Mbappe không gia hạn với PSG, đốc thúc Real Madrid mua ngay trong mùa hè 2021
Ở đàn ông, ung thư vú thường xảy ra với người trên 60 tuổi, đôi khi ở nhóm trẻ hơn. Ung thư vú ở đàn ông vẫn nghiêm trọng và có thể gây tử vong.6 điểm đến phổ biến nhất châu Á, bất ngờ với vị trí của Việt Nam
Ngày 7.1, Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Báo điện tử Tiền Phong. Chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 9.1.2005, đúng Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo điện tử Tiền Phong (thuộc Báo Tiền Phong, cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Đến nay, Báo điện tử Tiền Phong là một trong những tờ báo điện tử uy tín, là một trong 10 tờ báo điện tử có lượng bạn đọc nhiều nhất Việt Nam.Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao của Báo điện tử Tiền Phong được trao giải cao tại các giải báo chí danh giá, như: Giải Búa Liềm Vàng, Giải Báo chí quốc gia, Giải báo chí Diên Hồng, Giải Báo chí toàn quốc viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi…Nhân dịp kỷ niệm 20 năm, Báo điện tử Tiền Phong vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi, xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy chúc mừng 20 năm Ngày Báo điện tử Tiền Phong ra mắt bạn đọc - dấu mốc quan trọng của Báo Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và diễn đàn của tuổi trẻ cả nước.Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đánh giá, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Tiền Phong nói chung và Báo điện tử Tiền Phong nói riêng đã luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới".Anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh: "Báo điện tử Tiền Phong với 20 năm hình thành và phát triển - một chặng đường đáng tự hào trong hành trình tiếp nối truyền thống vẻ vang hơn 71 năm của Báo Tiền Phong. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần nhiệt huyết, không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, đội ngũ làm báo Báo điện tử Tiền Phong sẽ tiếp tục giữ vững vị thế tiên phong, tạo ra nhiều đột phá, nâng tầm và khẳng định vị thế là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn mới".Để khởi đầu cho sự phát triển đột phá của Báo điện tử Tiền Phong, Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã chọn dấu mốc kỷ niệm 20 năm để ra mắt giao diện mới, hứa hẹn bùng nổ trong kỷ nguyên số.
Cô bé 12 tuổi nuôi đam mê chạy bộ từ những chiều chăn bò
Giao hàng cho ma (Rider) xoay quanh bộ ba shipper do Nut (Mario Maurer) dẫn đầu. Với khả năng nhìn thấy linh hồn, họ thường thử thách nhau thực hiện các “đơn khó”, ở những địa điểm có nhiều tin đồn ma ám.Ngày nọ, Nut chạm mặt và phải lòng một nữ khách hàng tên Phai (Freen Sarocha). Chưa kịp bày tỏ với người đẹp, anh bị sốc khi mẹ Phai tuyên bố cô vừa qua đời vì bệnh. Không chấp nhận sự thật này, Nut nhờ cậy hai người bạn cùng dấn thân điều tra, từ đó phát hiện ra những bí mật trớ trêu. Thoạt đầu biết đến nội dung của Rider, nhiều khán giả kỳ vọng phim đưa ra những góc nhìn chi tiết giới shipper, cũng như chờ đón những tình huống độc, lạ khi các anh trai giao hàng được kết hợp với khái niệm ma quỷ tưởng chừng không liên quan. Gần đây, phim Trung Quốc Ngược dòng cuộc đời (Upstream) của đạo diễn Từ Tranh cũng nhận nhiều sự quan tâm khi khai thác nghề nghiệp gai góc này. Tuy nhiên, nhà làm phim Giao hàng cho ma không quá tập trung vào khía cạnh này. Nỗi khổ của giới tài xế công nghệ chỉ được thể hiện bề nổi, chung chung thông qua các câu thoại hài như “Tiền ship có cao không?” hay “Bị bom hàng rồi”. Phần lớn thời lượng, tác phẩm chỉ xoay quanh chuyện tình gà bông giữa Nut và Phai, cũng như nỗ lực anh tìm kiếm cô giữa chốn vô định. Xuyên suốt hành trình này là những pha “nhả miếng” gần như không có điểm dừng. Lối hài trong Giao hàng cho ma thuộc kiểu “hài bình dân”, không ẩn chứa thông điệp, chỉ cố tạo tiếng cười bằng các câu thoại bắt trend (xu hướng), cùng hài hình thể qua những biểu cảm và hành động ngớ ngẩn của nhóm nhân vật chính. Trong đó, cây hài tâm điểm không phải Nut, mà là cặp bạn “cốt” Yot và Kai (do Phuwanet Seechomphu và Marut Chuenchomboon thể hiện).Trong khi hai vai phụ có nhiều pha tung hứng ăn ý, tương tác giữa Mario Maurer và Freen Sarocha lại sượng trân. Công bằng mà nói, người xem khó đồng cảm với chuyện tình của họ, khi thời lượng cả hai chung một khung hình rất ít. Việc bộ đôi xuất hiện từ đó chỉ tạo được hứng thú với các fan của họ.