CSGT mặc thường phục xử lý vi phạm, có được kiểm tra nồng độ cồn?
"Khi xem nhiều clip trang điểm theo phong cách ngày xưa mình như được quay lại tuổi thơ. Mình thấy phong cách trang điểm này thú vị, trẻ trung và năng động nhưng không kém phần gợi cảm", Châu cho hay.Tú Vi, Phương Vy tiết lộ cách đơn giản để đầu tư cho trái tim
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Những mẫu phòng xông khô hồng ngoại đẹp, nâng tầm đẳng cấp cho Spa
Theo nghiên cứu, những cô nàng sở hữu cánh tay dài có thể hấp dẫn hơn đối với các chàng trai.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 3 ngày liên tiếp vừa qua, mỗi ngày giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng đều 1 USD/tấn và đến cuối ngày 12.3 đang đứng ở mức 392 USD/tấn.Đây là tín hiệu tích cực khi thị trường đang bước vào đợt thu hoạch rộ lúa đông xuân, giá thu mua lúa cho bà con nông dân vẫn đảm bảo mức phổ biến từ 6.300 - 6.500 đồng/kg. Có 2 yếu tố quan trọng giúp giá lúa gạo Việt Nam khởi sắc. Đầu tiên là sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời từ Chính phủ, đặc biệt là việc cấp vốn lớn với lãi suất tốt, thời gian kéo dài để doanh nghiệp có đủ nguồn lực tăng thu mua lúa cho nông dân. Bên cạnh đó là việc triển khai thu mua dự trữ quốc gia theo quy định. Yếu tố thứ 2 do đông xuân là vụ lúa lớn nhất và chất lượng tốt nhất trong năm của Việt Nam. Thông thường, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và kho chứa đều tranh thủ thu mua tạm trữ để phối trộn với lúa hè thu và thu đông để xuất khẩu. Ngay cả các khách hàng nhập khẩu gạo Việt Nam cũng hiểu rõ điều này nên tranh thủ thu mua khi giá đang tốt. Kể từ đầu tuần này, các khách hàng truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia, châu Phi… tăng mua trở lại. Một yếu tố quan trọng không kém là các khách hàng lo ngại Việt Nam sẽ áp giá sàn xuất khẩu mức 500 USD/tấn.Ngược với xu hướng khởi sắc của gạo Việt Nam, trong cùng thời gian giá gạo Thái Lan tiếp tục giảm 4 USD, còn 407 USD/tấn. Gạo Thái Lan vẫn giữ vị trí cao nhất châu Á nhưng khoảng cách với gạo Việt Nam thu hẹp còn 15 USD/tấn. Cùng xu hướng giảm còn có gạo Pakistan còn 377 USD/tấn. Trong khi đó, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ vẫn giữ mốc 403 USD/tấn.Trong báo cáo thường kỳ tháng 3, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo trong năm 2025, nhu cầu nhập khẩu gạo của Bangladesh tăng thêm 300.000 tấn lên tới 1,2 triệu tấn. Tương tự nhu cầu nhập khẩu gạo của Nigeria tăng 150.000 tấn lên 2,55 triệu tấn. Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia có thể giảm khoảng 200.000 tấn còn 800.000 tấn. Không chỉ châu Á, trong tháng qua, giá gạo tại Mỹ cũng giảm 19 USD xuống còn 678 USD/tấn và tại Uruguay giảm 56 USD còn 612 USD/tấn.
Nhiều du khách Việt tìm kiếm các kỳ du lịch chỉ để ngủ ngon trong năm 2024
ManpowerGroup (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự) mới đây đã công bố Báo cáo Thiếu hụt nhân tài 2025 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo, có tới 77% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài có kỹ năng phù hợp, tăng mạnh so với mức 45% vào năm 2014 và vượt mức trung bình toàn cầu là 74%. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng khiến các doanh nghiệp lo ngại.Báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.095 nhà tuyển dụng trong khu vực. Kết quả cho thấy các kỹ năng chuyên môn khó tìm nhất ở người lao động hiện nay là công nghệ thông tin và dữ liệu, kỹ thuật, marketing và bán hàng.Trước đó, ManpowerGroup cũng khảo sát xu hướng tuyển dụng tại khu vực và dự báo rằng trong quý 1.2025, các doanh nghiệp sẽ duy trì mức tuyển dụng ổn định.Những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất bao gồm tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống.Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc thương hiệu Manpower, ManpowerGroup Việt Nam, nhận định tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt trong ngắn hạn, thể hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất, chế biến và chế tạo.Tại TP.HCM - thị trường lao động lớn nhất nước với quy mô hơn 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, thống kê cho thấy nhu cầu lao động phổ thông trong tháng 1.2025 vẫn đang ở mức cao. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1, có 8.652 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người) được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị. Trong số đó, lao động phổ thông chiếm tới 56,97%, tiếp theo là các ngành thực phẩm - đồ uống (16,44%) và da giày - may mặc (10,81%).Về trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,31%. Tiếp theo là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng (14,48%), sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng (7,88%), trung cấp (19,59%), cao đẳng (8,48%) và đại học (12,25%).Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực ước tính dao động từ 50.400 đến 55.500 vị trí việc làm, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực như thương mại - dịch vụ (67,57%), công nghiệp - xây dựng (31,92%), nông lâm thủy sản (0,51%).Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu tuyển dụng chiếm 17,18%, trong đó cơ khí chiếm 6,12%, hóa dược chiếm 5,96%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 2,84% và sản xuất hàng điện tử chiếm 2,26%.Các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau tết có thể kể đến là may mặc, da giày, kinh doanh thương mại, hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch, cơ khí - tự động hóa, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kế toán - kiểm toán, marketing... Trong đó, nhu cầu tuyển chủ yếu tập trung ở nhóm lao động từ 27 - 35 tuổi (48,77%), dưới 26 tuổi (28,77%).Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau tết là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng nhằm bù đắp lực lượng lao động đã nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. So với năm 2024, nhu cầu lao động sau Tết năm 2025 tăng nhẹ, khoảng 7%.Trong tháng 1, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp nhận 5.463 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 4.351 hồ sơ (tương ứng giảm 44%) so với cùng kỳ năm 2024 (9.814 hồ sơ).