Quảng Bình: Các bạn trẻ ra quân thu gom rác trên biển hưởng ứng Ngày môi trường
Phát biểu tại lễ khai mạc giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 diễn ra hôm nay tại TP.Thủ Đức, ông Nguyễn Nam Nhân - Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM cho biết ở lần thứ 2 tổ chức, giải đã đạt cột mốc 10.000 VĐV đăng ký tranh tài. Điều này cho thấy uy tín, sức hút của giải đấu đối với cộng đồng chạy bộ. Với sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, chuyên nghiệp từ ban tổ chức và các đơn vị phối hợp, giải đấu năm nay hứa hẹn thành công, mang đến sự hài lòng cho các VĐV.Điểm nhấn của giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 là ban tổ chức tăng giải thưởng đặc biệt dành cho VĐV đạt thành tích vượt kỷ lục quốc gia ở cự ly 21 km nam và 21 km nữ lên gấp đôi so với năm ngoái. Số tiền thưởng mà VĐV được nhận khi vượt được thành tích kỷ lục quốc gia cự ly 21 km là 400 triệu đồng (nam 200 triệu đồng, nữ 200 triệu đồng). Kỷ lục quốc gia 21 km nam hiện do Hoàng Nguyên Thanh nắm giữ với thông số 1 giờ 06 phút 39 giây còn kỷ lục 21 km nữ là 1 giờ 13 phút 22 giây thuộc về Nguyễn Thị Oanh. Theo thông tin từ ban tổ chức, Hoàng Nguyên Thanh sẽ góp mặt tranh tài ở giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 và là ứng viên hàng đầu cho danh hiệu vô địch cự ly 21 km nam. Nếu đạt phong độ cao, Hoàng Nguyên Thanh còn hứa hẹn phá kỷ lục để ẵm giải "độc đắc". Ở nội dung 21 km nữ có sự góp mặt của gương mặt đáng chú ý là Phạm Thị Hồng Lệ. Ngoài treo thưởng đặc biệt ở cự ly 21 km, ban tổ chức còn trao 18 giải thưởng chung cuộc các cự ly 5 km, 10 km, 21 km; 24 giải nhóm tuổi và một số giải thưởng khác như giải cosplay (hóa trang), couple, đồng đội... Giải do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở VH-TT TP.HCM, Công ty Miracle Entertainmant Group và Ban quản lý phát triển đô thị TP.HCM đồng tổ chức.Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con bằng cách nào?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
Trao tiền cho gia đình khó khăn ở Quảng Trị
Ngày 11.2, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Tập đoàn Kanadevia (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong dự án hợp tác ứng dụng công nghệ EFCAR vào hoạt động xử lý và tái chế bùn thải thành than sinh học (biochar) tại nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh.Công nghệ EFCAR (Energy Free Carbonizing for Resource Recovery) do Kanadevia phát triển, là giải pháp xử lý bùn thải hiệu quả qua quá trình carbon hóa không dùng năng lượng để phục hồi tài nguyên, giúp chuyển hóa bùn thải giàu hữu cơ thành than sinh học (biochar). Công nghệ này góp phần giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu ích cho nông nghiệp và công nghiệp. Dự án hợp tác lần này cũng là một nỗ lực để đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng toàn cầu bằng 0 (Net Zero) mà Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết thực hiện. Dự án cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết vấn đề môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ông Ngô Pa Ri, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh nhấn mạnh: "Tôi hy vọng sự hợp tác đầy thiện chí giữa hai bên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Công nghệ EFCAR phù hợp với chiến lược kinh tế tuần hoàn mà Sài Gòn Xanh theo đuổi, giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả xử lý bùn thải tại các nhà máy xử lý bùn thải của công ty thành sản phẩm hữu ích cho nông nghiệp, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững".Theo ông Pa Ri, than sinh học (biochar) rất có lợi cho cây trồng trong việc chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải tạo đất tốt, hướng đến nông nghiệp bền vững. Về mặt môi trường, than sinh học được xử lý tuần hoàn, khép kín, không gây mùi hôi… Đại diện Công ty Sài Gòn Xanh cho biết, giai đoạn 1 của dự án sẽ lắp đặt và vận hành dây chuyền công nghệ EFCAR thử nghiệm với công suất 4,8 tấn/ngày để xử lý bùn thải, nghiên cứu đầu ra khả thi. Giai đoạn 2 sẽ nâng tổng công suất dây chuyền lên mức tối thiểu 22,8 tấn/ngày tại nhà máy Sài Gòn Xanh (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM).Đại diện Tập đoàn Kanadevia, ông Hideo Sato cho biết việc ký kết lần này là một bước quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường của tập đoàn tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Đồng thời góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu theo mục tiêu Net Zero.Công ty Sài Gòn Xanh nhận định, việc đầu tư vào những sản phẩm và dịch vụ xanh không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận mà trước tiên phải tạo ra tác động tích cực đối với xã hội và môi trường.Sự kiện ký kết này mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng giữa hai bên trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển các mô hình sản xuất biochar hiệu quả tại Việt Nam; hứa hẹn mang lại các giải pháp đột phá trong lĩnh vực xử lý bùn thải và tái chế sinh học.
