Chó thả rông lao vào cắn 4 người: Mẹ bé gái sợ hãi mong con bình an
* Bài viết có tiết lộ nội dung phimCaptain America: Thế giới mới (Captain America: Brave New World) tiếp nối câu chuyện từ phim truyền hình The Falcon and the Winter Soldier (2021), kể về hành trình của nhân vật Sam Wilson (Anthony Mackie) sau khi kế thừa danh hiệu Captain America và phải chứng minh mình xứng đáng với vai trò này bằng cách ngăn chặn những âm mưu liên quan đến Thaddeus Ross - Tổng thống Mỹ trong bối cảnh giả tưởng của phim. Đặc biệt để tăng độ khó cho hành trình của Captain mới, phần phim này có đến hai phản diện là Samuel Sterns và Red Hulk.Khán giả lại được giới thiệu một hợp kim giả tưởng tên Adamantium, thứ làm nên móng vuốt của Wolverine. Về cơ bản, hợp kim này cũng đóng vai trò như Vibranium hay những viên đá vô cực, chỉ là công cụ để kích hoạt cốt truyện và cho các nhân vật một mục tiêu để theo đuổi, ngoài ra không có vai trò gì đặc biệt, nhưng đây cũng là một mô típ gây “ngán tận cổ” vì bị dùng quá nhiều, ví dụ Black Panther (2018) cũng bắt đầu với cảnh hợp kim Vibranium bị trộm và nhân vật chính phải đoạt lại.Gã phản diện “não to” Samuel Sterns với chiêu trò thôi miên gợi nhớ đến trò điều khiển tâm trí trong Captain America: Civil War (2016) nhưng hời hợt, dễ dãi hơn, ai cũng có thể bị thôi miên trong nháy mắt mà chẳng rõ lý do. Dù ban đầu tỏ ra nguy hiểm, nhân vật này càng về cuối càng mờ nhạt vì động cơ cồng kềnh, kém thuyết phục, đến lúc hạ màn lại tự nói ra hết kế hoạch của mình. Nhân vật Red Hulk lại khiến khán giả ngán ngẩm theo cách khác: vẫn là mô típ Hulk bị kích động, đập phá lung tung, sau đó được xoa dịu bằng một màn nói lý lẽ “thông não chi thuật” giúp Hulk nguôi ngoai và trở về làm người bình thường. Đội ngũ CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) lười biếng đến mức gần như bê nguyên xi tạo hình Hulk Bruce Banner sang, chỉ đổi màu da từ xanh lá thành màu đỏ, cách phô diễn sức mạnh cũng tương đồng.CGI cũng là một điểm trừ lớn của phim với nhiều cảnh nền “giả trân”, màu sắc chói mắt, không có chiều sâu, trông chẳng khác đồ họa game kinh phí thấp. Nhất là trong màn đối đầu ở cuối phim trên con đường phủ đầy hai hàng cây anh đào, sự giả tạo, khiên cưỡng của CGI càng lộ rõ, tiếp nối bằng màn “nói đạo lý” để thuyết phục phản diện quay đầu của Sam Wilson, khiến khán giả thay vì cảm động thì chỉ thấy… buồn cười. Dàn diễn viên tròn vai vì đa số đều có kinh nghiệm, như Anthony Mackie đã sắm vai Falcon từ lâu để chuẩn bị cho bước chuyển sang Captain America, còn Harrison Ford với sự nghiệp diễn xuất tính bằng chục năm thì không gặp trở ngại gì khi vào vai Tổng thống Mỹ Thaddeus Ross mưu mô, tính toán, tuy nhiên cách khắc họa nhân vật tổng thống cứng rắn bề ngoài nhưng mềm yếu bên trong mỗi lần nhắc đến gia đình thì rất… cũ và sến.Việc cố tình chọn tuyến truyện của Thaddeus Ross để khai thác có lẽ vì ông là chính trị gia, dễ kích hoạt những cảnh chiến đấu tầm cỡ với tên lửa, tàu chiến, chỉ khi đó mới có thể phô diễn hết thế mạnh bay lượn trên không của Captain Sam Wilson và Falcon mới. Điểm sáng