Mức đề xuất trợ cấp thai sản cho người tham gia BHXH tự nguyện quá thấp
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.Adidas công bố khoản lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm
"Chuyển đến Real Madrid vào một ngày nào đó ư? Không đời nào. Không có cơ hội đó đâu. Real Madrid, không", Lamine Yamal nói dứt khoát khi trả lời phỏng vấn tờ Mundo Deportivo (Tây Ban Nha) mới đây. Lamine Yamal chịu ảnh hưởng rất nhiều từ danh thủ Messi, khi họ đều là những thế hệ cầu thủ tiêu biểu nhất của đội bóng xứ Catalan trước đây và hiện tại, cùng xuất thân từ lò đào tạo trứ danh La Masia của Barcelona.Trong lịch sử, đã từng có không ít cầu thủ xuất sắc của Barcelona chuyển sang CLB đối địch Real Madrid thi đấu. Tiêu biểu nhất là cựu danh thủ Luis Figo, người Bồ Đào Nha, khi từ Barcelona sang Real Madrid một cách trực tiếp trong những năm 2000, và tạo ra một trong những giai thoại thù địch cao trào nhất trong lịch sử của bóng đá Tây Ban Nha. Hay cựu danh thủ Ronaldo (Brazil) cũng từng thi đấu cho Barcelona, chuyển sang Inter Milan rồi đến Real Madrid trong khoảng thời gian này.Mặc dù vậy, có rất ít cầu thủ Barcelona thành danh và trưởng thành từ lò đào tạo La Masia chuyển sang Real Madrid thi đấu. Trong đó, Messi là người tiêu biểu nhất. Chủ tịch CLB Real Madrid, ông Florentino Perez từng hé lộ, đã có ý định chiêu mộ Messi thời gian danh thủ này thi đấu cho Barcelona trước đây, nhưng sau đó đã từ bỏ ý định vì biết khả năng là không thể.Cầu thủ mới nhất rơi vào trường hợp này là Lamine Yamal. Báo chí Tây Ban Nha đã dự báo không ít khả năng, liệu Real Madrid có quay lại ý định như thời Messi, đó là chiêu mộ một viên ngọc quý từ lò đào tạo La Masia để khẳng định sức mạnh của mình hay không?"Chắc chắn là không bao giờ có chuyện này xảy ra (chuyển sang Real Madrid thi đấu)", Lamine Yamal quả quyết. Theo đó, cầu thủ 17 tuổi này như ngầm khẳng định quan điểm chắc như đinh đóng cột từ người đàn anh của mình là Messi, khi không bao giờ có ý định chia tay Barcelona để sang Real Madrid."Tôi nợ Barcelona mọi thứ. Mọi thứ ở đây đều hoàn hảo và tôi rất hạnh phúc. Sự tiếp đón, tình cảm mà người hâm mộ và các đồng đội dành cho tôi, những điều này là vô giá", Lamine Yamal bày tỏ. Lamine Yamal cũng nhắc lại lời đề nghị trị giá hơn 200 triệu euro của CLB PSG vào mùa hè năm ngoái, để khẳng định việc không bao giờ muốn chia tay Barcelona và có thể gắn bó hết sự nghiệp: "Lời đề nghị của PSG ư? Cá nhân tôi không nhận được bất kỳ lời đề nghị nào. Nhưng ngay cả khi họ liên lạc được với ai đó trong nhóm của tôi, họ cũng sẽ nhận câu trả lời dứt khoát là không. Tôi có hợp đồng, tôi không nghĩ mình sẽ đến một CLB khác. Tôi yêu Barcelona".Lamine Yamal hiện còn hợp đồng với Barcelona đến tháng 6.2026 với điều khoản mua lại lên đến 1 tỉ euro. Anh đang được đội bóng xứ Catalan chuẩn bị đề nghị ký hợp đồng mới vào tháng 7 năm nay khi tròn 18 tuổi. "Hoàn toàn không có gì phải nghi ngờ hết, tôi là một fan hâm mộ cực lớn của Barcelona. Tôi vô cùng mong muốn được ở lại CLB này. Nếu cả 2 bên đều muốn điều gì đó xảy ra, thì điều đó sẽ xảy ra. Tôi nợ Barcelona tất cả mọi thứ", Lamine Yamal nhấn mạnh.
