$410
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của al nassr. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ al nassr.Trận đấu với Campuchia là trận giao hữu. Ở các trận giao hữu, việc những nhà chuyên môn trên khắp thế giới thử nghiệm đội hình là việc hết sức quen thuộc. HLV Kim Sang-sik cũng thực hiện điều đó trong trận đấu với đội bóng đến từ xứ sở chùa tháp.Ngay đầu trận, ông Kim Sang-sik sắp xếp tiền vệ trung tâm Triệu Việt Hưng chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái. Thử nghiệm này nhanh chóng… thất bại, và vị HLV người Hàn Quốc phải sớm rút Triệu Việt Hưng ra khỏi sân khi hiệp 1 mới chỉ trôi đi hơn một nửa thời gian. Phải cho đến khi hậu vệ cánh trái thực thụ là Nguyễn Văn Vĩ vào sân thay Triệu Việt Hưng, các pha lên bóng bên cánh trái của đội tuyển Việt Nam mới được thực hiện tốt hơn.Điều này đặt ra bài toán cho HLV Kim Sang-sik ở các đợt tập trung sắp tới của đội tuyển Việt Nam, đó là ông cần thêm những hậu vệ cánh trái thực thụ. Vì cho đến lúc này, trong danh sách đội tuyển chuẩn bị thi đấu với Lào tại vòng loại Asian Cup 2027 vào ngày 25.3 tới đây, vẫn chỉ có mình Nguyễn Văn Vĩ sở trường đá hậu vệ trái.Thử nghiệm tiếp theo của HLV Kim Sang-sik đó là đẩy tiền vệ Nguyễn Hai Long lên thật cao, chơi như một tiền đạo lùi. Thử nghiệm này thành công vì bản thân Hai Long là cầu thủ có kỹ thuật tốt, kỹ năng dứt điểm tốt. Vả lại, Hai Long là mẫu cầu thủ có khả năng thích cao với các vị trí khác nhau trên hàng tấn công. Chính Hai Long là tác giả của bàn thắng mở tỷ số ở phút 26 cho đội tuyển Việt Nam vào lưới Campuchia.Điều này mở ra triển vọng xây dựng hàng tấn công mới cho đội bóng trong tay vị HLV người Hàn Quốc ở những ngày về sau. Đó là việc Hai Long có thể kết hợp với bất kỳ tiền đạo thực thụ nào. Đồng thời, ông Kim Sang-sik có thể đẩy Hai Long lên hẳn tuyến đầu, tạo nên hàng tiền đạo thật đông người cho đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp chúng ta cần tăng sức ép thật mạnh và cần ghi nhiều bàn thắng.Dù vậy, chỉ tiếc là ông Kim Sang-sik trong trận đấu với Campuchia tối qua, không có quá nhiều những sự hoán đổi vị trí sở trường của các cầu thủ mang lại thành công lớn, giống như trường hợp của Hai Long.Châu Ngọc Quang trong hiệp 2 vào sân thế chỗ cho Hoàng Đức, đóng vai trò người giữ nhịp cho lối chơi của đội tuyển Việt Nam, nhưng thất bại. Lối chơi của Châu Ngọc Quang không có sự điềm tĩnh và lạnh lùng giống Hoàng Đức. Kỹ năng che chắn bóng, kiểm soát bóng, khả năng thực hiện các đường chuyền cho những đồng đội xung quanh từ phía Châu Ngọc Quang, cũng không tốt bằng Hoàng Đức. Thành ra, sau khi Hoàng Đức rời sân ở đầu hiệp 2, lối chơi tấn công của đội tuyển Việt Nam yếu hẳn đi. Khả năng giữ nhịp ở tuyến giữa của chúng ta cũng không còn liền mạch, dễ bị đối thủ phản công và gây sức ép.Một người nữa cũng được thử nghiệm ở vị trí mới, đó là hậu vệ phải Trương Tiến Anh có lúc được đẩy cao đá như 1 tiền đạo cánh phải ở giữa hiệp 2. Tuy nhiên, khi chơi quá cao, Tiến Anh lại không quen với cảm giác phải nhận bóng trong tư thế quay lưng về khung thành đối phương, dẫn đến việc anh dễ xử lý hỏng khi bóng đến chân mình.Sau khi phát hiện ra điểm này, HLV Kim Sang-sik nhanh chóng điều chỉnh lại một lần nữa, đưa tiền đạo Đinh Thanh Bình vào sân đá tiền đạo phải, kéo Trương Tiến Anh về chơi ở vị trí hậu vệ phải quen thuộc.Như đã nói, bất kỳ sự thử nghiệm thành công hay thất bại nào cũng cho HLV Kim Sang-sik thêm trải nghiệm, có thêm những đánh giá toàn diện và chính xác hơn về những gương mặt mà ông đang có trong tay. Ông Kim Sang-sik thử nghiệm ở trận giao hữu với Campuchia là để hướng đến kết quả tốt ở trận đấu chính thức gặp đội tuyển Lào trong vòng ít ngày tới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của al nassr. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ al nassr.Đối tượng cầu thủ được tham dự giải theo điều lệ là nam sinh viên từ 18 tuổi trở lên theo học hệ chính quy tập trung dài hạn, trong đó sinh viên chuyên sâu môn bóng đá của các trường đại học, cao đẳng, học viện hoặc các cầu thủ đã đăng ký cho các đội bóng đá chuyên nghiệp năm 2022, 2023 không được tham gia. Sinh viên học trường nào thì chỉ đăng ký thi đấu cho trường đó, không được thi đấu cho trường khác.️
Tại hội nghị tổng kết Bộ TT-TT sáng nay 29.12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sau khi hợp nhất sẽ mang tên Bộ KH-CN và TT.Bộ KH-CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Còn Bộ TT-TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số là công nghệ cốt lõi, nền tảng cho các ngành, các lĩnh vực khác và cũng là các công nghệ năng động quan trọng nhất hiện nay. Theo Bộ trưởng Hùng, tên của Bộ TT-TT thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy cả 2 bộ đều có chữ công nghệ nên đã cắt đi chữ công nghệ và tên Bộ trở thành Bộ TT-TT. Công nghệ chính là điểm chung tạo ra hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của 2 bộ. Chữ "truyền thông" trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 2 nghĩa: viễn thông và media tức là các phương tiện truyền thông như: báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội.Người đứng đầu Bộ TT-TT lý giải thêm, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ KH-CN và TT, vừa bao quát hết lĩnh vực của 2 bộ, vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai bộ là công nghệ. "Trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ số thuộc quản lý của Bộ TT-TT từ nay sẽ tiếp cận được nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH-CN, làm cho khoa học, công nghệ gần với doanh nghiệp; đồng thời đưa nhanh hơn, kết quả nghiên cứu KH-CN, các sản phẩm phục vụ cuộc sống", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 - Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn, có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này lại cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Bộ mới hợp nhất là Bộ KH-CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Nghị quyết 57 xác định bộ ba: KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giá các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa làm chủ tiến trình công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ nay, chuyển đổi số đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân."Chuyển đổi số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước XHCN phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam mới tròn 100 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh. ️
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên. ️