Khi làn sóng bán hàng online đang lan rộng, đặc biệt hình thức bán trực tuyến qua livestream mạng xã hội ngày càng phổ biến thì các tiểu thương ở các chợ đang phải duy trì khách hàng khó khăn hơn. Hơn một năm qua, tình hình kinh doanh ở chợ Phạm Văn Hai đang giảm sút. Bà H.Y.N, 58 tuổi, tiểu thương kinh doanh vải ở ngôi chợ này, bộc bạch: "Khách đi chợ ngày càng ít, khách đến chợ mua vải càng ít hơn. Tôi cũng nghe người ta khuyên nên tìm cách bán trên mạng vì bây giờ người mua tập trung ở trên đó. Nhưng tôi cầm điện thoại chỉ biết gọi video call cho con cháu là giỏi lắm rồi, chứ đâu biết làm sao để vào livestream bán hàng, đâu biết chào mời nói chuyện gì. Nhìn thấy người khác làm được nhưng chưa chắc mình làm được".
Khi EU có thêm tiền 'ảo'
Khác với bóng đá nam vốn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở sân chơi SEA Games trong suốt nhiều năm, đội tuyển nữ Việt Nam lại "no nê" vinh quang với 8 HCV, trong đó có 4 HCV liên tục từ SEA Games 29 đến nay.Các học trò của HLV Mai Đức Chung duy trì vị thế thống trị nhờ tổng hòa nhiều yếu tố: chất lượng đội hình đồng đều qua nhiều thế hệ với chiến lược tiếp nối hợp lý, lối chơi ổn định nhờ phương pháp huấn luyện phù hợp, cùng kinh nghiệm đối phó với biến động và nghịch cảnh ở đấu trường Đông Nam Á.Điều này được chứng minh ở thành tích ổn định của Huỳnh Như cùng đồng đội trong 8 năm qua. Tính từ SEA Games 29 (năm 2017) đến kỳ SEA Games gần nhất (năm 2023), đội tuyển nữ Việt Nam chỉ thua duy nhất 1 trong 12 trận đã đấu, đồng thời thắng tới 5 trong số 6 trận bán kết và chung kết gần nhất trong 90 phút (chỉ có trận chung kết SEA Games 30 với Thái Lan là bị kéo vào hiệp phụ).Việc duy trì thành tích ổn định ở SEA Games giúp đội tuyển nữ Việt Nam có nền tảng tinh thần tốt, giúp các cầu thủ hướng tới những bệ phóng lớn hơn. Học trò HLV Mai Đức Chung đã quen chuyện "năng nhặt chặt bị", gom góp niềm tin và sức bật từ những sân chơi nhỏ để bước dần đến đấu trường lớn hơn. Từ vinh quang ở SEA Games, toàn đội đã tiến ra châu Á, rồi giành quyền dự sân chơi thế giới theo một lộ trình lớp lang, bài bản hơn nhiều so với các kình địch trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Myanmar.Câu hỏi đặt ra là: đội tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, vậy chúng ta còn cần SEA Games? Câu trả lời là vẫn cần. Bởi ở môn bóng đá nữ, khi số trận đấu và giải đấu (cả trong nước lẫn quốc tế) ít hơn nhiều so với bóng đá nam, mọi giải đấu đều rất quan trọng để thôi thúc cầu thủ tiến bộ.Sau năm 2024 trầm lắng vì không có giải đấu quốc tế nào, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ bận rộn hơn trong năm nay với SEA Games 33, AFF Cup 2025 cùng vòng loại Asian Cup 2026. Guồng vận động này là cơ hội để thầy trò HLV Mai Đức Chung tái cấu trúc đội hình, từng bước đôn lứa trẻ lên thế chỗ đàn chị để nhào nặn nên thế hệ mới.Và như đã nói ở trên, mọi giải đấu đều có giá trị với đội tuyển nữ Việt Nam cả trên khía cạnh vinh quang, kinh tế lẫn vốn kinh nghiệm để một lần nữa tiến ra "biển lớn" châu Á và thế giới.Khoảnh khắc Sarina Bolden bật cao đánh đầu ghi bàn giúp đội tuyển nữ Philippines hạ chủ nhà New Zealand tại World Cup 2023 (mang về chiến thắng đầu tiên trong lần đầu dự World Cup của nữ The Azkals), người Philippines đã hưởng trái ngọt của chính sách nhập tịch.