Thoát ngoại không dễ
Trưa 17.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu phối hợp cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ nguyên nhân người đàn ông tử vong dưới gốc cây, cạnh sông Bạc Liêu - Cà Mau, đoạn thuộc P.1, TP.Bạc Liêu. Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, một số người dân đi làm tại khu nghĩa địa thuộc khóm 10, P.1, TP.Bạc Liêu thì phát hiện thi thể một người đàn ông dưới một gốc cây, cạnh sông Bạc Liêu - Cà Mau. Tại khu vực hiện trường có một sợi dây treo trên cây đã bị đứt.Nhận được tin báo, lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng phối hợp các cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra làm rõ. Qua xác minh, người đàn ông tử vong là T.C.T (32 tuổi, ngụ P.3, TP.Bạc Liêu). Sau khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thi thể nạn nhân được cơ quan chức năng bàn giao cho gia đình lo hậu sự.Mẹo giảm cân, duy trì vóc dáng như ý nhờ chế độ ăn theo nhóm máu
Dự thảo nghị định nhằm triển khai nhiệm vụ thực hiện luật Điện lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1.2 tới. Bộ Công thương cho biết, nội dung dự thảo nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị định 80/2024 của Chính phủ, đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung phù hợp với các quy định tại luật Điện lực.Theo đó, Bộ đề xuất không mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn không phục vụ mục đích sản xuất tham gia mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia. Lý do, giá điện mua của nhóm khách hàng này khác với giá áp dụng cho nhóm khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất (chiếm 51%). Bên cạnh đó, cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng là có. Thế nên, theo Bộ Công thương, chưa xem xét mở rộng đối tượng do chưa đánh giá được tác động tài chính đến đối tượng liên quan, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… Từ đó, tại dự thảo, Bộ Công thương để xuất giữ nguyên đối tượng mua bán điện trực tiếp như quy định hiện tại. Ngoài ra, trong dự thảo DPPA này, Bộ bổ sung đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ sinh khối tham gia cơ chế DPPA với công suất từ 10MW trở lên, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Lý do không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.Đến nay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã rà soát, cho biết có 9 nhà máy điện sinh khối trên 10MW đang hoạt động với tổng công suất khoảng 332MW. Dự kiến đến năm 2030, có 14 nhà máy điện sinh khối được đưa vào vận hành với công suất dự kiến 300MW.Dự thảo cũng đề nghị bổ sung các công ty điện lực tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong năm 2024, khi triển khai Nghị định 80 về cơ chế DPPA, đã xuất hiện Công ty CP Điện lực Khánh Hòa là công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Trung, là đơn vị được cấp phép bán lẻ điện của tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được đưa vào là đối tượng áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp. Thế nên, khi khách hàng sử dụng điện lớn thuộc phạm vi tỉnh này muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia không thể thực hiện được.Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất làm rõ điện mặt trời mái nhà là đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng thế nào; bổ sung nguyên tắc đàm phán, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp qua lưới kết nối riêng…Theo dự thảo, khách hàng sử dụng điện lớn được tham gia mua bán điện trực tiếp là khách hàng sử dụng điện lớn đấu nối cấp điện áp từ 22kV trở lên và tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh một tháng. Trước đó, góp ý về dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất hạ thấp ngưỡng sản lượng tiêu thụ điện bình quân để được tham gia mua bán điện trực tiếp, đặc biệt với trường hợp mua bán qua đường dây riêng. Lý do, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn có nhu cầu sử dụng điện tái tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tác xuất khẩu hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc
Ngày 11.2, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Tập đoàn Kanadevia (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong dự án hợp tác ứng dụng công nghệ EFCAR vào hoạt động xử lý và tái chế bùn thải thành than sinh học (biochar) tại nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh.Công nghệ EFCAR (Energy Free Carbonizing for Resource Recovery) do Kanadevia phát triển, là giải pháp xử lý bùn thải hiệu quả qua quá trình carbon hóa không dùng năng lượng để phục hồi tài nguyên, giúp chuyển hóa bùn thải giàu hữu cơ thành than sinh học (biochar). Công nghệ này góp phần giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu ích cho nông nghiệp và công nghiệp. Dự án hợp tác lần này cũng là một nỗ lực để đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng toàn cầu bằng 0 (Net Zero) mà Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết thực hiện. Dự án cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết vấn đề môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ông Ngô Pa Ri, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh nhấn mạnh: "Tôi hy vọng sự hợp tác đầy thiện chí giữa hai bên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Công nghệ EFCAR phù hợp với chiến lược kinh tế tuần hoàn mà Sài Gòn Xanh theo đuổi, giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả xử lý bùn thải tại các nhà máy xử lý bùn thải của công ty thành sản phẩm hữu ích cho nông nghiệp, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững".Theo ông Pa Ri, than sinh học (biochar) rất có lợi cho cây trồng trong việc chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải tạo đất tốt, hướng đến nông nghiệp bền vững. Về mặt môi trường, than sinh học được xử lý tuần hoàn, khép kín, không gây mùi hôi… Đại diện Công ty Sài Gòn Xanh cho biết, giai đoạn 1 của dự án sẽ lắp đặt và vận hành dây chuyền công nghệ EFCAR thử nghiệm với công suất 4,8 tấn/ngày để xử lý bùn thải, nghiên cứu đầu ra khả thi. Giai đoạn 2 sẽ nâng tổng công suất dây chuyền lên mức tối thiểu 22,8 tấn/ngày tại nhà máy Sài Gòn Xanh (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM).Đại diện Tập đoàn Kanadevia, ông Hideo Sato cho biết việc ký kết lần này là một bước quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường của tập đoàn tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Đồng thời góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu theo mục tiêu Net Zero.Công ty Sài Gòn Xanh nhận định, việc đầu tư vào những sản phẩm và dịch vụ xanh không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận mà trước tiên phải tạo ra tác động tích cực đối với xã hội và môi trường.Sự kiện ký kết này mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng giữa hai bên trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển các mô hình sản xuất biochar hiệu quả tại Việt Nam; hứa hẹn mang lại các giải pháp đột phá trong lĩnh vực xử lý bùn thải và tái chế sinh học.
Sáng 30.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sau thời gian cấm ô tô để sửa chữa giai đoạn 1, cầu Câu Lâu mới chính thức thông xe vào lúc 8 giờ sáng nay.Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới tại Km953+340 trên QL1 qua Quảng Nam được xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 2005, nằm trên tuyến tránh Vĩnh Điện. Đến nay, cầu xuất hiện một số hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu nhịp.Do đó, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam triển khai sửa chữa đột xuất đảm bảo an toàn giao thông cầu. Hiện tại cầu Câu Lâu (cũ) nằm song song cầu Câu Lâu mới cũng đang thi công sửa chữa và cấm ô tô lưu thông qua cầu. Phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới đợt 1 từ 12 giờ ngày 23.12 đến 31.12.Đến nay, việc thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt. Như vậy, thời gian sửa cầu đợt 1 đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Vì vậy, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.Cũng theo ông Duy, đơn vị cũng đề nghị đơn vị thi công phối hợp các đơn vị liên quan tháo dỡ hoặc che khuất nội dung hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã lắp đặt (phục vụ tổ chức phân luồng giao thông) để các phương tiện lưu thông bình thường."Dự kiến sau ngày 15.1 tháng giêng âm lịch, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục cấm xe ô tô để tiến hành sửa chữa cầu Câu Lâu mới giai đoạn 2 để đảm bảo an toàn", ông Duy nói.Như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới. Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Đợt 2 cấm xe lưu thông để sửa chữa bắt đầu từ 12 giờ ngày 13.2.2025 (tức 16 tháng giêng âm lịch), kéo dài đến 16 giờ ngày 5.4.2025.
Hai quốc gia Đông Nam Á dừng thi IELTS trên giấy, Việt Nam sẽ ra sao?
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.