Nhật - Hàn trong nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Ông bà gánh còng lưng, nổ nồi áp suất, đứng thêm vài giây nữa không biết thế nào luôn, mọi người cẩn thận ạ". Clip đi kèm ghi lại cảnh người phụ nữ đang mang bầu điều chỉnh, đặt lại vị trí chiếc nồi áp suất ở trên bếp rồi quay lưng rời đi. Chỉ vài giây sau, nồi áp suất phát nổ, các mảnh vỡ rơi xung quanh sàn nhà nguy hiểm. Vụ việc diễn ra vào khoảng 9 giờ ngày 14.3 và thu hút hàng triệu lượt xem sau khi đăng tải lên mạng xã hội.Tài khoản Tuấn Đinh bình luận: "Hình như bị kẹt nút xả áp rồi. Cái nút khi nấu mà đủ áp nó tưng tưng xì khói ra quay vòng vòng ấy, nó kẹt là quá áp nồi nổ". Bạn Quỳnh Anh viết: "May quá chị bầu không sao, mình định mua hầm xương mà thấy sợ quá, phòng trọ đi thuê diện tích nhỏ nên không dám sử dụng". Anh Lê Ngọc Tuấn, nhân viên một cửa hàng điện máy ở Q.10, TP.HCM cho biết, nồi áp suất là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, giúp nấu ăn nhanh hơn nhờ cơ chế nhiệt và áp suất cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc thiết bị bị lỗi, nồi áp suất có thể bị nổ, gây nguy hiểm với người sử dụng. Anh Tuấn chia sẻ những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng cháy nổ. Nồi áp suất phải được đặt đúng vị trí, thân nồi không bị nứt vỡ, nắp nồi được đặt ngay ngắn, vừa khít, van xả áp, khóa an toàn được vận hành tốt…Khi nồi đã đạt áp suất cao, mọi người nên giảm lửa nhỏ lại. Điều này giúp tiết kiệm và tránh nguy cơ cháy nổ do áp suất quá lớn. Đối với nồi áp suất điện, trước khi sử dụng hãy đảm bảo làm sạch và lau khô đáy nồi trước khi đặt vào thân nồi.Khi áp suất trong nồi đã đạt ngưỡng tối đa theo nguyên tắc, chị em nội trợ giảm lửa để duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình nấu, tránh áp suất trong nồi quá cao. Nếu nguồn nhiệt không giảm, van an toàn hoặc bộ điều chỉnh áp sẽ tự động mở ra để ngăn áp suất tăng và giải phóng hơi nước.Mọi người không nên mở nắp nồi ra đột ngột, khi chưa xả áp hay khi áp suất trong nồi vẫn còn tránh trình trạng bị bỏng. Khi mở nắp nồi, mọi người nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng bốc vào mặt. Sau mỗi lần sử dụng người dùng nên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên vệ sinh nồi áp suất, làm sạch cẩn thận vòng ron cao su trên nắp nồi, làm thông van, không để cặn thức ăn hay bụi bẩn bám vào van gây tắc nghẽn, dễ gây cháy nổ khi đun nấu.FIATO City gia tăng giá trị bền vững nhờ lợi thế quy hoạch Vành đai 3
Mạng xã hội những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ngập tràn các bài đăng tìm việc làm thời vụ tết cũng như tuyển người làm việc xuyên tết, đặc biệt tại các hàng quán TP.HCM.Dịp tết năm nay, quán cà phê Tiệm Nhà Mình của chị Minh Thảo, nằm trong con hẻm trên đường Bông Sao (P.5, Q.8) thông báo bán xuyên tết. Đây cũng là năm thứ hai quán phục vụ không nghỉ dịp này, từ lúc mở bán.Chị chủ cho biết quán mở bán cả đêm giao thừa lẫn những ngày đầu năm. Sau đó, quán sẽ đóng cửa ít ngày để chỉnh trang, chuẩn bị để mở cửa trở lại phục vụ khách tốt hơn. Chuyên bán các loại trà trái cây với giá trung bình 27.000 đồng, vào dịp tết, quán tăng giá lên vài nghìn đồng, thành 30.000 đồng/ly."Mình người Sài Gòn nên dịp tết đến, ở đây với mình quá quen thuộc nên cũng hơi chán. Mình khởi nghiệp quán vào năm ngoái và cũng nghĩ dịp tết không đi đâu nên quyết định bán luôn tết. Một phần là để kiếm thêm thu nhập, một phần khi khách hàng qua quán, mình cũng có thể tiếp chuyện với khách dịp đầu năm", chị chủ tâm sự.