hiếm hoi là cảnh chiến đấu của phim cũng tương đối rành mạch và dễ theo dõi. Thời gian gần đây, khán giả phổ thông đã ít hào hứng hơn với các phim siêu anh hùng. Không thể phủ nhận Marvel Studios đã rất thành công với vũ trụ điện ảnh giai đoạn 1 - 4, nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ tiếp tục đạt được thành công trong tương lai nếu tiếp tục giữ nguyên các công thức sáo mòn và an toàn.Nhược điểm của các phim siêu anh hùng thời nay là được thực hiện một cách cuốn chiếu, chất lượng trung bình, mỗi năm ra mắt 4 - 5 phim với hàng đống nhân vật và câu chuyện mới, như thế là quá nhiều. Trong khi đó, người ta trông chờ điều gì ở một bộ phim điện ảnh? Đó là sự trọn vẹn trong kịch bản, sự chín muồi của diễn xuất, sự hoàn chỉnh trong kỹ xảo, quay phim, âm thanh ánh sáng… Còn phim siêu anh hùng của Marvel ngày càng chú trọng số lượng hơn chất lượng, phong cách tầm thường, không quan tâm đến trải nghiệm điện ảnh, chỉ hứa hẹn “hạ hồi phân giải”, đợi khán giả xem phần sau sẽ rõ, đôi khi làm phim chỉ để chiều lòng “fan cứng” - những người đã quen thuộc với truyện tranh siêu anh hùng.Marvel Studios cũng thường vẽ ra các kế hoạch làm phim rất vĩ mô, hoành tráng cho những năm sắp tới, nhưng thay vì hứa hẹn vẽ vời về tương lai, có lẽ họ nên tập trung cho hiện tại và trau chuốt chất lượng từng bộ phim thì hơn. Dĩ nhiên cũng có những nỗ lực làm mới phim siêu anh hùng bằng cách khai thác sâu câu chuyện của một vài siêu anh hùng riêng lẻ đã được công chúng biết đến. Nhưng không phải nỗ lực nào cũng thành công. Dù thế, không có nghĩa là phim siêu anh hùng không nên mạo hiểm. Việc thoát khỏi vùng an toàn rất quan trọng nếu Marvel muốn giữ chân khán giả và tạo bước đột phá mới cho vũ trụ siêu anh hùng của họ.Trải nghiệm dàn xe Lexus từ đại ngàn về miền biển xanh cát trắng
SHB Đà Nẵng xin xóa thẻ đỏ của HLV Lê Đức Tuấn, thay bằng thẻ vàng, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nói không. CLB bóng đá Thanh Hóa viện dẫn lý do HLV Velizar Popov (người Bulgaria) chỉ phản ứng cầu thủ chứ không phải phản đối trọng tài, đồng thời chỉ ra một loạt sai sót của trọng tài, để HLV Popov được nhẹ tội. VFF phân xử rạch ròi, chuyện nào ra chuyện đó, trọng tài sai, trọng tài bị xử lý. Nhưng HLV Popov có phản ứng gây phản cảm, to tiếng quá mức trên sân, vị HLV người Bulgaria vẫn đáng bị phạt. Với HLV Văn Sỹ Sơn của CLB bóng đá Quảng Nam, vị HLV này thoát được thẻ đỏ của trọng tài, dù ông Văn Sỹ Sơn phản ứng cả trên sân lẫn chỉ trích trọng tài trong phòng họp báo sau trận, HLV Văn Sỹ Sơn bị "phạt nguội", bị cấm ngồi trong khu kỹ thuật của đội bóng đất Quảng 2 trận.Sau một loạt động thái của VFF, vòng đấu 14 của V-League diễn ra cuối tuần rồi giảm hẳn những hình ảnh xấu xí từ khu kỹ thuật. Đa số các trận đấu vào lúc này vẫn cực kỳ căng thẳng, nhưng đấy đơn thuần là sự căng thẳng về mặt chuyên môn, đến từ sự ganh đua thành tích giữa các đội bóng, chứ không phải sự căng thẳng đến từ những tranh cãi vô bổ và vô ý thức từ trong các khu kỹ thuật.Kỳ thực, khi các HLV bình tĩnh, cầu thủ của họ chơi tốt hơn, ví dụ sinh động