TP.HCM phát động đợt cao điểm an toàn, vệ sinh lao động
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.Phát hiện nhiều khảo cổ học giá trị tại danh thắng Tam Chúc
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khán giả yêu thích hài kịch sẽ có dịp đón xem Gala cười 2025 với chủ đề Bật tiếng cười lên, phát sóng vào tối mùng 2 (30.1) trên VTV3. Một trong những điểm nhấn đặc biệt của chương trình năm nay là màn kết hợp giữa NSND Hồng Vân và nghệ sĩ Hoàng Sơn - hai danh hài cùng tuổi, từng gắn bó trên nhiều sân khấu hài kịch phía nam.Với duyên sân khấu dày dặn, Hồng Vân và Hoàng Sơn không chỉ mang lại những tràng cười sảng khoái mà còn truyền tải những thông điệp ý nghĩa qua từng tiểu phẩm. Cả hai đều là những gương mặt gạo cội của làng hài Việt Nam, có khả năng biến hóa linh hoạt và tung hứng ăn ý. Chính vì vậy, sự tái hợp lần này hứa hẹn đem đến một màn trình diễn ấn tượng, khiến khán giả cười nghiêng ngả trong những ngày đầu năm mới.Không chỉ có bộ đôi Hồng Vân - Hoàng Sơn, vợ chồng nghệ sĩ Hứa Minh Đạt - Lâm Vỹ Dạ cũng sẽ góp mặt, mang đến những màn biểu diễn hài hước duyên dáng. Ngoài ra, chương trình còn quy tụ dàn diễn viên hài như Chiến Thắng, Việt Bắc, Bá Anh, Lâm Đức Anh, Thanh Dương, Thương Cin…, cùng sự góp mặt của các ca sĩ Quốc Thiên, Hà Myo, Quách Mai Thy, tạo nên bầu không khí rộn ràng và đầy màu sắc.Điểm mới của Gala cười 2025 là có một chủ đề xuyên suốt, kết nối các tiểu phẩm thành một câu chuyện có ý nghĩa. Thay vì chỉ đơn thuần mang tính giải trí, chương trình tập trung khai thác những vấn đề đời sống, chuyển hóa thành những câu chuyện hài hước nhưng sâu sắc. Trong đó có 3 tiểu phẩm chính gồm: Lời nói từ trái tim như câu chuyện về sự thấu hiểu và sẻ chia trong gia đình; Tình chị duyên em là câu chuyện về tình cảm đôi lứa; Giấc mộng chung cư phản ánh những vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.Thông qua những tình huống hài hước, Gala cười 2025 không chỉ mang lại tiếng cười mà còn truyền tải thông điệp tích cực về tình yêu thương, sự gắn kết giữa con người với nhau. Trong nhịp sống hằng ngày bận rộn, tiếng cười trở thành thứ quý giá giúp con người xua tan mệt mỏi, tìm lại niềm vui giản dị bên gia đình và bạn bè. Gala cười 2025 mong muốn khơi dậy những khoảnh khắc đó, để mỗi nụ cười không chỉ là một phản xạ hài hước mà còn là sự kết nối đầy ý nghĩa.
5 thói quen khiến nam giới dễ bị thận yếu
Hôm nay 27 tết (tức 26.1), chợ hoa xuân ở Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM) sôi động không khí mua bán. Nhiều khách Tây đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp… hào hứng tham quan chợ hoa, tận hưởng không khí tết Việt Nam.Chiều nay, nhiều người Việt đi chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 và cả những chủ vườn đều hướng ánh mắt tò mò đến cặp chị em người Mỹ, là bà Ann và anh Buck. Lý do là vì anh Buck với vóc người cao lớn vác trên vai một chậu hoa giấy to đùng, còn bà Ann cầm một chậu quất vui vẻ rời khỏi chợ hoa sau khi đã mua sắm xong. Nhìn 2 chị em, ông Ân, một chủ vườn ở chợ hoa này cho biết khách Tây đi chợ hoa tham quan nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy họ mua hoa tết."Tôi bán hoa tết hơn 20 năm ở Sài Gòn, lần đầu thấy người Mỹ mua hoa về chưng. Đó giờ tôi chỉ thấy họ tới tham quan, chụp ảnh, vậy nên mới nhìn vì thấy lạ. Hy vọng họ sẽ đón những ngày tết vui vẻ ở Việt Nam", ông bày tỏ.Chia sẻ với phóng viên, bà Ann cho biết bà bắt đầu công việc ở TP.HCM cách đây không lâu và hiện đang sống ở TP.Thủ Đức. Đây là lần đầu tiên bà cùng em trai đón tết ở đây. Đó là lý do bà muốn hòa vào không khí tết Việt, đi chợ tết, mua sắm hoa về nhà trang trí.Sau khi đi một vòng chợ hoa, bà cũng mua được những chậu ưng ý. Với người phụ nữ Mỹ, đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. "Thật tuyệt khi đón tết Việt Nam. Tôi yêu không khí này quá! Tôi thích mọi người ở đây, ai cũng cởi mở, thân thiện và tốt bụng", bà cười tươi, nói.Theo bà Ann, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới ở Việt Nam. Bà cũng "lì xì" cho một số người có duyên ở chợ hoa tết này như một phong tục vào ngày tết, chúc may mắn và bình an. Em trai bà Ann, anh Buck cũng nói rằng thật thú vị khi đón tết ở Việt Nam. Trước đó, chị gái anh đã tự tay gói bánh chưng và vô cùng tự hào về thành phẩm. Họ vẫn đang trong những ngày khám phá văn hóa Việt với nhiều điều thú vị.Chiều nay, gia đình của anh Marcus, người Thụy Sĩ cũng ghé chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 để tham quan và trải nghiệm không khí tết ở Việt Nam. Anh cho biết đây là lần đầu tiên họ đến TP.HCM và may mắn và đúng dịp cận Tết Nguyên đán.Vợ chồng anh và 2 con thích thú khi đi đâu cũng thấy hoa rực rỡ trên đường. Họ có 3 tuần ở Việt Nam và sẽ dành thời gian cho TP.HCM cũng như Phú Quốc, một số tỉnh miền Tây."Thật may mắn khi du lịch Việt Nam cận tết. Không khí ở đây thật tuyệt vời khi mọi người cùng nhau đón tết theo cách đặc biệt. Nói thật, trước khi đến đây tôi không biết gì về tết Việt Nam, tuy nhiên giờ thì chúng tôi đã biết và rất thích với trải nghiệm mới này", chị Liv, vợ anh Marcus nói thêm.Theo vợ chồng người Thụy Sĩ này, các con của họ cũng rất thích Việt Nam khi khám phá được nhiều điều thú vị. Họ hy vọng những ngày tới đây sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời.Đi dạo chợ hoa cùng bạn gái, một người đàn ông Pháp cho biết họ chỉ tham quan, không có ý định mua hoa. Đến đây, anh cảm nhận được sự nhộn nhịp, vui vẻ, hoa khoe sắc. Anh cho biết đây là năm thứ 5 đón năm mới ở Việt Nam và hy vọng sẽ còn nhiều năm nữa.
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".
Những tấm lòng vàng 7.6.2023
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.