Sedan tầm trung giá 1 tỉ: Chọn KIA K5 mới hay VinFast Lux A2.0?
Sáng 22.1, Bình Dương tổ chức hội thảo về giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025 với sự chủ trì của ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh và sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, học giả kinh tế… hàng đầu của VN.Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, Bình Dương vẫn kiên cường, vững vàng vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 là 7,48%.Ông Minh cho rằng trong năm 2025, Bình Dương đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng, cùng với những thách thức nội tại của nền kinh tế như chuyển đổi số, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Cùng đồng lòng bước vào kỷ nguyên chuyển mình của quốc gia, Bình Dương đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025.Đây là một mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm đưa Bình Dương tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước.Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2021 - 2025), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Bình Dương.Với quan điểm lấy tăng trưởng đột phá để phát triển bền vững nhằm thúc đẩy "kỷ nguyên vươn mình", Bình Dương quyết tâm vượt qua các thách thức và phấn đấu cao đạt tăng trưởng ở mức hai con số theo mục tiêu chung.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 của Bình Dương đạt từ 10%, riêng ngành công nghiệp tăng trưởng trên 12% và dịch vụ tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2024; quy mô nền kinh tế tỉnh ước đạt trên 572.442 tỉ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 195 triệu đồng/người.Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng tối thiểu 10%/năm, đạt lần lượt khoảng 38.000 triệu đô la Mỹ xuất khẩu và 26.800 triệu đô la Mỹ nhập khẩu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 179.798 tỉ đồng, tăng tối thiểu 11%/năm, đạt 31,4% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, dự kiến tập trung mọi nguồn lực đầu tư khoảng 36.000 tỉ đồng cho khu vực đầu tư công…TS Trần Du Lịch nhận định, tăng trưởng kinh tế hai con số là một thách thức lớn đối với Bình Dương. Để giải quyết bài toán về tăng trưởng, vấn đề căn cơ vẫn là chuyển mô hình công nghiệp hóa theo chiều rộng dựa vào đất đai và lao động giá rẻ sang mô hình công nghiệp hóa theo chiều sâu gắn với "chuyển đổi kép" (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - PV).Bình Dương phải nâng cấp 3 đột phá trong kỷ nguyên mới là đột phá về thể chế và môi trường đầu tư; đột phá về nâng cấp ngành công nghiệp và khu công nghiệp; đột phá về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị mới.Ngoài ra, TS Trần Du Lịch đề nghị Bình Dương cần phải có những giải pháp thúc đẩy tăng tổng cầu có tác động tăng GRDP trong năm 2025, như: Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý trong các dự án đầu tư; triển khai nhanh các dự án đầu tư công, sớm đưa vốn đầu tư công vào thị trường; chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện cơ chế "liên kết ngân hàng - doanh nghiệp" để kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; tập trung hỗ trợ về thủ tục, gỡ những vướng mắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu…
Bà chủ bánh mì chỉ 10.000 đồng/ổ 32 năm ở TP.HCM: 'Ai khổ cho luôn'
Theo báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), con số này tăng 8,2% so với năm 2023 và 25,5% so với năm 2019 - năm trước đại dịch Covid-19.Năm 2023 đánh dấu một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nhiều hoạt động giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa đã diễn ra trong suốt năm.Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương đã thăm chính thức Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Song song đó, JNTO đã triển khai chiến dịch "Quảng bá du lịch Nhật Bản", bổ nhiệm gia đình Nhi Thắng làm Đại sứ cho chiến dịch. Các hoạt động như sản xuất video quảng bá, dán áp phích lớn tại Đại sứ quán Nhật Bản và Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM đã thu hút đáng kể.Trong năm 2024, số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản cao nhất vào tháng 3 (đạt 67.475 lượt) và thấp nhất vào tháng 12 (40.000 lượt, ước tính). Sự gia tăng mạnh mẽ trong mùa hoa anh đào và lá đỏ nhấn mạnh sự thu hút của các mùa du lịch trọng điểm.Tính chung, JNTO ghi nhận sự gia tăng 25,5% so với năm 2019 - năm cao điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khi du khách chủ yếu tập trung ở Tokyo, Osaka và Kyoto, JNTO đang tiến hành giới thiệu những điểm đến địa phương nhằm giảm tải tắc nghẽn du lịch.Từ tháng 4.2025, Nhật Bản sẽ đón chờ Triển lãm Thế giới (Expo Osaka Kansai), sự kiện dự kiến thu hút một lượng lớn khách quốc tế. JNTO kỳ vọng du khách Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào lượng khách quốc tế này. Bằng việc tăng cường quảng bá những đặc trưng địa phương, các chiến lược như "Du lịch bền vững" và "Gia tăng tiêu dùng" sẽ giúp đảm bảo mức tăng trưởng lâu dài.Số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 là bằng chứng cho mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia. Với những chiến lược và kế hoạch quảng bá mới, tương lai có thể trở thành một chương mục còn tươi sáng hơn cho du lịch hai nước trong những năm tới.
Hương vị quê hương: Nấm đắng xào lòng heo
Nó có thể làm giảm mức testosterone và dẫn đến giảm sản xuất tinh trùng.
