Nhận định CLB Thanh Hóa vs CLB Hải Phòng (17 giờ, 8.4): 'Bố già' lợi hại trở lại
LÊ HOÀI NHÂNNhững sai lầm về tránh thai gây 'vỡ kế hoạch'
Mưa lớn từ ngày 3.3 khiến thủ đô Jakarta bị ngập, có nơi ngập sâu đến 3 m ở những vùng nội đô và ngoại thành, theo Reuters hôm 4.3 dẫn thông báo của cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia.Tình trạng ngập lụt khiến một số con đường bị phong tỏa và hơn 1.000 ngôi nhà và nhiều xe cộ chìm trong nước.Thống đốc vùng Jakarta Pramono Anung nâng cảnh báo nguy hiểm do thiên tai lên mức cao thứ hai. Ông chỉ đạo chính quyền địa phương kích hoạt các ống bơm để rút nước khỏi vùng bị ngập lụt và thực hiện các biện pháp điều chỉnh thời tiết phù hợp.Một trong những biện pháp can thiệp là bắn pháo sáng chứa muối vào các đám mây để mưa xảy ra sớm hơn trước khi mây tiến vào đất liền.Truyền thông địa phương đưa tin nước lũ cũng gây ngập một bệnh viện ở thị trấn phía đông Jakarta là Bekasi, với nước xâm nhập một số khu y tế và buộc phía bệnh viện phải sơ tán gấp các bệnh nhân đi nơi khác. Tình trạng mất điện đồng thời xảy ra ở một số khu của bệnh viện.Các đội cứu hộ sử dụng xuồng cao su sơ tán người dân bị mắc kẹt trong vùng lũ ở một khu dân cư của thị trấn Bekasi.Bà Sri Suyatni, 50 tuổi, cho hay không có thời gian thu thập đồ dùng cá nhân trước khi sơ tán và cả ngôi nhà của bà bị chìm trong nước.Vùng thủ đô Jakarta, nơi có hơn 30 triệu dân, thường xuyên bị lũ tấn công. Tuy nhiên, một số báo đài địa phương cho hay đây là đợt mưa lớn gây lũ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020, đặc biệt ở thị trấn Bekasi.
Chiếm đường đậu xe
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Vào năm 2015, một năm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ông Valeriy Kondratyuk, khi đó là Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Ukraine, mong muốn được Mỹ hỗ trợ để củng cố kế hoạch đối phó Nga, song tình báo Mỹ vẫn còn dè dặt. Thế rồi “món quà” của ông Kondratyuk - những tài liệu quân sự tuyệt mật về Nga - được gửi cho các quan chức tình báo Mỹ có thể được xem như một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa cơ quan tình báo Mỹ và Ukraine, vốn trước đây ở 2 đầu chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh.Theo lời kể của các cựu quan chức tình báo 2 nước dành cho ABC News, sự hợp tác mang đến cho Kyiv thông tin để có thể tự vệ trước Moscow, trong khi Washington sẽ có cái nhìn về quá trình ra quyết định của Nga, dựa trên việc Ukraine và Nga từng thuộc Liên Xô và ít nhiều có sự gần gũi.“Họ (Ukraine) đi từ con số không đến một trong những đối tác quan trọng nhất của chúng tôi, đâu đó ngang hàng với quan hệ giữa tình báo Mỹ và Anh. Khả năng tiếp cận thông tin của họ rất quan trọng, do từng là đồng minh lâu năm với Nga. Họ biết những điều mà chúng tôi gần như không có manh mối gì”, một cựu quan chức tình báo Mỹ trả lời ABC News.Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) được cho là đã hỗ trợ Kyiv tái xây dựng Tổng cục tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), chi hàng triệu USD đào tạo sĩ quan tình báo Ukraine, xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hàng chục căn cứ hoạt động bí mật gần biên giới Nga. Cơ quan tình báo 2 nước cũng thực hiện những chiến dịch chung ở phạm vi toàn cầu, điều được xem là thể hiện mức độ tin cậy cao nhất trong lĩnh vực tình báo.Hơn 10 năm trước, vào năm 2014 nổ ra làn sóng biểu tình “Euromaidan” tại Ukraine, với đỉnh điểm là cuộc lật đổ chính phủ thân Nga của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Chính phủ mới thân phương Tây khi đó đã bổ nhiệm ông Valentyn Nalyvaichenko làm Giám đốc Cơ quan an ninh Ukraine (SBU). Tuy nhiên, điều khiến ông “sốc” là hầu hết lãnh đạo cơ quan này đã chạy sang Nga và Crimea. Ông Nalyvaichenko nói rằng SBU đã bị chi phối từ bên trong và thậm chí một số thành viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) làm việc trong bộ phận an ninh mạng của SBU. Sau đó, ông đã gọi đến đại sứ quán Mỹ và Anh để nhờ 2 nước hỗ trợ xây dựng lại các chương trình đào tạo SBU.Chính những bất ổn trong giới tình báo Ukraine ban đầu khiến tình báo phương Tây lo ngại khi muốn hợp tác với Kyiv, đặc biệt là cơ quan tình báo quân sự HUR. Việc ông Valeriy Kondratyuk trở thành lãnh đạo HUR và quyết định táo bạo tìm đến Mỹ đề nghị hợp tác đã bắt đầu giai đoạn phối hợp mạnh mẽ giữa Kyiv và Washington trong lĩnh vực vốn kín tiếng trước công chúng.