2 phụ nữ đặc biệt nhận danh hiệu ‘công dân danh dự’
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.Vụ đơn 'xin không tham gia thi tuyển sinh lớp 10': Kiểm điểm những người liên quan
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…
Thành ủy TP.HCM phân công Bí thư Nguyễn Văn Nên theo dõi, chỉ đạo nhóm Quốc phòng - An ninh
Đầu tiên, thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lên khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức do tăng cân, các khớp chịu lực như đầu gối, hông và cột sống sẽ chịu sức ép lớn hơn. Tình trạng này làm tăng tốc độ hao mòn của các khớp, dẫn đến các bệnh như thoái hóa khớp.Ngoài ra, việc tăng cân quá mức còn gây ra rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Mô mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở những người béo phì, không chỉ là dự trữ năng lượng mà còn hoạt động như một tuyến nội tiết, tiết ra các chất gây viêm, trong đó có hoóc môn leptin. Ở người béo phì, nồng độ leptin quá cao có thể kích thích phản ứng viêm, tăng sản xuất enzyme phân hủy sụn khớp, dẫn đến thoái hóa sụn nhanh hơn.Hơn nữa, viêm mạn tính do béo phì không chỉ ảnh hưởng đến các khớp chịu lực như đầu gối mà còn tác động đến các khớp nhỏ hơn, chẳng hạn khớp bàn tay. Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây phát hiện ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ dễ gây tích tụ mỡ trong cơ đùi, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.Để bảo vệ sức khỏe khớp, các chuyên gia khuyến cáo cần quản lý cân nặng ở mức khỏe mạnh, điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì hoạt động thể chất. Theo nghiên cứu từ chuyên san New England Journal of Medicine, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối khi giảm cân thành công thì mức độ đau khớp sẽ giảm đáng kể. Việc thực hiện các biện pháp quản lý cân nặng không chỉ giảm nguy cơ thoái hóa khớp mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ô tô, các mẫu mã ô tô hiện này ngoài việc cải tiến thiết kế, còn được nhà sản xuất ứng dụng những trang bị, tính năng mới nhằm tăng sự thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên, với người tiêu dùng ô tô, đặc biệt với chị em phụ nữ không phải trang bị, tính năng nào trên ô tô cũng thật sự cần thiết.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, với nhóm khách hàng nữ giới sử dụng ô tô tại Việt Nam, các chị em thường ưa chuộng những trang bị, tính năng mang lại sự tiện ích, thoải mái, hỗ trợ lái cũng như phục vụ nhu cầu giải trí. Dưới đây 5 trang bị, tính năng trên ô tô được phụ nữ ưa chuộng nhất: Chìa khóa thông minh (Smart key) đi kèm nút bấm khởi động ô tô là một trang bị đang dần trở nên phổ biến trên các mẫu ô tô đời mới. Khóa thông minh giúp người dùng ô tô thuận tiện hơn trong thao tác khóa, mở cửa khi ra vào ô tô. Tuy nhiên, với chị em phụ nữ, chìa khóa thông minh tích hợp tính năng khởi động ô tô từ xa lại càng được ưa chuộng. Với tính năng này, các chị em phụ nữ có thể khởi động ô tô từ xa để hệ thống điều hòa hoạt