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 6.2.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra với đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam ngay trước thềm giải vô địch châu Á tại Thái Lan.Rạng sáng nay (6.2), gần 30 chiếc xe đạp chuyên dụng trị giá hàng tỷ đồng đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy xe tải khi đang được vận chuyển đến địa điểm thi đấu. Trong số đó, có những chiếc xe đua cá nhân tính giờ trị giá hơn 250 triệu đồng mỗi chiếc, phương tiện không thể thiếu cho các vận động viên tranh tài ở đẳng cấp cao nhất. Cú sốc này không chỉ là tổn thất vật chất mà còn đe dọa khả năng thi đấu của đội tuyển Việt Nam, khi giải đấu sẽ chính thức khởi tranh vào ngày mai (7.2).Thời điểm giao mùa không chỉ mang đến không khí se lạnh mà còn đi kèm với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Và hiện tại, Nhật Bản đang đối mặt với một đợt cúm mùa bùng phát mạnh mẽ, khi theo công bố của Viện Truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2.9.2024 - 26.1.2025 với gần 9,5 triệu ca mắc chỉ trong vòng vài tháng. Tokyo, Osaka, Hokkaido… là những thành phố đông đúc, điểm đến quen thuộc của du khách, nay trở thành điểm nóng của dịch bệnh.Không chỉ Nhật Bản, cúm mùa cũng đang hoành hành khắp các khu vực khác trên thế giới, từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á.Sau nhiều năm vắng bóng trên sân khấu, nữ ca sĩ Lynda Trang Đài, giọng ca đình đám của thập niên 90 bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý, nhưng lần này không phải vì âm nhạc mà vì một vụ việc gây tranh cãi tại Mỹ.Mới đây, cảnh sát Orlando, bang Florida đã bắt giữ Lynda Trang Đài vì bị cáo buộc trộm một phụ kiện AirPods trong cửa hàng Gucci. Giá trị món hàng chỉ khoảng 8 triệu đồng, nhưng câu chuyện đằng sau lại khiến nhiều người không khỏi tò mò. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên nữ ca sĩ vướng vào tình huống này.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 7.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Nguyễn Văn Chung: Tủi thân vì danh tiếng lu mờ khi rẽ hướng viết nhạc thiếu nhi
Tuy vậy, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn vẫn đang giao dịch mức giá thấp trước áp lực tồn kho các sản phẩm nhiên liệu tăng mạnh. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ vừa cập nhật, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,4 triệu thùng xuống 459,5 triệu thùng, cao hơn so với mức dự báo giảm 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích và ngược so với báo cáo tăng 509.000 thùng của Viện Dầu khí Mỹ.

Doanh nghiệp chi hơn 7.000 tỉ đồng chia cổ tức trước kỳ nghỉ lễ
1.670 tỉ đồng để 'giữ chân' du khách ở Hội An lâu hơn
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
Cựu sao HAGL khám phá giới hạn bản thân tại giải chạy 'Tự hào Tổ quốc tôi'
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
lịch thi đấu v league 2015
TP.Cao Lãnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm phát triển xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, đô thị TP.Cao Lãnh đã thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, mở rộng tạo không gian phát triển cho thành phố, góp phần giúp diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. TP.Cao Lãnh đã thực hiện đạt 5/5 tiêu chí đô thị loại 2 và đang phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các mặt sản xuất, đời sống xã hội để từng bước xây dựng Cao Lãnh theo mô hình thành phố thông minh. TP.Cao Lãnh đã thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), thanh toán không dùng tiền mặt ở nhiều tuyến đường và thí điểm triển khai mô hình “Làng thông minh”… Nét nổi bật của TP.Cao Lãnh là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2024, có 747 doanh nghiệp và hơn 3.400 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, chiếm khoảng 20% tổng vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp của thành phố lên gần 1.700 doanh nghiệp và 16.600 hộ kinh doanh đang hoạt động. Cơ cấu kinh tế của TP.Cao Lãnh đang chuyển dịch đúng hướng; trong đó thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, trở thành ngành kinh tế trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng chung của địa phương. Các ngành công nghiệp chủ lực dần phát triển theo chiều sâu, hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp đô thị tiếp tục phát triển theo hướng xanh, theo chuỗi giá trị thích ứng với yêu cầu thị trường, có truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tính chủ động và sáng tạo của người dân trong hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc và tạo động lực mới để kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh và bền vững. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của TP.Cao Lãnh chỉ còn 0,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 86,98 triệu đồng, tăng 32,62 triệu đồng so với năm 2021.Ông Võ Phan Thành Minh, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cho biết, địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại 1 và đi đầu về chuyển đổi số, khởi nghiệp và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và làm đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. “Thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường trọng điểm, dự án lớn để mở rộng phát triển đô thị, tạo điểm nhấn về không gian đô thị cho thành phố. Đồng thời, tăng cường kêu gọi đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực kinh tế chủ lực, động lực quan trọng trong phát triển địa phương. Xây dựng TP.Cao Lãnh trở thành một đô thị thông minh, năng động - văn minh, an toàn và thân thiện”, ông Võ Phan Thành Minh cho biết thêm.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư