Chủ nông trại lựa chọn Nissan Navara: Lý do vì sao?
Trong những ngày qua, hình ảnh linh vật rắn độc đáo của trường mầm non Sơn Ca (thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Với sự sáng tạo và tâm huyết, chỉ trong 36 giờ, các cô giáo tại đây đã hoàn thành linh vật rắn từ những vật liệu đơn giản như xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Linh vật rắn được các cô giáo trường mầm non Sơn Ca dày công thực hiện để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Được làm từ xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Linh vật này có chiều dài khoảng 4m5, và chiều cao khoảng 1m. Từng bộ phận của linh vật, bao gồm đầu, mắt và thân, đều được làm rất tỉ mỉ.Đặc biệt, phần đầu của linh vật được làm bằng xốp và đã trải qua hai lần chỉnh sửa. Ban đầu, sản phẩm chưa có được hình dáng giống con rắn như mong muốn, nên các cô giáo phải sửa đổi và hoàn thiện lại. Sau khi cải thiện hơn, phần đầu trở nên sống động và góp phần làm nổi bật linh vật.Phần thân rắn được tạo hình công phu bằng cách uốn các thanh sắt để định hình. Nhờ kết cấu này, toàn bộ linh vật toát lên sự linh hoạt và sinh động. Các cô giáo chọn màu hồng để trang trí, tạo điểm nhấn bắt mắt. "Tôi chọn màu hồng khi trang trí linh vật rắn vì màu hồng là sự tươi sáng, hồn nhiên, giống như tâm hồn của trẻ nhỏ", cô giáo Nguyễn Thùy Linh (41 tuổi) cho biết.Sau giờ làm việc, các cô giáo của tổ lớn (giáo viên dạy trẻ từ 5 đến 6 tuổi) trường mầm non Sơn Ca tập trung làm linh vật rắn cho Tết Nguyên đán. Dù những ngày cận tết ai cũng bận rộn với công việc và gia đình, nhưng với mong muốn mang đến cho các cháu một môi trường học tập tốt và những trải nghiệm ý nghĩa về Tết cổ truyền, các cô vẫn không ngại vất vả.Từng chút một, họ tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để cắt, dán và lắp ráp từng chi tiết của linh vật, từ những vật liệu giản dị như xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Mỗi công đoạn, từ lên ý tưởng, tạo hình cho đến hoàn thiện, các cô đều được thực hiện bằng cả tâm huyết. "Những năm trước, trường chỉ trang trí đơn giản, nhưng gần đây các cô thường tổ chức làm linh vật không chỉ để trang trí cho năm mới mà còn tạo cơ hội để các cháu được vui chơi, khám phá. Dù công việc khá vất vả, nhưng các cô vẫn luôn nỗ lực để mang đến cho các cháu một môi trường đẹp và ý nghĩa, giúp các cháu có thêm những trải nghiệm đáng nhớ", cô Thùy Linh chia sẻ.Bị tai nạn đúng cao điểm ôn thi, nam sinh nói 'quyết tâm nhiều hơn'
Theo đó, vào năm học 2025-2026 sắp tới, Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức tiếp tục tổ chức khảo sát đầu vào lớp 6 đối với 3 trường THCS Trần Quốc Toản 1, Hoa Lư, Bình Thọ.Cụ thể, việc xét tuyển được thực hiện theo hình thức xét duyệt điều kiện hồ sơ và làm bài khảo sát đánh giá năng lực học sinh. Mỗi trường sẽ tổ chức một điểm khảo sát lớp 6 (tùy vào số lượng học sinh đăng ký).Đối tượng dự tuyển là tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học có nguyện vọng vào học lớp 6 trên địa bàn TP.Thủ Đức, có điểm trung bình cuối năm môn toán, tiếng Việt đạt từ 9,0 trở lên.Các trường tổ chức khảo sát chung ngày, chung đề. Học sinh dự khảo sát vào trường nào sẽ liên hệ nộp hồ sơ đăng ký tại trường đó và chỉ được đăng ký, nộp hồ sơ tại một trường THCS.Mỗi học sinh chỉ được đăng ký dự khảo sát đầu vào tại một trường (không có nguyện vọng khác), kết quả điểm khảo sát của trường đó không được lấy để xét tuyển vào 2 trường còn lại.Dự kiến học sinh dự tuyển thực hiện bài khảo sát năng lực vào giữa tháng 6.2025 với thời gian 90 phút. Nội dung bài khảo sát gồm 2 phần: Học sinh trúng tuyển là những học sinh thực hiện bài khảo sát tuyển sinh lớp 6 đầy đủ, đúng quy định và không có bài nào bị điểm 0. Điểm xét tuyển là tổng điểm các phần của bài khảo sát vào lớp 6.Căn cứ vào kết quả bài khảo sát, hội đồng tuyển sinh lớp 6 tại 3 trường THCS Trần Quốc Toản 1, Hoa Lư và Bình Thọ sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu và theo các tiêu chí phù hợp với mô hình mỗi trường.
Trao tiền giúp đỡ cô bé mồ côi mong muốn được đi học
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Asana yoga với tường - bài tập cho nữ giúp cân bằng cảm xúc và sức khỏe
TAND TP.Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (ở H.Đức Trọng, Lâm Đồng) ra xét xử.Phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 16.1.2025, kéo dài trong 5 ngày, kể cả ngày nghỉ. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa. 6 kiểm sát viên được phân công đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.Vụ án này có 10 bị cáo hầu tòa. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị truy tố tội đưa hối lộ.6 người bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc Khánh, Hoàng Xuân Văn và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.3 người bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ.Theo hồ sơ vụ án, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện là 3.595 ha.Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định dự án có nhiều vi phạm, thuộc diện phải thu hồi đất, chấm dứt hoạt động. Tháng 6.2020, cơ quan thanh tra ban hành kết luận, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Ông Trí còn lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để điều chỉnh trái pháp luật các quyết định đúng đắn của Nhà nước trong việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Viện KSND tối cao xác định các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, đồng thời tham mưu để Chính phủ đồng ý với báo cáo và kết luận của Thanh tra Chính phủ trong việc hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Về phía Thanh tra Chính phủ, các bị can tại cơ quan này thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh đơn kiến nghị và ban hành báo cáo điều chỉnh, sửa đổi kết luận thanh tra hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Cơ quan công tố nhận định hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Đó là giá trị toàn bộ dự án, đã được ông Trí bán cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, ông Trí thu lợi 2.700 tỉ đồng.Quá trình "hồi sinh" dự án, ông Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số 4,2 tỉ đồng…