Quá khứ không dễ khắc phục
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.Người ở nhà lá sát sông ở TP.HCM cũng choáng xỉu vì nắng nóng
Thông tin Hoàng Thúy Hằng qua đời trưa qua 12.3 khiến nhiều đồng nghiệp, khán giả bàng hoàng, tiếc thương. Tên tuổi của cô gắn liền với dòng nhạc bolero. Cô thường livestream trên các nền tảng, thể hiện một số ca khúc như Loài hoa không tên, Xuân này con về mẹ ở đâu, Tha thứ lỗi lầm… Theo thông tin từ gia đình, lễ viếng nữ ca sĩ diễn ra từ 8 giờ hôm nay ngày 13.3 tới 6 giờ ngày 15.3.Những thông tin liên quan vụ bê bối của 2 ngôi sao Hàn Quốc Kim Soo Hyun và Kim Sae Ron vẫn đang leo top tìm kiếm nhiều giờ qua. Khi những tình tiết mới được tiết lộ lại gây sốc dư luận. Sau 3 ngày dính bê bối, tài tử này cho biết sẽ phá vỡ sự im lặng vào hôm nay.Ở trong nước thì drama quảng cáo “lố” của Hoa hậu Thùy Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau thời gian im lặng, công ty quản lý Sen Vàng đã chính thức lên tiếng xin lỗi khán giả và cam kết phối hợp với nhãn hàng, cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc.Cũng phá vỡ im lặng sau thời gian im lặng, đội ngũ luật sư mới của Đàm Vĩnh Hưng đã chính thức lên tiếng về tình trạng sức khỏe và vụ kiện gây tranh cãi tại Mỹ. Vụ tai nạn nghiêm trọng khiến nam ca sĩ phải cắt cụt 4 ngón chân đang trở thành tâm điểm, khi cả hai bên liên tục có những động thái pháp lý căng thẳng. Từ nguyên đơn thành bị đơn, từ rút đơn kiện đến quay lại theo đuổi công lý – diễn biến vụ việc ngày càng phức tạp.
Trải nghiệm 'chất Mỹ’ trên Ford Everest 2023
Ở TP.HCM, nếu muốn nhâm nhi ly cà phê trứng, có thể ghé đến một số địa chỉ mà giới trẻ hay rỉ tai nhau như: Cà phê trứng 3T ở Q.1, Q.3; Hơi Béo Cafe, Okkio Caffe, Flat White Coffee, RuNam D'Or, Manki True Artisan Cafe ở Q.1; Xô Bồ, Hương Hà Nội, Lưu Gia Cafe and Food ở Q.Phú Nhuận…
Trong ngày giá vàng trong nước tăng "phi mã", có nơi đã chạm mốc 95 triệu đồng/lượng vàng nhẫn ở chiều bán ra, sáng 13.3.2025, tại các cửa hàng vàng ở TP.HCM tấp nập người mua bán.Ghi nhận tại tiệm vàng Mi Hồng (quận Bình Thạnh), nhiều người dân đến để giao dịch trong đó chủ yếu là mua vàng.Mặc dù giá vàng tăng cao liên tục, nhiều người dân vẫn đến các tiệm vàng để mua vào. Như ông Trần Văn Trí ở quận Bình Thạnh vẫn thường xuyên mua vàng để tích trữ.Tuy nhiên, một số người dân khác cho biết, họ lại chọn cách bán ra ngay thời điểm vàng đang lên giá, đặc biệt họ luôn cân nhắc cho việc mua vàng tại thời điểm này.Theo đại diện cửa hàng Mi Hồng cho biết trong sáng 13.3, thị trường vàng miếng lẫn vàng nhẫn đều là hai mặt hàng bán chạy, lượng khách giao dịch cả mua và bán cũng đều cân bằng.Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên trong sáng 13.3, giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới. Giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào 92,9 triệu đồng, bán ra 94,4 triệu đồng, tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối ngày 12.3.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC cũng lập kỷ lục mới ở mức 93,4 triệu đồng/lượng chiều mua và chiều bán ra lên 94,9 triệu đồng. Các công ty kinh doanh vàng bạc khác cũng đồng loạt đưa giá giao dịch vàng nhẫn lên cao như Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ mua vàng nhẫn là 93,3 triệu đồng, bán ra 94,8 triệu đồng; Công ty Doji mua vào 93,4 triệu đồng và bán ra là 94,9 triệu đồng. Đáng chú ý, tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, vàng nhẫn mua vào 93,4 triệu đồng, bán ra 94,5 triệu đồng/lượng.
Đỉnh cao và vực sâu của phim Việt
Ngày 1.3, thông tin từ Ban chỉ đạo tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 18 - Tỉnh ủy Đắk Lắk, đơn vị vừa có thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung về một số nội dung liên quan việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Theo đó, thống nhất tạm thời dừng thực hiện sáp nhập, hợp nhất cơ quan Báo Đắk Lắk và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh này.Thông báo cũng nêu rõ, sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, căn cứ công văn số 34 (ngày 17.2.2025) của Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư về việc "chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với báo chí tỉnh, thành phố" sẽ tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí của tỉnh theo quy định.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc xây dựng đề án sáp nhập Đài phát thanh - truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk.Cũng theo thông báo trên, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thống nhất tạm dừng việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức bên trong của Sở Công thương cho đến khi có văn bản bàn giao Cục Quản lý thị trường tỉnh về địa phương quản lý.Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến kết thúc hoạt động, theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục bàn giao hồ sơ, tài liệu công việc, quyết toán kinh phí, bàn giao tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc (nếu có); phối hợp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên, nhân sự; thực hiện lưu trữ tài liệu, giao nộp con dấu theo quy định.Trước đó, vào cuối năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản về việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện. Theo đó, Đài phát thanh - truyền hình Đắk Lắk sẽ sáp nhập, hợp nhất với Báo Đắk Lắk thành Trung tâm Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trước khi hợp nhất.