'Vua tiêu' Việt Nam lần đầu mặc áo dài tết
”Đuôi giả” (Psudotails) là sự phát triển giống như đuôi nhưng do các vấn đề về cột sống hoặc khối u gây ra.Vietnam ETE & Enertec Expo 2024 quy tụ nhiều ông lớn ngành điện và năng lượng
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Bí quyết trẻ trung của các 'chị đẹp' là chăm diện đồ phong cách high teen
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Dẫn đầu là cặp tiền đạo Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam trong sơ đồ 4-4-2 do ban tổ chức AFF Cup công bố. Các cầu thủ còn lại góp mặt gồm Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Hai Long ở hàng tiền vệ.Ở hàng thủ là trung vệ Bùi Tiến Dũng và Bùi Hoàng Việt Anh. Trong khung thành không ai khác là thủ môn Nguyễn Đình Triệu.Chỉ có 2 cầu thủ Thái Lan góp mặt trong đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 là hậu vệ Nicholas Mickelson và trung vệ Pansa Hemviboon. Các đội Philippines và Singapore đều đóng góp 1 cầu thủ, lần lượt là tiền vệ Sandro Reyes và Kyoga Nakamura.Đây là sự lựa chọn được cho rất hợp lý, khi đội tuyển Việt Nam có hành trình thi đấu và đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2024 hết sức thuyết phục, với tổng cộng 7 trận thắng và chỉ có 1 trận hòa. Ghi tổng cộng 21 bàn, chỉ để lọt lưới 6 bàn. Đặc biệt từ vòng bán kết và chung kết, đội tuyển Việt Nam toàn thắng cả 2 lượt trận với đội Singapore và Thái Lan để có lần thứ 3 đăng quang ngôi vô địch khu vực.Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải và là vua phá lưới với 7 bàn. Trong khi tiền đạo Tiến Linh cũng đóng góp 4 bàn. Quang Hải góp 2 bàn, trong khi Hai Long là cầu thủ ghi bàn ấn định tỷ số 3-2 cho đội tuyển Việt Nam phút 90+20 ở trận chung kết lượt về ngày 5.1, với cú sút từ giữa sân để bóng từ từ lăn vào lưới trong sự bất lực của các hậu vệ Thái Lan lao về cản phá trong vô vọng.Ở hàng thủ, trung vệ Bùi Tiến Dũng và thủ môn Đình Triệu là những bức tường vững chắc giúp đội tuyển Việt Nam trở thành đội có hàng phòng ngự tốt nhất tại AFF Cup 2024.Đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 được lựa chọn dựa trên kết quả bỏ phiếu của độc giả trên trang chủ giải đấu từ ngày 6.1 đến 16.1.
Nỗ lực đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025
Theo BGR, Apple đang đối mặt với khó khăn trong chuỗi cung ứng khi nhà cung cấp màn hình BOE gặp vấn đề về chất lượng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng iPhone 14, 15 và 16, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai của iPhone SE 4.Trang OLED-info cho biết BOE, một trong những nhà cung cấp tấm nền AMOLED cho iPhone, đang 'chật vật' với các vấn đề về chất lượng. Hậu quả là việc Apple được cho là đã chuyển hướng một số đơn đặt hàng màn hình cho iPhone 14, 15 và 16 sang hai công ty khác là Samsung và LG.BOE dự kiến sẽ mất ít nhất 6 tuần để khắc phục sự cố và khởi động lại dây chuyền sản xuất. Dù được kỳ vọng cung cấp khoảng 40 triệu tấm nền cho Apple, công ty mới chỉ đặt hàng được khoảng 7 - 8 triệu tấm kể từ đầu năm 2024 do không theo kịp tiến độ.Trong khi vấn đề của BOE với dòng iPhone hiện tại đã rõ ràng, tương lai của iPhone SE 4 lại trở thành một ẩn số. Các tin đồn trước đây cho rằng BOE sẽ là nhà cung cấp chính cho màn hình của mẫu iPhone giá rẻ này.Việc iPhone SE 4 có thể ra mắt ngay trong tuần này càng làm dấy lên sự tò mò. Liệu BOE có kịp đảm bảo đủ số lượng màn hình cho Apple?Một báo cáo từ The Elec vài năm trước tiết lộ rằng cả Samsung và LG đều không mặn mà với việc sản xuất màn hình cho iPhone SE 4 do công nghệ LTPS TFT được coi là lỗi thời. Điều này có thể là lợi thế cho BOE, vì quy trình sản xuất này có độ khó kỹ thuật thấp. Hơn nữa, nhu cầu về màn hình cho iPhone SE 4 cũng thấp hơn nhiều so với các mẫu iPhone cao cấp.Bên cạnh những thông tin về nhà cung cấp, các tin đồn còn cho thấy iPhone SE 4 sẽ mang đến nhiều thay đổi đáng chú ý. Đây có thể là chiếc iPhone đầu tiên của Apple được trang bị modem 5G 'cây nhà lá vườn'. Thiết kế cổ điển với nút Home cũng sẽ được thay thế bằng Face ID và màn hình OLED 6,1 inch.Hiện tại, giới công nghệ đang chờ đợi những thông tin chính thức từ Apple. Liệu BOE có thể giải quyết vấn đề chất lượng? iPhone SE 4 có ra mắt đúng hẹn? Và những thay đổi trong chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến Apple như thế nào? Câu trả lời sẽ dần được vén màn trong tương lai.