Đội tuyển nữ Philippines từng bị kìm kẹp dưới "kiềng ba chân" Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trong gần hai thập kỷ, cho đến khi liên đoàn bóng đá nước này đưa ra quyết định táo bạo: nhập tịch cầu thủ.Quan điểm rất rõ ràng, là thay vì tự đào tạo cầu thủ trong nước, Philippines sẽ tận dụng nguồn cầu thủ Phi kiều (có bố hoặc mẹ là người Philippines) hiện thi đấu ở Mỹ và châu Âu. Đồng nghĩa, Philippines "nhờ" các nền bóng đá phát triển phát hiện và đào tạo hộ ngọc quý, rồi gọi về để sử dụng ở cấp độ đội tuyển.8 năm qua, đội tuyển nữ Philippines bay cao trên đôi cánh nhập tịch. "The Azkals" vô địch AFF Cup 2019 nhờ thắng đậm Thái Lan và Việt Nam, lọt vào bán kết Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 rồi giành 1 chiến thắng ở vòng bảng. Đó là đẳng cấp cao nhất bóng đá nữ Đông Nam Á từng chạm đến. Tại World Cup 2023, 18 trong số 25 cầu thủ nữ Philippines mang nửa dòng máu Mỹ hoặc châu Âu. Đây là "vũ khí" Philippines dự kiến mang tới SEA Games 33, vốn là đấu trường duy nhất còn lại đội bóng này chưa chạm đến.Nhưng, không chỉ có Philippines, các đội nữ khác như Indonesia, Campuchia bắt đầu chạm đến "suối nguồn" nhập tịch. Indonesia bước đầu gọi về những cầu thủ gốc Hà Lan với thể hình và sức bật ấn tượng, tương tự là Campuchia với ít nhất 3, 4 cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup nữ 2024. Với những "cây sào" đến từ châu Âu, những đội Đông Nam Á đang hy vọng gia cố sức mạnh để hướng tới World Cup. SEA Games sẽ là điểm khởi đầu của giấc mơ ấy.Cũng đừng quên đội tuyển nữ Thái Lan trong vai chủ nhà. "Voi chiến" đã tận dụng SEA Games 31, 32 để thử nghiệm lứa cầu thủ trẻ. Cuối năm nay là thời điểm lứa mới của Thái Lan chín muồi. Cùng chờ xem, đội tuyển nữ Việt Nam có vượt qua từng ấy khó khăn để giữ được ngôi hậu Đông Nam Á hay không!Nói về chuyện đội tuyển nữ Việt Nam có thể dùng cầu thủ Việt kiều, HLV Mai Đức Chung chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi hy vọng các cầu thủ Việt kiều tài năng có thể cống hiến cho đội tuyển. Nếu có họ, đội sẽ mạnh hơn, chất lượng và giàu tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cần phải có quốc tịch Việt Nam trước đã. Khi các cầu thủ Việt kiều đã có quốc tịch, tôi sẽ gọi họ lên đội để thử chân".Bóng đá nữ Việt Nam từng có trường hợp cầu thủ Việt kiều về nước thử thách, đó là bộ đôi chị em Chelsea Lê và Kyah Lê cách đây 5 năm. Cả hai có những buổi đá tập cùng U.20 Việt Nam. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi lại một số khoảnh khắc thi đấu của hai chị em để gửi HLV Mai Đức Chung. Đáp lại, ông Chung khẳng định cả hai có tố chất, năng lực và hy vọng gia đình tạo điều kiện cho cả hai về nước thi đấu. Dù vậy sau đó do ưu tiên việc học, nên Chelsea Lê và Kyah Lê đều đã lỡ hẹn.