vệ tinh nhờ khoảng cách di chuyển được rút ngắn đáng kể.Giới chuyên gia dự báo, 2025 sẽ bắt đầu kỷ nguyên mới với nhiều dư địa tăng trưởng. Trong đó, căn hộ chung cư tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu nhờ đáp ứng tốt nhu cầu ở hay đầu tư. Tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn cung và lệch pha giữa phân khúc trung cấp - cao cấp, hạng sang… có thể sẽ đẩy biểu giá trung bình căn hộ tăng khoảng 15-20% trong năm 2025.Phân khúc thứ hai được dự báo hút mạnh dòng tiền đầu tư năm 2025 là nhà phố, biệt thự bên trong các đại đô thị đã hình thành, tiện ích - dịch vụ đồng bộ. Đây cũng là năm của các đô thị vệ tinh nhờ lợi thế quỹ đất, giá "mềm" và hạ tầng giao thông liên kết vùng không ngừng hoàn thiện.Đối với đất nền, do quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã từ ngày 1.1.2025, loại hình này bị tác động mạnh nhất cả về nguồn cung lẫn giá bán. Theo đó, những dự án đã tách thửa, pháp lý đảm bảo, hạ tầng hoàn thiện sẽ "dẫn sóng" chu kỳ mới.Có thể nói, sau giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, thị trường bất động sản đang dần xuất hiện các gam màu sáng. Những doanh nghiệp với uy tín vững vàng, tiềm lực tài chính, chiến lược phát triển bền vững… giữ vị thế quan trọng để dẫn dắt, "cất cánh" cùng vận hội mới.Hơn 32 năm hình thành và phát triển, Nam Long là một trong số những doanh nghiệp ghi dấu ấn mạnh mẽ, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của thị trường. Trên nền tảng bề dày kinh nghiệm, thông hiểu và linh hoạt thích ứng với thị trường, năm 2024, Nam Long "về đích" với nhiều kết quả ấn tượng, doanh số pre-sale dự kiến đạt hơn 5.200 tỉ đồng, đến từ các dự án Akari City giai đoạn 2, Waterpoint, Nam Long II Central Lake, Mizuki Park.Hiện tại, "giỏ hàng" Akari City, Mizuki Park đều đã "sold out". Giai đoạn 2 Nam Long II Central Lake gồm 274 sản phẩm đất nền và nhà phố xây sẵn ra mắt vào giữa tháng 11.2024 ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ 90%. Các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh thuộc compound The Aqua và Park Village, khu đô thị Waterpoint được "săn đón" nhờ hội tụ đủ các ưu thế về quy hoạch đẳng cấp, tiện ích, dịch vụ và vị trí tiềm năng trong vùng phát triển TP.HCM.Bên cạnh các hoạt động ra mắt, mở bán, năm 2024, Nam Long đã bàn giao đúng cam kết Akari City giai đoạn 2 gồm 1.707 sản phẩm; bám sát tiến độ triển khai các dự án khác như Waterpoint, EHome Southgate giai đoạn 3... Một trong những dự án trọng điểm của Nam Long là Izumi City (Đồng Nai) cũng đang được lấy đà tăng tốc sau động thái Đồng Nai quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP.Biên Hòa, tập trung vào phân khu C4. Song song đó, 3.000 sổ hồng, sổ đỏ cũng đã được trao cho cư dân Akari City, Nam Long II Central Lake và nhiều dự án khác của Nam Long trong năm qua. Từ "bệ phóng" sẵn có cộng hưởng các động lực của thị trường, năm 2025, Nam Long sẽ triển khai đồng loạt các dự án, khu đô thị tích hợp đã sẵn sàng phát triển gồm Mizuki Park 26ha, Waterpoint 355ha, Izumi City 170ha, Nam Long II Central Lake 43,8ha. Ngoài ra, các dự án mới gồm Paragon (Đồng Nai), các sản phẩm đầu tiên tại Hải Phòng cũng có kế hoạch mở bán trong thời gian tới.
Dàn sao bịt kín mặt phòng virus corona khi dự ra mắt ‘Bí mật của gió’
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.