Lựa chọn - Truyện ngắn của Vũ Thị Huế (Bắc Ninh)
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.Những 'hạt sạn' trong phim 'Nữ hoàng nước mắt'
Đánh giá về bãi rác thải chôn lấp bên trong Khu Liên hợp xử lý rác thải Sông Công, ông Lư cho rằng, chính quyền xã không đủ thẩm quyền kiểm tra do bãi rác thải này do TP.Sông Công quản lý.
Chọn đầu tư bất động sản nào trong bối cảnh thị trường nhiều biến động?
Theo CoinDesk, giá Bitcoin (BTC) đã vượt mốc kháng cự 100.000 USD hôm 6.1, sau đó đột ngột tăng 2,5% trong một giờ. Có lúc Bitcoin được giao dịch quanh mốc 102.440 USD, cao nhất từ ngày 19.12.2024. Đến 11 giờ ngày 7.1, mỗi Bitcoin có giá khoảng 101.000 USD.Giá Bitcoin tăng vọt sau khi công ty công nghệ MicroStrategy công bố mua thêm 1.020 BTC. Công ty năng lượng KULR Technology có trụ sở tại Texas (Mỹ) cũng mua vào 21 triệu USD, tăng gấp đôi lượng dự trữ. Không chỉ Bitcoin, loạt tiền mã khác cũng tăng giá trong những ngày đầu năm 2025. Chỉ số CoinDesk 20 đã tăng 5% trong 24 giờ qua, giá Ethereum tăng 2,8%, trong khi Solana tăng 4,5%. Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung đã kết thúc năm 2024 với một đợt giảm giá sâu. Trong nhiều tuần liền, giá Bitcoin liên tục điều chỉnh về dưới 100.000 USD. Ngày cuối cùng trong năm 2024, giá Bitcoin chạm đáy 91.000 USD, giảm gần 15% so với mức kỷ lục 108.000 USD được thiết lập trước đó hai tuần. Nhiều dự đoán không mấy lạc quan về đà tăng của Bitcoin, sau khi cơn sốt liên quan đến chiến thắng của ông Donald Trump hạ nhiệt. Tuy nhiên trong những ngày đầu năm 2025, những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường có thể đang quay lại. Ngày 3.1, các ETF Bitcoin đã chứng kiến 908 triệu USD đổ vào thị trường, báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới. Các chỉ số cũng cho thấy nhu cầu của người dùng phần lớn ở nhu cầu giao ngay, không phải giao dịch đòn bẩy. Xem xét những yếu tố có thể tác động giá Bitcoin trong thời gian tới, quỹ đầu tư QCP lưu ý vẫn còn hai tuần nữa mới đến lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Trước đó nhiều dự báo cho thấy tiền số sẽ lập đỉnh trước ngày ông Trump quay lại Nhà Trắng. Tuy nhiên nhiều phân tích gần đây chỉ ra Bitcoin có thể quay đầu, giảm giá mạnh. "Không giống như kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ, không có bất kỳ chất xúc tác nào rõ ràng liên quan đến đến Trump sau lễ nhậm chức vào ngày 20.1. Khối lượng giao dịch đầu cuối vẫn yếu, thị trường vẫn trong trạng thái trung lập", QCP viết trong bản tin gửi đến những người đăng ký trên Telegram. Paul Howard, Giám đốc cấp cao của công ty giao dịch tiền điện tử Wincent, chia sẻ với CoinDesk rằng hiện tại vẫn còn quá sớm để suy đoán về giá của Bitcoin. Chúng ta sẽ thấy biến động giá mạnh trong hai tuần tới.Trong khi đó, công ty phân tích tiền điện tử 10x Research dự báo thị trường sẽ phục hồi vào đầu tháng 1, nhưng cảnh báo về đợt bán tháo vào cuối tháng, trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trước đó, những bình luận cứng rắn của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp tháng 12 đã khiến giá Bitcoin và hàng loạt token khác lao dốc. Khi đó Powell cho biết cơ quan này không được phép sở hữu Bitcoin và không muốn sửa luật để làm điều này. Tuyên bố của chủ tịch Fed như dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan của cộng đồng tiền số về những hứa hẹn của Trump trong nhiệm kỳ mới.10x Research lưu ý sẽ mất thời gian để Fed đảo ngược lập trường của mình ngay cả khi lạm phát tiếp tục giảm trong những tháng tới. "Rủi ro chính vẫn là những thông tin liên quan đến Fed nếu những lo ngại mới về lạm phát xuất hiện", Markus Thielen, người sáng lập 10x Research cho biết.Ông cảnh báo, mặc dù dự kiến sẽ có một số náo nhiệt trong đầu năm mới nhưng đây không phải lúc để mọi người quá lạc quan như những sóng ngắn trước đó.
6 đội bóng cùng tranh tài tại Giải bóng đá giao hữu Báo Thanh Niên
"Chúng tôi cho rằng việc châu Âu tăng cường phòng thủ trong khi Mỹ tập trung vào những khu vực trên thế giới đang gặp nguy hiểm lớn là một phần quan trọng của việc cùng nhau tham gia một liên minh chung", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, diễn ra ở thành phố Munich của Đức, theo AFP.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập luận rằng họ cần phải tập trung lại vị thế chiến lược của mình khỏi châu Âu và hướng tới châu Á để đối mặt với đối thủ chính là Trung Quốc, theo AFP.Trước đó cùng ngày, ông Vance nói với các phóng viên tại Munich rằng Tổng thống Trump thấy châu Âu đang đóng vai trò lớn hơn trong việc phòng thủ và Đức có vai trò lớn. "Rõ ràng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ có vai trò lớn ở đó", ông Vance nói.Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 14.2 nói rằng châu Âu sẽ khó có thể thay thế quân đội Mỹ trên lục địa này, trong bối cảnh có đồn đoán rằng Washington có thể cắt giảm lực lượng. "Chúng tôi sẽ phải bù đắp cho những gì Mỹ đang làm ít hơn ở châu Âu. Nhưng điều đó không thể diễn ra trong một sớm một chiều", ông Pistorius nói.Bộ trưởng Pistorius cho hay ông đã đề xuất một "lộ trình" với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, sau khi hai ông gặp nhau tại một hội nghị NATO ở Brussels (BỈ). Kế hoạch đó bao gồm "thay đổi trong việc chia sẻ gánh nặng" và "không có khoảng cách năng lực nguy hiểm nào phát sinh theo thời gian", theo ông Pistorius.Ông Pistorius nói rằng ông Hegseth "cũng nhìn nhận vấn đề theo cách tương tự. "Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể nhanh chóng chuyển thỏa thuận bằng lời nói hôm qua thành hành động", Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.