động, giúp khoang nội thất được làm mát, xua đi không khí nóng nực khi đỗ dưới trời nắng nóng.Chị Nguyễn Thị Hoài (32 tuổi) ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM đang dùng chiếc Hyundai Accent sản xuất năm 2022 cho biết: "Tính năng này rất hữu ích, đặc biệt khi sử dụng ô tô vào mùa nắng nóng. Chỉ cần ngồi trong quán cà phê hay văn phòng… vẫn có thể khởi động được xe đỗ bên ngoài, trước khi vào xe để sử dụng".Bên cạnh chìa khóa thông minh tích hợp tính năng khởi động ô tô từ xa, màn hình giải trí cảm ứng tích hợp nhiều phương thức kết nối với điện thoại thông minh thông qua Bluetooth, Androi Auto hay Apple Car Play… để điều khiển bằng giọng nói hay sử dụng các ứng dụng cũng là trang bị được các chị em phụ nữ ưa chuộng khi dùng ô tô. Thậm chí, hiện nay nhiều mẫu ô tô còn được trang bị màn hình giải trí, kết nối Androi Auto hay Apple Car Play không dây với điện thoại.Theo một số chị em phụ nữ dùng ô tô, không chỉ phụ nữ mà bất cứ ai dùng ô tô đời mới đều thích trang bị này, bởi thực sự tiện dụng, dễ thao tác và đảm bảo an toàn khi điều khiển ô tô. Thông qua màn hình giải trí và các phương thức kết nối, người lái có thể theo dõi định vị dẫn đường, nghe nhạc…Nếu như màn hình cảm ứng tích hợp nhiều phương thức kết nối đáp ứng nhu cầu giải trí, liên kết hay dẫn đường… Hệ thống hỗ trợ đỗ xe, camera lùi, cảnh báo va chạm là trang bị giúp người lái dễ dàng hơn khi quan sát, thao tác để đỗ ô tô. Trang bị này được nhiều chị em phụ nữ sử dụng ô tô đánh giá rất hữu ích và cần thiết khi lái xe, ngay cả với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng ô tô. Đặc biệt, khi điều khiển ô tô lưu thông trong các tuyến đường nội đô hay đỗ xe tại những khu vực hạn chế không gian, hình ảnh hiển thị trên camera lùi, âm thanh cảnh báo hay hệ thống hỗ trợ đỗ xe… giúp người lái dễ dàng quan sát và tự tin hơn. Không cần dùng tay hay phải bấm nút trên chìa khóa thông minh, hiện nay nhiều mẫu ô tô đời mới đã được trang bị tính năng "đá cốp" để mở cửa khoang hành lý phía sau. Cụ thể, tính năng này hoạt động giữa trên cảm biến gắn ở gầm đuôi xe, người dùng chỉ cần bước lại gần đuôi xe, đưa chân quét qua cảm biến. Khi khoảng cách giữa người và xe ở mức an toàn, cửa cốp sau xe sẽ được kích hoạt mở và nâng lên tự động.Chị Hoàng Tường Vân (35 tuổi) ngụ quận 5, TP.HCM cho biết: "Tính năng mở cốp (cửa khoang hành lý - PV) mang đến nhiều tiện lợi cho chị em phụ nữ, nhất là khi đi mua sắm, đi siêu thị phải tay xách, nách mang nhiều vật dụng, hàng hoá". Không chỉ chị Vân, hầu hết chị em phụ nữ dùng ô tô đều rất thích tính năng này. Phanh tay điện tử là một hệ thống đang được nhiều nhà sản xuất ô tô trang bị trên nhiều mẫu mã để thay thế cho loại phanh tay cơ truyền thống. So với phanh tay cơ, đòi hỏi người dùng phải dùng lực để kéo cần phanh tay, phanh tay điện tử được kích hoạt chỉ bằng cái bấm tay nhẹ nhàng. Chính vì vậy, hầu hết chị em phụ nữ đều ưa chuộng và đánh giá cao trang bị này.
Ngọc Trinh thả 2 tay lái mô tô: Luật quy định sao về dạy lái xe?
