Mương thoát nước mất nắp đậy
Hiện nay, áp thấp nóng phía tây tiếp tục tăng cường nên từ nay đến ngày 30.4 nắng nóng vẫn tiếp tục gia tăng cường độ trên khu vực Nam bộ và Tây nguyên. Với TP.HCM, nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất cả nước nhiệt độ cảm nhận thường cao hơn 5 - 6 độ C so với nhiệt độ khí tượng, người dân cần chủ động phòng tránh nắng nóng trong giờ cao điểm từ 11 - 15 giờ chiều.Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh
Bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ.
Hàng triệu ô tô Honda bị điều tra vì tự động phanh khẩn cấp gây tai nạn
Mức độ rủi ro do nắng nóng ở cấp độ 1. Trên khu vực Nam bộ, ngày 23.2 nhiệt độ cao nhất ghi nhận được tại Đồng Phú (Bình Phước) là 37,1 độ C. Các địa phương còn lại phổ biến 35 - 36 độ C. Ngày hôm nay nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Đông với mức nhiệt phổ biến từ 35 - 37 độ C; nắng nóng cục bộ ở các tỉnh miền Tây đặc biệt là các tỉnh biên giới như An Giang, Đồng Tháp.
“Mình mong rằng các bạn trẻ sẽ sớm tìm được đam mê và đặt “viên gạch” đầu tiên trên hành trình xây dựng giấc mơ. Mình cũng từng là cô gái tự ti vì thành tích học tập không nổi bật và chẳng được hoạt ngôn, lanh lợi. Nhưng nhờ vào sự kiên trì, chuyên tâm, mình đã có thể từng bước phát triển bản thân theo hướng tích cực hơn”, Triệu Vy chia sẻ.
Tái hiện chợ nổi miền Tây trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Theo ghi nhận của Thanh Niên, 10 giờ ngày 22.1, nhiều người đã đến chùa Diệu Pháp thả cá sau khi cúng ông Táo. Ngoài cá chép đỏ, nhiều người còn phóng sanh, cá trê, cá lóc, chim…Trước khi thả cá, không ít người thắp nhang cầu nguyện để gia đình, người thân có nhiều may mắn, bình an và mạnh khỏe. Dù có cơ quan chức năng túc trực ở bến chùa Diệu Pháp, tình trạng cá bị chích điện sau khi thả không còn diễn ra nhưng một số người vẫn thuê thuyền ra tận giữa sông để thả. Chị Phương Tú (37 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) thả cá chép, cá rô và cá trê trong ngày 23 tháng chạp. Trước khi thả cá nhà chị đã cúng mâm đồ ngọt bao gồm bông vạn thọ, dưa hấu, kẹo thèo lèo… Đây là năm đầu tiên chị mang cá đến chùa Diệu Pháp để thả, những năm trước thả ở các kênh gần nhà. "Năm nay có lực lượng chức năng ở đây nên cá được bơi thoải mái, nếu tình trạng người thả người vớt diễn ra thì cũng không hay lắm. Sáng nay tôi mua cá hết 150.000 đồng, không trả giá vì mang đến chùa thả, người bán nói bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu", chị Tú chia sẻ. Bà Trần Sâm (64 tuổi, ở Q.Tân Bình) chia sẻ, cúng ông Táo là phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng chạp thường cúng ông Táo về trời, muốn xin các vị thần linh phù hộ cho gia chủ được bình an, tai qua nạn khỏi, đi đến nơi về đến chốn. "Sáng nay, tôi mua cá với giá 20.000 đồng/cá lớn, cá nhỏ khoảng 15.000 đồng, tôi mua 3 con về để thả. Năm nào tôi cũng đến chùa Diệu Pháp để thả vì yên tâm, sạch sẽ, trang nghiêm, tâm mình cũng được thanh thản. Nhìn thấy cá bơi tôi có cảm giác ông Táo về trời để phù hộ cho gia đình được hạnh phúc", bà Sâm bày tỏ.Bà Cao Thị Mỹ Linh (50 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cho biết: "Mâm cúng ông Táo đặt lên bàn thờ của gia đình tôi có kẹo thèo lèo, vàng mã, trái cây… Cúng ông Táo nhất định phải có cá chép để gia đình được bình an nên sáng nay tôi đến chùa thả cá phóng sanh. Năm nào tôi cũng cúng ngày 23 tháng chạp, mong cho gia đình luôn được vui vẻ, mọi thứ đều thuận lợi".