Độc đáo bí sợi mì
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Bảo Thy, Kỳ Duyên, Thanh Hằng... đều 'mê tít' lối lên đồ với phong cách menswear
Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường trong máu kinh
Nỗi nhọc nhằn của nữ sinh viên năm cuối
Tiến sĩ Sweta Patel, chuyên gia sinh sản cấp cao tại Bệnh viện phụ sản Crysta ở Surat (Ấn Độ), đã nêu bật một số điều cần tránh cho những người sắp làm cha:
Ban Chỉ đạo 35 T.Ư vừa giao các đơn vị liên quan tổ chức "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025", trong đó Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn là đầu mối tiếp nhận, chấm và đề cử các bài dự thi của đoàn viên, thanh niên.Phát biểu tại buổi họp báo triển khai cuộc thi vừa diễn ra, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, cho biết cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một hoạt động rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết 35, Kết luận 89 của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó có đoàn viên, thanh niên về nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác này. Đồng thời, thông qua cuộc thi, các cơ quan, tổ chức, địa phương có thêm chất liệu, sản phẩm để tăng cường tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. "Qua 4 lần tổ chức, cuộc thi đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ, ngày càng thu hút đông đảo đảng viên, quần chúng nhân dân tham gia. Đặc biệt, những cải tiến, đổi mới của cuộc thi, nhất là việc bổ sung hình thức thi sản phẩm truyền thông đã tạo điều kiện để lan tỏa mạnh mẽ những giá trị, tác phẩm dự thi tới cộng đồng, phù hợp với đặc thù của từng lứa tuổi. Những con số thống kê ấn tượng về số lượng bài dự thi qua các lần tổ chức đã nói lên điều đó", anh Nguyễn Minh Triết nói. Theo anh Nguyễn Minh Triết, với trách nhiệm của mình, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh những năm qua đã xác định đây là một trong những trọng tâm công tác của Ban Chỉ đạo 35 Đoàn Thanh niên các cấp; triển khai vận động đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Đặc biệt, năm 2024, với nhiều phương thức triển khai quyết liệt, trong toàn Đoàn đã có 63.779 đoàn viên, thanh niên tham gia với 127.532 bài dự thi đã được nộp, nhiều hơn gấp 6,6 lần so với năm 2023; các cấp bộ Đoàn tổ chức chia sẻ, lan tỏa 11.632 bài dự thi trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tổng hợp 1.153 bài viết trong kỷ yếu điện tử và triển khai rộng rãi để tất cả các cấp bộ Đoàn tham khảo, nghiên cứu, sử dụng. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả từ cơ sở, như tổ chức riêng cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông, đưa việc tham gia cuộc thi vào sinh hoạt của các câu lạc bộ lý luận trẻ…Anh Nguyễn Minh Triết cũng cho biết, Ban Bí thư T.Ư Đoàn sẽ tổ chức hoạt động hưởng ứng cuộc thi và giao ban, đôn đốc hàng tuần, triển khai mạnh mẽ, quyết liệt trong toàn hệ thống; lan tỏa thông tin, tuyên truyền về cuộc thi trên tất cả các nền tảng truyền thông, báo chí xuất bản của Đoàn để tăng cường sự tham gia và số lượng bài dự thi trong thanh niên."Chúng tôi tin tưởng rằng, cuộc thi sẽ nhận được sự hưởng ứng và tham gia trách nhiệm, tích cực của tuổi trẻ, thông qua đó, giúp mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên ý thức rõ trách nhiệm của mình với quê hương, với đất nước, mỗi tổ chức; tin tưởng vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tự biết "chắt lọc" thông tin đúng - sai, tự cảm thấy bất bình và tự giác hành động khi thấy thông tin sai lệch ảnh hưởng tới Đảng, tới đất nước", anh Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.Theo kế hoạch của ban tổ chức, Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn sẽ gửi tối đa 200 tác phẩm cho tất cả các thể loại tham gia dự thi cấp T.Ư.Tác phẩm dự thi là sản phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội tính từ thời điểm phát động cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025 (ngày 20.10.2024). Ban tổ chức cuộc thi cấp T.