Ngày 1.3, theo ghi nhận của PV, mưa trái mùa đã khiến cho mực nước trên sông Krông Ana đang ở mức khá cao, hàng trăm ha lúa vụ đông xuân của nông dân ở xã Bình Hòa (H.Krông Ana) và xã Buôn Triết (H.Lắk, Đắk Lắk) ngập trong "biển nước". Họ gần như mất trắng.Đứng ở trạm bơm chống ngập úng, ông Phạm Văn Thêm (trú tại xã Buôn Triết, H.Lắk) than vãn, nhìn xa xăm về 2 ha lúa vừa mới gieo sạ đang ngập trong "biển nước" do mưa trái mùa gây ra. "Tôi đi kinh tế mới ở Đắk Lắk vào những năm 90 nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có mưa vào tháng giêng. Khi nghe dự báo thời tiết có khả năng ngập úng do mưa trái mùa, bà con trong thôn, xã hết sức lo lắng về vụ lúa đông xuân mới gieo xong", ông Thêm nói.Ông Thêm cho biết, đêm đầu tiên nước lên, bà con trong vùng đã cùng nhau chuẩn bị tư trang để đắp đê, ngăn nước lũ thượng nguồn đổ về cánh đồng. Mặc dù, bà con đã thức suốt đêm, nỗ lực đắp đê nhưng vẫn phải chịu thua, bất lực nhìn ruộng lúa bị ngập úng do nước lên nhanh bất thường…Cách nhau một con đường nhựa, cánh đồng Bàu Năm Niên của nông dân xã Bình Hòa (H.Krông Ana) cũng bị ảnh hưởng do mưa trái mùa, nhấn chìm 6 ha lúa. Những ngày qua, bà con dùng cọc tre, bao cát, cùng nhau đắp đê chống nước lũ tràn vào ruộng lúa. Thức trắng nhiều ngày đêm để đóng cọc, gia cố đoạn đê trên cánh đồng, nhiều người dân cho biết họ phải chạy đua với thời gian để đắp đê ngăn nước lũ. Tuy nhiên, tình cảnh của họ cũng giống như người dân xã Buôn Triết (H.Lắk), ngậm ngùi nhìn nước lũ xâm lấn, nhấn chìm lúa vụ đông xuân. "Mấy ngày nay, chúng tôi thay phiên nhau trực cả ngày lẫn đêm, vừa đắp đê, vừa phải đi kiểm tra các đoạn đê, kiểm tra máy bơm. Nước lũ chảy xiết nhưng chúng tôi vẫn phải gồng mình đắp đê, cố gắng được chừng nào hay chừng đó…", ông Nguyễn Hùng (trú tại xã Bình Hòa, H.Krông Ana) nói. Theo đánh giá của người dân, nếu để nước rút hết thì phải mất thêm khoảng 15 ngày. Họ sẽ khó gieo sạ lại vì phải gặt muộn trong khi vài tháng nữa là mùa mưa lũ. Trận mưa trái mùa vào tháng hai âm lịch là trận mưa chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua…Theo báo cáo của UBND xã Buôn Triết (H.Lắk), đợt mưa trái mùa vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa trên địa bàn bị ngập úng. Đáng nói, cánh đồng thôn Kiến Xương bị "biển nước" nhấn chìm ngay tại công trình trạm bơm chống úng.Theo đó, nguyên nhân do công trình trạm bơm chống úng thuộc dự án Đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana tại khu vực họng Eo Đờn thôn Kiến Xương chưa phát huy được công năng, không thể kéo cánh phải lên và xuống, để ngăn nước sông Krông Ana tràn vào qua họng Eo Đờn. Hiện trạng công trình đã thi công hơn 3 năm nhưng vẫn còn dở dang chưa thể hoạt động.Theo kết quả thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN H.Krông Ana, diện tích lúa nước bị ngập úng trên địa bàn huyện khoảng 136 ha. Cụ thể, thiệt hại tại cánh đồng Bàu Cụt 30 ha; cánh đồng Bàu Đen 70 ha; cánh đồng Bàu Năm Niên (xã Bình Hòa) 6 ha; cánh đồng A (TT.Buôn Trấp) 30 ha.Theo đó, UBND xã Bình Hòa chỉ đạo HTX và người dân sử dụng 11 máy bơm các loại để chống úng cho sản xuất; huy động lực lượng và bố trí 6 máy múc triển khai gia cố khoảng 3 km bờ bao để bảo vệ cánh đồng sản xuất lúa của người dân. Đồng thời, UBND TT.Buôn Trấp huy động người dân và lực lượng xung kích gia cố 2 cống thoát nước và huy động 2 máy bơm để bơm nước chống úng.