Cầu thủ Việt Nam và bê bối ma túy: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnGoogle mạnh tay với các ứng dụng xem YouTube của bên thứ ba
Ngày 21.2, đại diện Ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2024-2025 thuộc Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã đến sân Hà Tĩnh để kiểm tra, đánh giá, kết luật chất lượng mặt sân. Phía VPF cho biết sân Hà Tĩnh gặp nhiều vấn đề như mặt sân mềm, không bằng phẳng, cỏ trên sân không đồng đều, nhiều khu vực cỏ rất thưa (khu vực trước khán đài A, giữa sân, khu vực cầu môn…). Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận lợi. VPF đề nghị CLB Hà Tĩnh nhanh chóng khắc phục những tình trạng này bằng cách tiếp tục tạm dừng các hoạt động tập luyện, thi đấu trên mặt sân. Đồng thời, phía CLB phải tăng cường công tác duy tu, chăm sóc mặt sân, có giải pháp đối với việc chăm sóc mặt cỏ trong điều kiện thời tiết lạnh, mưa phùn, sương muối. Ngay lập tức, CLB Hà Tĩnh đã phối hợp với Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Tĩnh (đơn vị quản lý sân Hà Tĩnh) để đưa ra phương án khắc phục hiểu quả sớm nhất. Theo kế hoạch, phía VPF sẽ tiếp tục đánh giá chất lượng sân Hà Tĩnh vào ngày 24.2. Nếu chất lượng chưa được đảm bảo, CLB Hà Tĩnh đăng ký mượn sân Vinh để làm sân nhà trong cuộc tiếp đón CLB Thanh Hóa ở vòng 15 V-League, diễn ra ngày 28.2.Trước đó, mặt sân CLB Hà Tĩnh bị phàn nàn không đảm bảo chất lượng sau trận đấu với CLB Công an Hà Nội. HLV Alexandre Polking của đội bóng ngành công an cũng thể hiện sự bức xúc khi các học trò của ông không có những màn trình diễn tốt nhất do mặt sân quá xấu. VPF lập tức đưa ra công văn để nhắc nhở CLB Hà Tĩnh và yêu cầu đội bóng sớm khắc phục tình trạng này. Ngoài CLB Hà Tĩnh, một đội bóng khác cũng rơi vào tình trạng tương tự là CLB Bình Định. Thời tiết tại Quy Nhơn cũng khá giống với Hà Tĩnh nên mặt sân Quy Nhơn cũng không đảm bảo chất lượng.
Hãng hàng không Đài Loan mở đường bay thẳng tới Phú Quốc
Chị Lò Thị Việt (21 tuổi, ở Chiềng Cọ, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La), một hành khách trên xe kể lại giây phút kinh hoàng khi xe khách va chạm với xe đầu kéo khiến 6 người tử vong tại Sơn La đêm 21.2.Trao đổi qua điện thoại, chị Lò Thị Việt giọng vẫn còn run rẩy khi kể lại giây phút kinh hoàng: "Tối 21.2, tôi bắt xe khách nhà xe Tuấn Béo từ TP.Sơn La xuống Hà Nội làm việc. Trên xe chiếc xe giường nằm gần như kín giường. Tôi say xe đang thiu thiu ngủ từ nghe một tiếng rầm rất lớn. Tôi rơi từ giường tầng 2 xuống sàn xe. Nhiều rơi xuống đường nằm la liệt. Có người thì bất tỉnh không nhúc nhích, người còn sống thì cố gắng bò ra ngoài. Những người còn lại ở trên xe ai cũng kêu gào thảm thiết".Chị Việt cho biết, do nằm giường tầng 2 phía bên phải lái xe, khi chiếc xe đâm trực diện một phía bên trái xe nát bét, nên chị may mắn thoát chết, người chỉ bị xây xát nhẹ. Người nằm giường cạnh chị bên trái rơi xuống đường đã không qua khỏi."Thực sự tôi chưa gặp cảnh này bao giờ. Bàng hoàng lắm. Sau khi tai nạn xảy ra thì người dân xung quanh chạy đến cứu giúp, người nào bị thương thì đưa đi cấp cứu. Tôi vẫn còn sợ, không xuống Hà Nội nữa về nhà nghỉ ngơi mấy hôm", chị Việt nói.Chị Lê Hồng Nhung (một người dân ở xã Sặp Vạt, H.Yên Châu) cho biết: "Tôi đang đứng chờ gửi hàng thì nghe tiếng rầm rất mạnh. Sau đó là nhiều tiếng gào khóc. Xe đầu kéo có 2 người thì 1 người may mắn thoát chết. Đáng thương nhất là một gia đình về quê ăn cưới có 3 người tử vong. Tôi đã đưa bé trai học lớp 3 về nhà lau chùi, thay quần áo, còn em trai và mẹ cháu thì mất tại chỗ", chị Nhung kể.Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, tại Km235+100, QL6, thuộc địa phận bản Thín (xã Sặp Vạt, H.Yên Châu) xe khách mang biển kiểm soát 26F - 009XX đang di chuyển theo hướng từ Sơn La đi Hà Nội thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36C - 095XX đang di chuyển ngược chiều. Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong tại chỗ. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường cấp cứu người bị thương, điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.
Du khách ngoại mê chim Việt
Sáng 10.1, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM phối hợp Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM, Công ty cổ phần thương mại cơ khí Tân Thanh tổ chức chương trình mổ mắt miễn phí cho hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM và thân nhân.Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Văn Rảnh, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM cho biết: “Chương trình nhằm giúp những hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn mổ mắt miễn phí. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM là cầu nối, gắn kết sẻ chia yêu thương để bệnh nhân nghèo có cơ hội được điều trị tốt nhất”. Trong khuôn khổ chương trình, có 47 bệnh nhân được mổ mắt miễn phí. Trước đó, vào tháng 7.2024, chương trình đã hỗ trợ 73 bệnh nhân.Tại chương trình, ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng ban tổ chức chính sách, Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM cho biết, công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác thiện nguyện là tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Cựu công an nhân dân TP.HCM. “Chương trình mổ mắt miễn phí là hoạt động ý nghĩa nhằm đem lại ánh sáng cho hội viên cựu công an nhân dân TP.HCM có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của hội viên và thân nhân của họ”, ông Mạnh nói. Ông Phạm An Bình (64 tuổi, ở Q.12) bày tỏ sự vui mừng khi được mổ mắt miễn phí: “Nhờ có lãnh đạo các ban ngành, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Giao thông vận tải TP.HCM và các nhà hảo tâm mà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn như tôi được tìm lại ánh sáng cho đôi mắt. Tôi vui vì kể từ nay tôi có thể nhìn rõ hơn và sinh hoạt thường ngày một cách bình thường”.