“Không dễ gì để thuyết phục Mỹ rằng chúng tôi xứng đáng. Do đó tôi quyết định sẽ cho đi mà không cần nhận lại thứ gì”, ông Kondratyuk đề cập việc tiết lộ tài liệu quân sự tuyệt mật cho Mỹ. Các thẩm định viên CIA ban đầu vẫn để ngỏ khả năng tài liệu ông Kondratyuk cung cấp là những thông tin Moscow cố tình để lộ nhằm “tung hỏa mù”. Song, càng về sau họ nhận thấy đây là những thông tin đáng giá.Kể từ sau vụ sáp nhập Crimea, Ukraine đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến Nga, bao gồm quá trình ra quyết định, mẫu thiết kế hệ thống vũ khí, công nghệ tác chiến điện tử. “Chúng tôi cần Ukraine nhiều như cách họ cần chúng tôi về vấn đề Nga”, một cựu quan chức Mỹ nói.Hợp tác tình báo giữa Ukraine với Mỹ và Anh diễn ra chặt chẽ hơn từ năm 2016, với nhiều chương trình đào tạo sĩ quan Ukraine hoạt động tại Nga, thu thập tin tình báo, giám sát hoạt động và thực hiện chiến dịch bí mật. Nói đến việc Ukraine và Nga có sự gần gũi về địa lý và chính trị, đây có thể là con dao 2 lưỡi với Ukraine. Một mặt, Kyiv có thể thuận tiện hơn khi khai thác thông tin mật về Nga so với các đối tác phương Tây, nhưng mặt khác, có nhiều nguy cơ thông tin bí mật của Ukraine bị tiết lộ cho tình báo Moscow. Do đó, HUR đã lập một nhóm mới và chỉ tuyển mộ những nhân viên dưới 30 tuổi, không dính dáng đến quá khứ của Nga và Ukraine khi thuộc Liên Xô.Tuy sự hợp tác phát triển sâu rộng, 3 chính quyền tổng thống Mỹ, lần lượt của ông Barack Obama, ông Donald Trump và ông Joe Biden, ít nhiều thận trọng rằng quan hệ tình báo giữa Mỹ và Ukraine có thể khiêu khích Nga. Lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nhiều lần nhấn mạnh chỉ nên tập trung vào thu thập thông tin và ngăn CIA hỗ trợ Kyiv trong các hoạt động gây chết người hoặc phá hoại nhằm vào Nga. Đây được xem là những “lằn ranh đỏ” của Washington và Kyiv nhiều lần bất mãn vì Mỹ đặt ra quá nhiều hạn chế.Mâu thuẫn từng xảy ra khi ông Kondratyuk cử đơn vị tình báo đến Crimea thực hiện hoạt động cài chất nổ tại căn cứ Nga, song kế hoạch bại lộ dẫn đến cuộc đấu súng với lực lượng đặc nhiệm Nga và một số người thiệt mạng, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai cảnh báo đáp trả. Nhiệm vụ trên đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Obama phẫn nộ và ông Valeriy Kondratyuk, người góp công xây dựng quan hệ tình báo 2 nước, đã phải mất chức giám đốc HUR sau đó.Một số hạn chế đã được Mỹ nới lỏng khi Nga phát động chiến dịch tấn công Ukraine năm 2022. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đặc vụ CIA ở lại lãnh thổ Ukraine. Dù họ không được phép trực tiếp sát hại người Nga, CIA vẫn có thể cung cấp thông tin về các mục tiêu cho Ukraine.
Truy 'gốc rễ' khiến các dự án điện khí LNG trì trệ
Theo quy định mới, ô tô điện chạy pin kể từ ngày 1.3.2025 đến hết ngày 28.2.2027 tiếp tục được miễn lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%.Trước đó, trong tờ trình Chính phủ về đề xuất lệ phí trước bạ cho ô tô điện chạy pin, Bộ Tài chính cho biết, điều này nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tận dụng thời cơ cung ứng và kích thích người tiêu dùng sử dụng ô tô điện chạy pin.Chính phủ đã ban hành Nghị định số Nghị định số 10/2022 tháng 1.2022, quy định ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô điện chạy pin trong 3 năm (từ ngày 1.3.2022 - 1.3.2025), nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%; trong vòng 2 năm tiếp theo, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng chỗ ngồi.Quá trình triển khai thực hiện chính sách mức thu lệ phí trước bạ 0% đối với xe ô tô điện chạy pin thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra khi ban hành, có tác động đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và phân phối ô tô điện chạy pin, đối với môi trường không khí và tác động đối với thu ngân sách nhà nước.