$708
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tvahy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tvahy.Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tvahy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tvahy.Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ. ️
Cựu người mẫu Melania Trump (54 tuổi) diện chiếc áo khoác xanh đậm do Adam Lippes thiết kế tại lễ nhậm chức Tổng thống của chồng - ông Donald Trump hôm 20.1, kết hợp với chiếc mũ rộng vành cùng tông giúp che mắt bà khỏi tầm nhìn của công chúng."Ánh nhìn của bà nói lên rằng: 'Tôi hoàn hảo và kiểm soát được mọi thứ'. Nó cho thấy rằng lần này bà ấy sẽ làm mọi việc theo cách của mình, không ngoảnh lại nữa", một nguồn tin cho biết.Melania Trump bước vào Điện Capitol hôm 20.1, tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của chồng. Bà chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống tại Nhà Trắng."Tôi cảm thấy rằng mọi người có lẽ không chấp nhận mình. Và tôi không nhận được nhiều sự ủng hộ. Có thể một số người, họ coi tôi chỉ là vợ của tổng thống, nhưng tôi tự đứng trên đôi chân của mình, hoàn toàn độc lập. Tôi có suy nghĩ riêng, có tiếng nói riêng. Không phải lúc nào tôi cũng đồng ý với những gì chồng nói hoặc làm", Melania nói về nhiệm kỳ đầu tiên. Bà chia thời gian của mình giữa Washington DC, Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, và Trump Tower ở New York, nơi con trai Barron đang theo học năm nhất tại Đại học New York."Melania Trump đã nắm quyền điều hành theo cách bà trở thành đệ nhất phu nhân. Bà sẽ điều hành một con tàu chặt chẽ", một nguồn tin từ gia đình ông Trump cho báo giới biết.Bà nói rõ sẽ tự sắp xếp lịch trình của mình và mọi thứ mà nhóm của Tổng thống muốn bà làm đều phải được bà chấp thuận trước."Đó là lịch trình của bà ấy chứ không phải của ai khác. Bà ấy đã từng làm công việc này và biết rõ điều gì bà ấy muốn làm và điều gì không muốn làm", nguồn tin từ gia đình ông Trump cho biết thêm. Đệ nhất phu nhân đã thuê một nhóm nhân viên nhỏ để điều hành văn phòng của mình tại Nhà Trắng, do trợ lý lâu năm Hayley Harrison giám sát, người mà bà ca ngợi là có "khả năng lãnh đạo phi thường".Sự kín đáo rất quan trọng đối với Melania Trump sau khi cựu chánh văn phòng của bà, Stephanie Winston Wolkoff, viết cuốn sách có tựa đề Melania and Me vào năm 2020, trong đó tuyên bố rằng gia đình ông Trump có một "cuộc hôn nhân giao dịch" và rằng đệ nhất phu nhân không hòa hợp với con gái lớn Ivanka của ông Trump với vợ trước - Ivana Trump.Lần trước, Melania không chuyển đến Nhà Trắng cho đến 5 tháng sau nhiệm kỳ của chồng vì Barron khi đó mới 10 tuổi và bà muốn cậu bé hoàn thành tiểu học ở Florida. Nhưng giờ cậu bé đã 18 tuổi và đang học tại Đại học New York, Melania tuyên bố rằng bà sẽ ở Washington DC ngay từ ngày đầu tiên chồng nhậm chức.Trong vai trò đệ nhất phu nhân, bà sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và hoàng gia Anh. Nhà sử học MacDonell, tác giả của cuốn Empresses of Seventh Avenue vừa ra mắt, đã mô tả "hình ảnh được kiểm soát" của Melania là khá chặt chẽ.MacDonell cho biết: "Bà ấy mặc nhiều trang phục của các nhà thiết kế châu Âu hơn so với các đệ nhất phu nhân trước", đồng thời nói thêm rằng Melania sẽ "cố gắng hết sức" để không tuân theo các quy ước trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Trump.Mặc dù là một cựu người mẫu, Melania dường như không quan tâm đến việc bà không được xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vogue như những đệ nhất phu nhân khác - ngoại trừ việc khoe ảnh trước khi kết hôn với ông Trump."Trang phục của bà Trump được tạo ra bởi một số nghệ nhân giỏi nhất nước Mỹ và tôi rất tự hào khi được giới thiệu tác phẩm như vậy đến thế giới", nhà thiết kế Adam Lippes nhận định.Melania Trump đang tham gia một bộ phim tài liệu với Công ty Công nghệ Amazon, nhận cát xê khủng - lên đến 40 triệu USD. Page Six đưa tin hãng Disney cũng tham gia và đã trả giá 14 triệu USD nhưng bị gã khổng lồ công nghệ đánh bại. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sanchez là những vị khách nổi bật tại lễ nhậm chức của ông Donald Trump. Bộ phim về cuộc đời Melania, bao gồm cuộc sống tại Nhà Trắng, cũng đã quay các cảnh tại Mar-a-Lago và Trump Tower. Phim còn có sự góp mặt của ông Donald Trump và Barron. Bộ phim tài liệu do Brett Ratner đạo diễn, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Một nguồn tin thân cận cho biết dự án đưa người xem vào hậu trường của Nhà Trắng. ️
Sự kiện cũng đã tổng kết Thử thách Đất (15.4 - 21.5.2023) - Thử thách đầu tiên của "Dai-ichi Life - Cung đường yêu thương 2023" với thành tích ấn tượng: 15.198 người tham gia, 2.158.237 km được ghi nhận, quy đổi được 3.000 cây xanh, hướng đến mục tiêu trồng 15.000 cây xanh góp phần phủ xanh trái đất và đóng góp 1 tỉ đồng cho cộng đồng. Bên cạnh tổng kết Thử thách Đất và vinh danh các chiến binh xuất sắc nhất, sự kiện đã phát động Thử thách thứ hai - Thử thách Nước - Linh hoạt diễn ra từ ngày 5.6.2023 đến hết 9.7.2023. ️