Thể thao Việt Nam còn những hy vọng nào tranh vé Olympic Paris?
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.Giảm cân nhanh bằng cháo, bí quyết của các cô nàng thiếu kiên nhẫn
Sáng 14.3, hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội công bố bản án đối với 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết, 44 người bị thương, xảy ra tại P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.Theo bản án, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ sở hữu tòa chung cư mini, bị tuyên phạt 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh buộc phải bồi thường cho các nạn nhân trong vụ cháy với tổng số tiền hơn 23,7 tỉ đồng.7 cựu cán bộ thuộc UBND Q.Thanh Xuân và UBND P.Khương Đình cùng bị tuyên phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) 6 năm tù và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) mỗi người 4 năm tù.Ba người còn lại gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016) 3 năm tù; Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị) mỗi người 30 tháng tù.Hội đồng xét xử nhận định, vụ án này gây đau thương, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Trong số những nạn nhân tử vong, có người là trẻ em, có gia đình cùng lúc mất đi nhiều người thân. Với hậu quả như đã nêu, tòa cho rằng cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất đối với bị cáo Nghiêm Quang Minh, để tương xứng với tính chất, mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.Đối với nhóm cựu cán bộ thuộc Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình, các bị cáo đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý về trật tự xây dựng và PCCC. Dù vậy, khi vụ hỏa hoạn xảy ra, các bị cáo đã tích cực trong công tác cứu hộ, cứu nạn, kêu gọi ủng hộ cho nạn nhân trong vụ cháy, phối hợp với cơ quan điều tra trong giải quyết vụ án. Tại tòa, các bị cáo cơ bản nhận thức được hành vi sai phạm, nhiều người cùng bị cáo Minh tự nguyện khắc phục một phần hậu quả cho các bị hại...Hồ sơ vụ án cho thấy, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Nhưng vì thiếu trách nhiệm, các bị cáo là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn tại 2 đơn vị nêu trên đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Tháng 4.2016, bị cáo Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị cáo không cư trú tại đây. Tòa nhà bị xác định có hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về PCCC. Cơ quan chức năng nhiều lần chỉ ra, khuyến cáo, nhưng các vi phạm này không được khắc phục.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.
Những cách giúp cai nghiện smartphone
Trong những ngày mới bén duyên với công việc diễn xuất, Kim Huyền đã dùng số tiền đầu tiên mình kiếm được để mua tặng mẹ một đôi bông tai. Với nữ nghệ sĩ, đấng sinh thành đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mình. Bởi ngày bé, diễn viên Sáng đèn mắc bệnh ngặt nghèo. Điều đó khiến mẹ cô bán hết tất cả tài sản để lo cho cô. “Nên khi có được thành quả trong cuộc sống, tôi muốn dành cho mẹ đầu tiên”, cô tâm sự. Thời gian đầu khi theo đuổi nghệ thuật, Kim Huyền không nhận được sự ủng hộ từ đấng sinh thành. Bà lo lắng bởi ngoại hình và tính cách e dè của con gái sẽ khó để có thể sống với nghề. Nhưng khi nữ diễn viên chứng minh được đam mê và gặt hái được thành quả, mẹ ủng hộ Kim Huyền hoàn toàn. “Tôi đi làm có chuyện gì mẹ cũng cảm nhận được. Dù tôi không nói ra nhưng trong những ngày tôi bế tắc, mẹ luôn có cách thể hiện để tôi biết rằng luôn có mẹ ở bên cạnh mình”, nữ diễn viên Sáng đèn tâm sự. Nhắc đến quãng thời gian sang Nhật Bản du học, Kim Huyền nói sự lựa chọn nào cũng có cái được và cái mất. Nữ nghệ sĩ bộc bạch vào thời điểm bản thân không còn “lửa” trong nghề, cần một năng lượng mới, không gian mới nên cô chọn gác lại đam mê. Sao phim Sáng đèn cho biết những ngày đầu ở xứ người, cô rất háo hức. Nhưng chỉ vài tháng sau đó thì cô bắt đầu nhớ nghề, nhớ nhà và thường tự hỏi bản thân rằng không biết lựa chọn của mình có đúng hay không. Cô nói: “Cũng may mắn là tôi dễ thích nghi, không có chuyện nghĩ mình là nghệ sĩ thì không làm những công việc khác. Tôi sang Nhật vừa học vừa làm thêm, công việc đầu tiên của tôi là rửa chén cho một quán ăn. Việc đó bình thường đối với tất cả du học sinh nên tôi cũng không đặt mình là một người đặc biệt gì cả”. Nhìn lại hành trình của mình, diễn viên Kim Huyền không hối hận vì bản thân đã dám “rẽ” sang một hướng khác. Với cô, mỗi môi trường sống cho cô những trải nghiệm và sức mạnh nội tại riêng. Trong chặng đường làm nghệ thuật, Kim Huyền nhận được sự động viên của không chỉ mẹ mà còn từ người tri kỷ của mình - diễn viên Trương Minh Quốc Thái. Tính đến hiện tại, cả hai đồng hành cùng nhau hơn 20 năm, giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết. Thời điểm nữ nghệ sĩ yếu lòng, suy sụp tinh thần, nam diễn viên đã gửi tặng cô một cuốn sách để vực dậy, giúp cô có thêm năng lượng tích cực để đi tiếp.Nhắc đến Trương Minh Quốc Thái, Kim Huyền bộc bạch: “Mới đầu tôi nghĩ chỉ là người bạn bình thường làm việc chung. Từ từ, người bạn đó có những góp ý, chia sẻ về cách ứng xử của tôi. Chúng tôi trao đổi đam mê nghề nghiệp và nhận ra tư duy làm nghề lẫn tư duy cuộc sống giống nhau. Mối quan hệ đó dần thắt chặt và bất cứ những thăng trầm trong đời tôi đều có người bạn này ở bên cạnh, kể cả lúc vui hay khi bế tắc”. Kim Huyền ấn tượng với Trương Minh Quốc Thái bởi sự mạnh mẽ, điềm đạm, dù yêu nghề nhưng không tham danh vọng. “Anh ấy giống như một người anh dạy dỗ tôi. Tôi rất sợ mất đi tình bạn này, mà tôi nghĩ mình sợ hơn cả mất người yêu nữa. Nếu không còn có sự kết nối chặt chẽ với anh Thái chắc mình sẽ hơi chông chênh, mà tôi thì không muốn chông chênh”, Kim Huyền tâm sự.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Hướng dẫn tích hợp bảo hiểm xã hội vào ứng dụng VNeID
Chiều 4.1.2025, tại Công an tỉnh Đồng Nai, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo, công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) đã thông báo nội dung quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Bộ Công an).Đồng thời, công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, đại tá Nguyễn Đức Hải là Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.