nhất là trường hợp của đội Thanh Hóa trong trận đấu với Quảng Nam tối qua (23.2). Ở cuối trận đấu nói trên, có một số tình huống nhạy cảm xảy ra trong khu vực cấm địa của đội bóng đất Quảng, khi Thanh Hóa đang bị dẫn trước. Trước đây, HLV Popov thường phản ứng mạnh khi đứng trước các tình huống tương tự.Nhưng hôm qua, ông Popov bình tĩnh chờ trọng tài kiểm tra VAR và đưa ra các quyết định. Sự bình tĩnh này giúp ích cho chính các học trò của của vị HLV người Bulgaria, nhờ thế mà các cầu thủ Thanh Hóa bình tĩnh thi đấu cho đến tận khoảnh khắc cuối cùng, trước khi họ được tưởng thưởng bằng bàn thắng gỡ hòa ở phút bù giờ thứ 8 của hiệp 2. Trước đó, cựu Phó chủ tịch chuyên môn VFF, đồng thời là cựu Trưởng Ban trọng tài VFF Dương Vũ Lâm từng bình luận: "Bóng đá hiện tại khác xa trước đây. Ngày nay, những tranh cãi quá mức với trọng tài trên sân cỏ đôi khi… vô ích, vì những tình huống nhạy cảm nhất, khó quan sát nhất, khó xử lý nhất đều đã được VAR xử lý. Góc nhìn của VAR bao quát và rõ ràng hơn hẳn góc nhìn của bất kỳ người nào. Vả lại, khi bóng đá có VAR, giới trọng tài muốn đổi trắng thay đen trong các quyết định của họ cũng chẳng được, vì VAR sẽ chỉ ra trọng tài đúng hay trọng tài sai, pha bóng đang bị tranh cãi đấy là có lỗi hay không có lỗi".Về mặt này, có vẻ như các HLV trẻ thích nghi với công nghệ mới tốt hơn các HLV được cho là thiếu kinh nghiệm. Các HLV thuộc thế hệ sau như các ông Phùng Thanh Phương (CLB TP.HCM), Nguyễn Thành Công (Hà Tĩnh), hay thế hệ sau nữa của những Nguyễn Công Mạnh (Bình Dương), Phan Như Thuật (SLNA) hiếm khi phản ứng vô cớ trên sân. Có vẻ như những HLV thuộc thế hệ sau cập nhật sự thay đổi của bóng đá quốc tế tốt hơn một vài HLV đàn anh. Hoặc với HLV nhiều kinh nghiệm làm việc ở các giải đấu quốc tế lớn như ông Mano Polking (CLB Công an Hà Nội, cựu HLV đội tuyển Thái Lan) cũng hiếm có kiểu chỉ trích kịch liệt trọng tài trên sân. Ông này nổi tiếng là người sôi nổi, nhưng hiếm có cảnh ông Polking nhào thẳng vào sân chỉ mặt vào trọng tài mắng té tát, như đã xuất hiện ở một vài HLV tại V-League. Các ông Mano Polking, Nguyễn Thành Công, hay Phùng Thanh Phương... biết rằng việc của họ là tập trung vào chuyên môn. Họ không thiếu nhiệt huyết trong công việc, họ vẫn biết cách truyền sự nhiệt huyết này vào các cầu thủ của họ, như cách cầu thủ Công an Hà Nội của HLV Mano Polking quyết tâm "săn tìm" bàn thắng quyết định đến tận phút bù giờ thứ 10 của hiệp 2, trong trận đấu gặp Thể Công Viettel tối qua. Tuy nhiên, nhiệt huyết không đồng nghĩa với mất kiểm soát. Các HLV này thường không đổ lỗi cho trọng tài mỗi khi đội của họ gặp vấn đề không như ý trên sân, không tạo hình ảnh xấu bằng những màn phản ứng có thể gây kích động cho các cầu thủ, thậm chí kích động khán giả trên các khán đài. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
'Cô gái ăn khỏe nhất' có ngoại hình gây bất ngờ
Đầu tháng 5 năm nay, các nhà khoa học dẫn đầu bởi Đại học Utah (Mỹ) cũng đã phát hiện ra những người đàn ông béo hơn ở độ tuổi 60 có số lượng tinh trùng thấp hơn những người gầy hơn trong cùng một nhóm tuổi.
Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc Tòa án nhân dân TP.HCM (TAND TP.HCM) tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Trong đơn kháng cáo, TAND TP.HCM đã tuyên xử, xác định Hồng Loan là con hợp pháp, người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Võ Văn Ngoan (NSƯT Vũ Linh). Tuy nhiên, TAND TP.HCM lại phân chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh thành 2 phần theo tỉ lệ 85% cho Hồng Loan và 15% cho bà Hồng Nhung với lý do xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung. Theo Hồng Loan, việc tuyên xử phân chia như trên của tòa án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật. Hồng Loan trình bày trong đơn, bà Hồng Nhung hoàn toàn không có công sức đóng góp vào di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM với ông Võ Thành Nhiêu, bà Hồng Nhung. Do đó, bà Hồng Nhung không có công sức đóng góp, không quản lý, không giữ gìn, không tôn tạo làm nên giá trị di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh."Do đó, việc TAND TP.HCM cho rằng bà Hồng Nhung có đóng góp công sức vào khối di sản của cha tôi để lại và tuyên cho bà Nhung được hưởng 15% trên tổng giá trị di sản của cha tôi là hoàn toàn không có căn cứ", Hồng Loan viết trong đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, phía Hồng Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL và viện dẫn lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự vào trường hợp cụ thể của cô là chưa chính xác. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…". Trong khi đó, bà Hồng Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác bỏ tư cách hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, khi tòa án xác định Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố nghệ sĩ Vũ Linh thì cô phải là người được toàn quyền thừa hưởng toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ. Tòa án chia cho Hồng Loan 85% và chia cho bà Hồng Nhung 15% nghĩa là đã xác định bà Hồng Nhung là đương sự được hưởng một phần di sản thừa kế."Việc bà Nhung chăm sóc bà nội tôi (nếu có) thì đó là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, bà Nhung cũng là con, không phải nghĩa vụ duy nhất cha tôi, thực tế cha tôi lúc đó đã làm việc vất vả nuôi cả gia đình anh em (trong đó có cả bà Nhung)... Tòa án sơ thẩm đã xét công sức cho bà Nhung trên những cơ sở, lập luận như trên là hoàn toàn không đúng và cũng vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện của bà Nhung là đang tranh chấp về hàng thừa kế", Hồng Loan trình bày. Ngoài ra, Hồng Loan cho rằng TAND TP.HCM áp dụng không đúng tinh thần của Án lệ 05/2026/AL và "lẽ công bằng" khi tuyên xử chia cho bà Hồng Nhung 15% di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để Hồng Loan đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu cô muốn giúp đỡ bà Hồng Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ôtô.Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Hồng Nhung 15% giá trị di sản. Khi đã hoàn tất nghĩa vụ hoàn tiền, bà Loan được quyền đăng ký sang tên và sử dụng số tài sản nêu trên, cũng như yêu cầu mẹ con bà Hồng Nhung di dời toàn bộ tài sản cá nhân ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Sau thời hạn quy định, nếu bà Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản nói trên.
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Vì sao ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc?
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.