Để phục vụ tốt hơn cho khách, có nhân viên làm xuyên tết cùng với chị Thảo. Chị cho biết mức lương của nhân viên làm ngày này sẽ được nhân 3 lần. Năm ngoái, ngày tết, đặc biệt vào đêm giao thừa khách đông đúc. Chị cũng hy vọng năm nay sẽ buôn bán đắt khách.Tương tự, quán trà sữa của anh Minh Huy nằm ở đường 32A, cư xá Phú Lâm D (P.10, Q.6) cũng dán băng rôn phía trước quán, thông báo sẽ phục vụ khách xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Quán chuyên phục vụ các món trà sữa, cà phê, trà trái cây với mức giá dao động từ 20.000 - 40.000 đồng tùy loại, tùy nhu cầu của khách. Đặc biệt dịp tết năm nay, quán dự định không tăng giá đồ uống."Vào thời điểm này, một số hàng quán khác đóng cửa, xung quanh khu vực quán mình cũng không có nhiều quán, mình cũng phục vụ thêm tô tượng cho khách nên năm ngoái bán tết, có nhiều người đến. Hy vọng năm nay tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khách", anh chủ cho biết.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Chắc chắn về quê rồi!Tôi ở lại làm KhácMức lương nhân 3 khi làm việc vào dịp Tết Nguyên đán là một trong những yếu tố để anh Thanh Nam (24 tuổi), quê Vĩnh Long quyết định ở lại làm việc trong một quán cà phê ở Q.Phú Nhuận.Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ làm việc xuyên tết. Anh Nam cho biết không nhất thiết vào dịp tết, trong năm anh có nhiều cơ hội về thăm nhà nên năm nay chàng trai quyết định có một trải nghiệm mới mẻ hơn."Mình và mọi người trong quán rất gắn bó với nhau, như gia đình. Thêm vào đó, trong quán có nhiều hoạt động đón năm mới đêm giao thừa cho khách và nhân viên, nên mình cũng không thấy buồn", anh chia sẻ thêm.Trong khi đó, anh Phước (22 tuổi, ngụ Q.8) thì đang lướt trên nhiều hội nhóm việc làm thời vụ tết để tìm một công việc phù hợp. Ban đầu, anh chàng quyết định về quê Cà Mau như những năm trước để đón tết cùng gia đình. Tuy nhiên, anh đã thay đổi quyết định vào phút cuối khi người thân của anh quyết định năm nay lên TP.HCM đón tết. "Mình ở nhà với cô và cha mẹ sẽ lên chơi ngày tết này. Mình định xin vào làm thời vụ ở quán cà phê gần nhà để có thêm tiền. Lướt thấy lương tết nhân 3, nên mình ưu tiên những nơi nào gần nhà và uy tín", anh chia sẻ.Trong khi đó, anh chủ một quán ăn ở Q.Tân Phú (TP.HCM) thì chia sẻ vì thiếu nhân sự nên thay vì hoạt động nhiều chi nhánh, anh gom nhân viên lại làm trong một quán dịp tết. Anh cũng thuê thêm nhân viên thời vụ để bưng bê món ăn ra cho khách.Anh cho biết tương tự như nhiều hàng quán khác, anh trả cho nhân viên mức lương nhân 3. Hiện anh đã đủ người làm và đã lên danh sách để chuẩn bị đón khách chu đáo cho tết này.