Hệ lụy từ các clip trà sữa kết hợp với hành lá, giò heo, thịt bằm...
Cuộc so tài giữa CLB Bình Dương và SLNA trên sân vận động Bình Dương (vòng 14 V-League 2024 - 2025, tối 22.2) đã đón một khán giả đặc biệt. Đó là HLV Ha Hyeok-jun của đội tuyển Lào. Chiến lược gia người Hàn Quốc khẳng định ông đến Việt Nam để theo dõi Nguyễn Tiến Linh thi đấu. "Đây là chuyến đi đột xuất, vì tôi cũng mới đưa ra quyết định vào ngày hôm trước trận đấu (21.2) thôi", HLV Ha Hyeok-jun chia sẻ với ZNews. "Tôi đến đây để khảo sát, đánh giá điều kiện sân bãi và theo dõi Tiến Linh thi đấu". Đội tuyển Lào nằm cùng bảng Việt Nam, Malaysia và Nepal ở vòng loại Asian Cup 2027. Trong đó, cuộc so tài giữa đội Lào và chủ nhà Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 25.3, trên sân vận động Bình Dương. Bởi vậy, ông Ha Hyeok-jun quyết định đến Bình Dương từ sớm để đích thân "tiền trạm" điều kiện thi đấu.Do trung phong Nguyễn Xuân Son cần 8 tháng để điều trị chấn thương, nên vị trí tiền đạo cắm đội tuyển Việt Nam ở trận gặp Lào sau đây 1 tháng nữa sẽ thuộc về Tiến Linh. Chân sút sinh năm 1997 từng sút tung lưới Lào ở vòng bảng AFF Cup 2024. Do đó, ông Ha Hyeok-jun rất quan tâm đến cầu thủ này.Tiến Linh đã lập công trong trận đấu tối qua (22.2), giúp CLB Bình Dương đánh bại SLNA với tỷ số 2-1. Đây đã là bàn thắng thứ 10 của Tiến Linh ở V-League 2024 - 2025, giúp anh dẫn đầu danh sách vua phá lưới, nhiều hơn bộ đôi Leo Artur và Alan Grafite của CLB Công an Hà Nội 3 bàn thắng. Dù dừng bước ở vòng bảng AFF Cup 2024, nhưng đội tuyển Lào của HLV Ha Hyeok-jun đã có màn trình diễn ấn tượng.Sau thất bại 1-4 trước Việt Nam ở trận ra quân, Lào đã cầm hòa Indonesia (3-3) và Philippines (1-1), đồng thời chỉ chịu thua Myanmar (2-3) trong những phút cuối cùng. Ngay ở trận gặp Việt Nam, đội tuyển Lào cũng giữ được tỷ số 0-0 đến hết hiệp 1. Đây là sự tiến bộ rõ nét của đội tuyển xưa nay bị đánh giá là nằm ở nhóm cuối Đông Nam Á.Đội tuyển Việt Nam cùng bảng Malaysia, Lào và Nepal tại vòng loại Asian Cup 2027. Thầy trò HLV Kim Sang-sik là ứng viên số một cho tấm vé đi tiếp, nhưng sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Malaysia. Mới đây, "Mãnh hổ" đã bổ sung cựu danh thủ Tim Cahill (người Úc) vào vị trí cố vấn. Vòng loại Asian Cup 2027 khởi tranh vào tháng 3. Đội tuyển Việt Nam đá sân nhà gặp Lào, trong khi Malaysia phải hành quân đến sân của Nepal.
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Trong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Cảnh thương tâm của 4 bà cháu
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).