Ở thị trường Việt Nam, bản lồng tiếng gây chú ý với sự góp mặt của Võ Tấn Phát, Mạc Văn Khoa, Huỳnh Thanh Trực, Huỳnh Bảo Ngọc. Loạt thoại gần gũi với khán giả Gen Z và Gen Alpha, khi biến tấu thành các câu nói viral (phổ biến) trên TikTok như “đã chạm vào đâu” hay “đám giỗ bên cồn”. Ở suất chiếu sớm, phim mang đến tiếng cười thỏa mãn từ nhiều hàng ghế khán giả.Làm tốt "mảng miếng" hài hước, song khâu trình bày của Giao hàng cho ma gặp nhiều vấn đề. Gần đây, một phim hài Đài Loan là Dead Talents Society (Tìm kiếm tài năng âm phủ) cũng mang đến tiếng cười qua việc gán ghép thế giới tâm linh với những oái oăm của xã hội người sống, song kịch bản nhận nhiều lời khen nhờ tính hợp lý và nhất quán.Giao hàng cho ma cũng làm điều tương tự khi đặt ra câu chuyện “ma cũng biết order đồ ăn”. Tuy nhiên, phim chưa đưa ra được các quy luật cụ thể, cũng như xây dựng được một câu chuyện mà người xem có thể tin tưởng được. Hầu hết tình huống hù ma xuất hiện trong phim đều không đầu không đuôi, không có sự thống nhất. Ban đầu, phim đề cập Nut nhìn thấy ma do mở “con mắt thứ ba” từ nhỏ. Nhưng sau đó, đến lượt hai người bạn của anh cũng thấy ma mà không một lời giải thích, thậm chí còn có thể… livestream để mọi người xem chung. Tình tiết dẫn dắt đến sự kiện Nut đi tìm Phai cũng bị khiên cưỡng, nặng tính sắp đặt. Hay như tạo hình của các linh hồn thiếu tính nghệ thuật, lạm dụng hiệu ứng hình ảnh và góc quay tối. Tác phẩm chưa khắc họa được sự đa dạng của thế giới tâm linh, cũng như sự thú vị trong tương tác của họ với các shipper. Dù có xây dựng một thế giới vô lý đến mấy, tính chặt chẽ, logic của kịch bản luôn là cầu nối giúp người xem đồng cảm với nhân vật, từ đó mang đến trải nghiệm điện ảnh thực thụ. Về phía Giao hàng cho ma, tác phẩm tạo cảm giác đây là một vở kịch nói chắp vá, tràn ngập những câu thoại thậm xưng và tình huống buộc người xem phải chấp nhận.Ra mắt tại Việt Nam dịp 14.2, Giao hàng cho ma đụng độ với các tác phẩm nước ngoài khác, trong đó có Captain America: Brave New World (Captain America: Thế giới mới) và Companion (Kẻ đồng hành). Chưa đầy một tuần công chiếu tại Việt Nam, bộ phim đã thu về hơn 20 tỉ đồng, lọt top 3 phim kinh dị Thái ăn khách nhất mọi thời đại tại Việt Nam sau một tuần.
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Lý do trước đây tên đất nước Philippines không có ‘s’
Hoa hậu Thùy Tiên nhận được sự quan tâm khi cô được một thương hiệu thời trang cao cấp công bố trở thành "Friend of the House" (người bạn thân thiết của nhãn hàng) tại thị trường Việt Nam. Hiện người đẹp đang có mặt tại Pháp để tham dự sự kiện của nhãn hàng này. Tuy nhiên, giữa lúc đang được chú ý, Thùy Tiên bất ngờ bị "réo tên" khắp các trang mạng xã hội vì liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ - sản phẩm hợp tác cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Trước đó, thông qua trang cá nhân, nàng hậu từng quảng cáo đây là sản phẩm tiện lợi, nhiều chất xơ, bổ dưỡng, đạt nhiều chứng nhận về chất lượng, phù hợp với trẻ em và người lớn. Ngoài bài đăng, Thùy Tiên còn trực tiếp tham gia nhiều phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục để bán hàng, quảng cáo sản phẩm này.Thời gian qua, sản phẩm kẹo rau này liên tục vướng ồn ào, bị dân mạng cho rằng quảng cáo thổi phồng công dụng. Nhiều người liền "réo tên" Thùy Tiên vì cô từng công bố vai trò hợp tác với nhãn hàng. Thậm chí, dân mạng còn tràn vào trang cá nhân của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, để lại nhiều bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng. Hiện nàng hậu sinh năm 1998 vẫn im lặng. Bên cạnh đó, dân mạng phát hiện người đẹp đã lặng lẽ xóa/ẩn các bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm này.Trước đó, Quang Linh Vlogs bị phản ứng vì giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và sản phẩm này dành cho "những người không ăn được rau, nhìn thấy rau là chạy". Ngay sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì quảng cáo lố, TikToker nổi tiếng người Nghệ An đã phải lên tiếng xin lỗi vì truyền tải thông tin chưa chính xác, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Anh cho biết sau khi nhận ra sai sót thì các phiên livestream tiếp theo đã sửa và không nhắc đến thông tin đó nữa. Quang Linh Vlogs cũng khẳng định không cố tình quảng cáo lố về sản phẩm.Tình trạng sao Việt quảng cáo lố sản phẩm, khiến khán giả bức xúc, chỉ trích xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi, thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về việc này. Dân mạng nhiều lần nhắc nhở người nổi tiếng cần cẩn trọng hơn khi nhận quảng cáo, tránh để ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như chính uy tín của mình với công chúng.