Hụt vé đến Olympic, Indonesia tức tốc nhập tịch thêm 6 cầu thủ
Ngày 14.1, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, về tội nhận hối lộ.Nhiều cấp dưới của ông Thái ở NXB Giáo dục Việt Nam bị truy tố về tội vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, cựu Kế toán trưởng; Nguyễn Thị Thanh Thủy và Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kế hoạch marketing.Cùng vụ án còn có bị cáo Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty giấy Minh Cường Phát, bị truy tố tội đưa hối lộ.Hồ sơ vụ án cho thấy, mua giấy in sách giáo khoa là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục Việt Nam, sử dụng từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh.Trước năm 2017, đơn vị này áp dụng hình thức "chào giá". Đến năm 2017, khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam, ông Thái chỉ đạo mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.Quá trình thực hiện các gói thầu với tổng giá trị hơn 452 tỉ đồng, ông Thái bị cáo buộc nhận hối lộ của 2 nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty giấy Minh Cường Phát với tổng số tiền lên tới 24,9 tỉ đồng.Trong số này, năm 2017, Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu với tổng trị giá hơn 282 tỉ đồng. Bị cáo Tô Mỹ Ngọc mang 3 tỉ đồng bay từ TP.HCM ra Hà Nội gặp ông Thái để cảm ơn vì đã giúp công ty trúng thầu.4 năm tiếp theo, từ 2018 - 2021, Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia và trúng thêm 10 gói thầu. Bà Ngọc định kỳ mỗi năm đến phòng làm việc của ông Thái 1 lần, đưa hối lộ mỗi lần 4 tỉ đồng. Nhận tiền, ông Thái đều cất vào két sắt trong phòng làm việc của mình. Tết các năm 2018 - 2022, bà Ngọc đều cảm ơn ông Thái 200 triệu đồng.Tổng số tiền ông Thái bị cáo buộc nhận từ bà Ngọc là 20 tỉ đồng, để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.Trong khi đó, từ năm 2017 - 2020, bị cáo Nguyễn Trí Minh cũng đưa hối lộ tổng số tiền 4,9 tỉ đồng cho ông Thái, để Công ty Minh Cường Phát trúng nhiều gói thầu. Những lần đưa, nhận tiền hối lộ chỉ có 2 người trong phòng, ông Thái đều cất tiền vào két sắt và sử dụng chi tiêu cá nhân.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 2.2 (mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), nhiều người dân ở Hà Tĩnh đứng dọc hai bên QL1A đón xe rời quê, trở lại các tỉnh, thành làm việc.Khu vực người dân đứng đợi xe nhiều nhất là tại các ngã ba, ngã tư và cây xăng. Tại đây, nhiều người với lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi vạ vật chờ xe đến đón. Mặc dù không được phép đón khách dọc đường, song do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau Tết nên nhiều nhà xe vẫn bất chấp quy định để đón khách. Ngồi trước cây xăng nằm bên QL1A ở xã Thạch Long (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), ông Nguyễn Văn Ba (45 tuổi, ngụ tại xã Thạch Châu, H.Thạch Hà) cùng con trai khoảng 10 tuổi tỏ ra khá mệt mỏi khi chờ đợi cả tiếng đồng hồ nhưng xe khách đã đặt vé từ trước vẫn chưa tới đón. "Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Năm nay, chỉ có tôi và con trai về quê ăn Tết. Khi bắt xe về quê, tôi đã đặt luôn vé khứ hồi nhằm tránh tình trạng không có xe để rời quê sau Tết. Giá vé đi lại ngày Tết cũng tăng hơn gấp đôi, ngày thường tôi đi chỉ có 600.000 đồng/vé thì giờ tăng lên 1,5 triệu đồng. Dù giá vé tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận để kịp quay trở lại nơi làm việc", anh Ba nói.Ngoài bố con anh Ba, tại khu vực cây xăng ở xã Thạch Long cũng có rất nhiều người với đồ đạc lỉnh kỉnh ngồi chờ xe khách tới đón để trở lại các tỉnh, thành phía nam làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết.Do lưu lượng phương tiện tăng cao sau Tết nên các xe di chuyển theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tĩnh khá chậm, đây cũng là nguyên nhân khiến các xe khách không đúng giờ hẹn đến địa điểm đón khách.Ở chiều ngược lại, lượng người dân đứng đợi bắt xe dọc đường rời quê trở lại các tỉnh, thành phía bắc sau Tết có phần ít hơn. Lưu lượng phương tiện đi lại ở chiều này cũng ít hơn nên đường thông suốt, không bị ách tắc cục bộ.
Ấn Độ nhăm nhe 'soán ngôi' Trung Quốc về số du học sinh tại Mỹ
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.