$824
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của XoS06688. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ XoS06688.Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của XoS06688. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ XoS06688.Ngày 20.1, thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, cho biết địa phương có 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi, gồm: ông Lưu Văn Đặng, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đăng ký nghỉ hưu trong tháng 4.2025. Hiện ông Đặng vẫn còn gần 8 năm công tác.Ông Phạm Văn Mạnh, Phó giám đốc Sở GTVT, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 11.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 10 tháng); ông Nguyễn Văn Phò, Phó giám đốc Sở Tài chính, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 7.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 7 tháng).Ông Lê Quy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 3.2025 (thời gian công tác còn 4 năm 9 tháng); ông Trần Ngọc Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 8 tháng). Ông Nguyễn Ngọc Lũy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 7 tháng).Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW theo đúng lộ trình. Tỉnh này đã có chủ trương kết thúc hoạt động 10 tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; sáp nhập 10 sở thành 5 sở. ️
Hơn 13 giờ ngày 11.1, Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ nổ tại công ty ép keo trên đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai).Theo thông tin ban đầu, hơn 9 giờ cùng ngày, người dân nghe một tiếng nổ lớn, sau đó thấy vách tôn của công ty làm keo nằm tại mặt tiền đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh) hư hỏng. Tiếp đó, khói tỏa ra mù mịt bên trong công ty này. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng địa phương. Nhiều xe chữa cháy sau đó cũng được điều đến hiện trường. "Tiếng nổ lớn lắm. Nhà tôi cách công ty làm keo một con kênh mà rung chấn như động đất. Khi công an đến, tôi thấy một người nam bị thương được dìu ra ngoài đưa vào bệnh viện. Xe cứu thương lúc sau cũng được điều đến nhưng họ đóng cửa công ty lại nên mình không rõ tình hình bên trong như thế nào. Không biết có thêm người bị thương hay không", một người dân có nhà đối diện công ty làm keo cho biết.Ghi nhận tại hiện trường, hơn 13 giờ cùng ngày, cổng công ty làm keo đóng cửa, bên trong lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường. Bên ngoài công ty này, một xe chữa cháy vẫn đang túc trực tại lối ra vào công ty. Cách đó một đoạn là một xe cứu thương. Nhiều công an, lực lượng an ninh trật tự khác bảo vệ bên ngoài công ty làm keo, giữ an ninh trật tự, điều tiết giao thông qua khu vực.Trao đổi với Báo Thanh Niên, một lãnh đạo UBND xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) xác nhận, có xảy ra vụ nổ trên địa bàn. Nơi xảy ra vụ nổ là một cơ sở làm ép keo. Vị này cho biết, hiện Công an H.Bình Chánh cùng các đơn vị liên quan đang điều tra nên sẽ cung cấp thông tin sau. ️
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói. ️