Ư nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi từ thời điểm họp báo công bố triển khai cuộc thi (ngày 6.2) cho đến hết ngày 15.7 (tính theo dấu bưu điện). Các tác giả, nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn (các tỉnh, thành Đoàn và tương đương gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn và báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo 35 địa phương).Dự kiến cuối tháng 10.2025 sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi cấp T.Ư.Ban Chỉ đạo cuộc thi cấp T.Ư sẽ trao giải theo 5 loại hình tác phẩm dự thi, gồm: tạp chí, báo, phát thanh, truyền hình, video clip. Mỗi loại hình tác phẩm báo, tạp chí dự kiến trao 3 giải A, 6 giải B, 10 giải C, 20 giải khuyến khích. Mỗi loại hình tác phẩm phát thanh/truyền hình dự kiến trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải khuyến khích; loại hình video clip dự kiến trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 6 giải khuyến khích. Ban Chỉ đạo cuộc thi cấp T.Ư dự kiến lựa chọn, trao 1 giải đặc biệt cho tác phẩm thuộc tất cả các loại hình.Ban tổ chức trao 20 giải tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình một cách sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp T.Ư đạt chất lượng tốt, trong đó có tác phẩm đoạt giải chính thức.Trao 20 giải triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả, nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng chung khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; trao phần thưởng cho tác giả cao tuổi, nhỏ tuổi tiêu biểu.
Báo Mỹ New York Times đi tìm quán cà phê tuyệt nhất TP.HCM
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhằm tháo gỡ cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố, cơ quan này đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành 2 văn bản gồm: Kế hoạch số 5776 ngày 26.9.2024, quyết định số 5013 ngày 5.11.2024 về triển khai thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM.Mục tiêu ban hành nhằm thực hiện các nội dung công việc chính để cải cách thủ tục hành chính về đăng ký, cấp sổ đỏ. Thực hiện rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp sổ đỏ.Xác định rõ nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến việc chưa hoàn thành công tác cấp sổ đỏ từ đó phân nhóm, phân loại, thống kê số liệu, danh sách dự án cụ thể theo từng nhóm, đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo kế hoạch, lộ trình và thời gian cụ thể.Chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất và đồng bộ từ thành phố đến quận, huyện, TP.Thủ Đức để giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đánh giá toàn diện về tình hình phát triển cũng như công tác cấp sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố kể từ khi dự án được cấp phép đầu tư xây dựng đến khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và cấp sổ đỏ liên quan đến công tác cấp sổ đỏ tại các dự án nhà ở thương mại...Đến nay, thống kê kết quả tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố của tổ công tác thành lập theo Quyết định số 5013 đã có 12 cuộc họp được tổ chức để bàn hướng tháo gỡ khó khăn cho 66 dự án, với 37.214 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ, 655 ô đậu xe ô tô, 218 ô thương mại dịch vụ.Kết quả tháo gỡ đã có 41/66 dự án đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 27.575 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, 655 ô đậu xe ô tô, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.Như vậy, trong tổng số khoảng 81.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ được thống kê hồi tháng 4.2023, sau nhiều đợt Sở Tài nguyên và Môi trường "ra quân" tháo gỡ khó khăn cho các dự án thì đến nay trên toàn địa bàn TP.HCM còn khoảng 10.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ. Dự kiến cuối năm 2025, thành phố sẽ hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho số căn nhà còn lại. Tuy nhiên, đây là con số thống kê từ kể từ tháng 7.2014 đến hết tháng 4.2023, hiện đã phát sinh thêm nhiều dự án mới vẫn chưa được cấp sổ đỏ cần thành phố tiếp tục tháo gỡ.