DKSH hợp tác Merdury đưa giải pháp điều trị bệnh tiểu đường vào Việt Nam
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...Chật kín người đổ về trung tâm TP.HCM tối 30.4, dòng xe nhích từng chút
Ngày 2.2, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tham dự buổi họp mặt truyền thống cách mạng và dâng hương tại Đền tưởng niệm khu lịch sử truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.Tham dự có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị; PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc; nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; thượng tướng Trần Đơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng… cùng các vị lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng.Tại Đền tưởng niệm khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (ở H.Củ Chi), đoàn đã dâng hoa, dâng hương, dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các lãnh đạo Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định qua các thời kỳ; các bậc tiền nhân và đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, các căn cứ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã được xây dựng từ rất sớm; là nơi quân và dân ta đã trực tiếp đương đầu với mọi âm mưu, thủ đoạn và sự tấn công ác liệt của địch. Đồng thời, đây cũng là nơi triển khai thực hiện nhiều chủ trương, quyết định chiến lược quan trọng của Trung ương. "Người dân TP.HCM luôn khắc ghi và tự hào về truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; trân trọng và biết ơn sự hy sinh cao cả của các mẹ Việt Nam anh hùng, của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Cùng với sự phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, TP.HCM luôn quan tâm thực hiện các phong trào văn hóa - xã hội, hướng về người dân, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình của người dân thành phố", ông Nghị chia sẻ. Năm 2024, TP.HCM cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cả năm khoảng 7,17%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 502.000 tỉ đồng, đóng góp khoảng 27% tổng thu ngân sách cả nước. TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng, đầu tư xây dựng đường vành đai 3, nút giao thông An Phú; hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị metro số 1, khởi động xây dựng metro số 2; thúc đẩy các tuyến cao tốc kết nối vùng thành phố, đường vành đai 4...Trong năm 2025, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM nhìn nhận đây là một năm rất quan trọng của TP.HCM để tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ thành phố."Năm 2025, TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm, tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số; triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội; giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của thành phố. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của thành phố và chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, đặc biệt là các công trình chào mừng 50 năm thống nhất đất nước. TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo để thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.Trước đó, các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hương linh các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, đoàn đã thành tâm dâng doa, dâng hương, dành phút mặc niệm bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bệnh nhân 448 nhiễm Covid-19: 'Mong cộng đồng, xã hội thông cảm đừng gây áp lực'
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
Ngày 15.1, tại H.Phù Mỹ, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận H.Phù Mỹ là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc biểu dương, đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân H.Phù Mỹ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, H.Phù Mỹ cần tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và phát triển bền vững, tiên tiến, hiện đại.Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bình Định là địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới của vùng duyên hải Nam Trung bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 91 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm hơn 80% so với mức bình quân chung của cả vùng và 7 huyện được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 1/3 số huyện của cả vùng. Qua đánh giá, nông thôn mới đã tạo ra cuộc sống mới, sự phát triển mới mang tính bền vững."Thời gian tới, H.Phù Mỹ cần có tư duy mới, cách làm mới, đặc biệt là chú trọng tới công tác giảm nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức 0%. Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động, huyện cần nghiên cứu tới phương án trợ giúp tài chính hằng tháng. Đối với các hộ cận nghèo huyện cần hỗ trợ, giải quyết việc làm để họ có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo", Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý.Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch UBND H.Phù Mỹ cho biết, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, H.Phù Mỹ có 7 xã bãi ngang, 2 xã miền núi, xuất phát điểm các tiêu chí nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện đạt rất thấp. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 18 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo gần 18%..."Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà đã phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, cùng nhau đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới", Chủ tịch UBND H.Phù Mỹ nói.Tính đến cuối năm 2023, tổng giá trị sản phẩm toàn H.Phù Mỹ đạt hơn 12.000 tỉ đồng; thu ngân sách của huyện hằng năm đều đạt và vượt dự toán tỉnh giao; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 51 triệu đồng, tăng hơn 33 triệu đồng/người so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện giảm còn 3,48%, giảm hơn 14% so với năm 2011. Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư nâng cấp theo quy hoạch chung, đảm bảo theo hướng đồng bộ, hiện đại. Toàn huyện có 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là TT.Phù Mỹ và TT.Bình Dương được công nhận đô thị văn minh. Đến nay, toàn huyện có 57 sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP...Nhân dịp này, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã trao bảng tượng trưng ủng hộ số tiền 200 triệu đồng cho Quỹ "Tết vì người nghèo" năm 2025 của H.Phù Mỹ.Cùng ngày, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng 20 suất quà cho các hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo ở H.Phù Mỹ và 100 suất quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Nhà máy may Phù Mỹ.
Chồng chém vợ rồi tự tử sau khi nhận quyết định xét xử ly hôn
Anh Đỗ Thế Bình, với 20 năm kinh nghiệm trong nghề chế tác, tạo hình linh vật cho biết, anh và toàn xưởng đã thi công liên tục 45 ngày đêm, để có thể cơ bản hoàn thiện linh vật vừa có hồn, vừa uyển chuyển và duyên dáng. Về chất liệu, anh Bình cho hay, phần đầu của linh vật được cấu tạo bởi xốp, lưới nhuyễn, thép và vải mùng, còn phần thân của Nàng Tỵ được tạo hình từ gần 3.000 vảy bằng xốp phủ sơn, uốn thành hai vòng, trong đó vòng lớn nhất có đường kính gần 9m. Không những mang sự khác biệt với những linh vật của các năm trước đó, anh Bình chia sẻ, Nàng Tỵ năm nay có màu sắc hài hòa và kích thước khủng, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.Ngoài việc hoàn thiện Nàng Tỵ cho đường hoa Nguyễn Huệ năm nay, xưởng của anh Bình còn chế tác thêm 50 linh vật rắn, không kể lớn nhỏ, với kích thước khoảng 2m-3m cho 5 tỉnh thành khác.