Xiaomi ra mắt đồng hồ thông minh Redmi Watch 4, pin dùng 20 ngày
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnTrang sức nhiệt độ gây 'choáng' sàn diễn và thu hút tín đồ sành điệu
Theo ông Phạm Văn Thiều, năm 2024, trong bối cảnh hết sức khó khăn, song tỉnh Bạc Liêu vẫn thực hiện đạt và vượt 17/21 chỉ tiêu kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.207 tỉ đồng, vượt 7,6% dự toán, tăng 2% so cùng kỳ.Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để giúp Bạc Liêu vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chuyển nguy thành cơ giúp thu hút đầu tư có chọn lọc, đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 9% do Chính phủ giao, Bạc Liêu rất cần sự sự đóng góp quan trọng, đóng vai trò tiên phong, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp. Có thể nói, chưa khi nào vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội lại quan trọng và bức thiết như hiện nay.Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp đến Bạc Liêu đắn đo suy nghĩ không biết đầu tư được không, đầu tư cái gì, đầu tư vào đâu khi hiện nay Bạc Liêu là "cái bụng của vùng trũng", đến rồi đi thẳng Cà Mau, không ghé Bạc Liêu vì tỉnh không có sân bay, không có cảng biển và không có cao tốc, nên Bạc Liêu rất khó khăn.Vậy Bạc Liêu đi lên bằng gì, theo ông Phạm Văn Thiều, tỉnh đề xuất mở rộng quốc lộ 1A đoạn Sóc Trăng đến Cà Mau và đã được duyệt. Mở rộng tuyến đường ven biển đấu nối với các tỉnh lên đến Cần Thơ bằng vốn ODA giai đoạn 2025 - 2030, đầu tư cảng nước sâu Trần Đề. Chính phủ chấp thuận đầu tư cao tốc Kiên Giang - Rạch Giá - Hà Tiên - Bạc Liêu đấu nối với các tuyến cao tốc khác để có nhiều đường để đi. Cầu Gành Hào cuối năm hợp long nối với Cà Mau. Khi Cà Mau mở rộng sân bay, từ đây đến Bạc Liêu khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy bế tắc về giao thông sẽ được gỡ.Quan điểm chung của tỉnh thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án có quy mô lớn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Từ đó kêu gọi vào 5 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế - xã hội gồm: Phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo làm sao đến năm 2030 xuất khẩu tôm lên 3 tỉ USD; phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại dịch vụ - giáo dục - y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thu hút các dự án phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch để phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành một trong những Trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam; Trung tâm ngành công nghiệp tôm của Việt Nam và Trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long."Đến với Bạc Liêu, chúng tôi cam kết sẽ hợp tác tích cực, giải quyết kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng nhất và sẽ được hỗ trợ, ưu đãi tốt nhất, đồng hành phát triển lâu dài với quý doanh nghiệp, nhà đầu tư, với phương châm: thuận lợi, nhanh chóng và thân thiện. Đặc biệt cam kết của tỉnh là nói không với các chi phí không chính thức và nhất quán phương châm việc gì dễ dành cho doanh nghiệp, việc gì khó các cơ quan nhà nước phải làm. Sự thành công của quý doanh nghiệp chính là sự phát triển của Bạc Liêu", ông Thiều cam kết.Thu hút đầu tư vào 224 dự ánHiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang thu hút mời gọi đầu tư 224 dự án quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó lĩnh vực công nghiệp có 27 dự án; lĩnh vực nông nghiệp có 41 dự án; lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà ở có 96 dự án; lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có 25 dự án; lĩnh vực kết cấu hạ tầng có 25 dự án; lĩnh vực y tế - giáo dục và môi trường có 10 dự án.
FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỉ đồng
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.
Lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và có thể khiến nam giới khó duy trì sự cương cứng hơn.
Không ngại nắng hè, làn da vẫn luôn căng mướt nhờ những thực vật giải nhiệt này
Cũng theo công bố hiện trạng rừng của Bộ NN-PTNT, tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất là Bắc Kạn với 73,38%; tiếp theo là Quảng Bình với 68,70%; Tuyên Quang 65,18%.