Bình Phước: Bị lừa tiền tỉ sau khi đầu tư sàn chứng khoán ảo
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.Cảnh hoang tàn tại dự án khách sạn, trung tâm thương mại 150 tỉ ở Hà Tĩnh
Ngày hội thu hoạch khoai tây tại Trung tâm học thuật PepsiCo (H.Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) 14.3, có sự tham gia của hàng trăm nông dân các tỉnh phía Bắc chứng kiến thành quả mô hình trồng khoai tây kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao vào canh tác giảm phát thải, phát triển bền vững.Có 10 ha tham gia mô hình, ông Doãn Thế Anh, khu phố Yên Lâm, P.Bằng An (TX.Quế Võ), cho biết lần đầu tiên thử nghiệm trồng khoai tây kiểu mới, nhiều hộ ngỡ ngàng khi không phải ra đồng làm việc nhiều như trước đây. Mỗi luống khoai tây đều có hệ thống tưới tự động, cảm biến theo dõi sức khỏe cây, diễn biến sâu bệnh dịch hại... Không tốn nhiều công lao động, phun thuốc nhưng cây khoai tây luôn xanh tốt, giảm sâu bệnh. Cũng theo ông Anh, bất ngờ nhất là khi thu hoạch, năng suất cao hơn 2 lần. Trước đây, năng suất khoai tây ở địa phương đạt từ 15 - 18 tấn/ha khi ứng dụng công nghệ cao tăng lên 36 - 38 tấn/ha, có thửa ruộng đạt 40 tấn/ha."Chi phí sản xuất giảm, năng suất khoai cao nên chúng tôi lãi 30 - 40%, tương đương từ 140 - 150 triệu đồng/ha", ông Anh nói.Có 15 ha canh tác khoai tây bền vững, ông Đoàn Trường Vinh (H.Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), chia sẻ trước đây gia đình chỉ quen canh tác theo lối cũ khi được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật, dùng giống mới thì hiệu quả kinh tế vượt trội. "Vừa rồi thu hoạch, năng suất đạt trung bình 25 tấn/ha, mỗi ha lãi gần 100 triệu đồng, được bao tiêu đầu ra nên chúng tôi rất yên tâm, tự tin sản xuất", ông Vinh nói.Dự án sản xuất khoai tây bền vững do PepsiCo, Syngenta và các đối tác: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), Yara, Netafim, Khang Thịnh, Novacid, Mimosatek, Viettransco, Đức Minh, USAID-Resonance - dự án GDA và Dự án She Feeds The World (SFtW) của tổ chức CAREVN triển khai tại Tây nguyên từ năm 2019 mang lại những kết quả vượt trội. Khởi đầu với 400 ha, chỉ sau 5 năm, diện tích trồng khoai tây bền vững tăng lên 1.700 ha (năm 2024), năng suất trung bình 30 - 34 tấn/ha, cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống.Từ vụ đông xuân 2024 - 2025, mô hình được mở rộng ra phía Bắc với 320 ha. Trong vụ đầu tiên, năng suất khoai trung bình đạt 23 - 26 tấn/ha, cao hơn 8 tấn/ha so với các vụ trước và chi phí sản xuất giảm nhờ áp dụng hệ thống tưới nước chính xác tiết kiệm 3.170 m2 nước/ha. Trước Bắc Ninh, mô hình được thí điểm trong vụ đông xuân 2023 - 2024 tại Thanh Hóa, Hải Dương đạt năng suất cao nhất 35 tấn/ha.Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững, Công ty Syngenta Việt Nam, ở mô hình trồng khoai tây bền vững, Syngenta Việt Nam được giao triển khai nhiều giải pháp tiên tiến để giữ cho cây khoai tây luôn khỏe mạnh, bộ lá xanh tốt, kiểm soát dịch bệnh để giảm số lần phun thuốc, giảm lượng thuốc sử dụng và kéo dài thời gian thu hoạch từ 7 - 10 ngày và năng suất tăng tối thiểu 15%.Trong đó, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) giúp giảm 2 lần phun thuốc/vụ, đảm bảo hiệu quả bảo vệ cây trồng và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Giải pháp ứng drone trong phun thuốc giúp nông dân tiết kiệm hơn 10 lần lượng nước pha thuốc so với phương pháp truyền thống, giảm chi phí sản xuất."Áp dụng canh tác bền vững, khoai tây có năng suất, chất lượng rất cao. Củ to đồng đều, đảm bảo không còn tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu của PepsiCo đối với nguyên liệu đưa vào nhà máy chế biến", ông Tuấn nói.Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định mô hình chuỗi giá trị khoai tây bền vững do PepsiCo Foods, Syngenta và các đối tác không chỉ thúc đẩy nông nghiệp xanh mà còn đặt nền móng cho Đề án Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm tại Việt Nam (FIH-V) hướng đến mở rộng mô hình, ứng dụng công nghệ tiên tiến và tạo ra giá trị bền vững cho ngành khoai tây Việt Nam.Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Hà, Tổng Giám đốc Công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam, cho rằng không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng PepsiCo cam kết đảm bảo nguyên liệu đầu vào được sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường."Chuỗi giá trị khoai tây bền vững được mở rộng giúp chúng tôi chủ động nguồn cung, chuẩn bị vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy mới tại Hà Nam sắp khai trương, góp phần xây dựng một ngành nông nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường, phù hợp với chiến lược phát triển xanh của Việt Nam. Chúng tôi tự hào được tiên phong đóng góp vào sáng kiến FIH-5 ý nghĩa của Việt Nam".Cùng ngày, nhóm công tác PPP về Rau quả và Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đồng tổ chức hội nghị: Hiện thực hóa kế hoạch FIH-V 2025 nhằm phổ biến, trao đổi kế hoạch triển khai xây dựng chuỗi giá trị rau quả bền vững, đổi mới sáng tạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và thích ứng biến đổi khí hậu.
Xác minh, xử lý người lan truyền thông tin bị can Nguyễn Phương Hằng được thả về
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Ban tổ chức nhận bài dự thi đến hết ngày 30.7.2025 và sẽ tổng kết, trao giải trong tháng 9.2025.
Ô tô bán tải 'giành' làn xe máy và cái kết khiến dân mạng 'hả hê'
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.