Biến động vàng ngày 20.3: Giá vàng tăng vùn vụt
Ngày 22.1, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Tòa chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, sửa án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) 17 năm tù về tội nhận hối lộ và 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chịu là 22 năm tù (sơ thẩm bị cáo bị tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này).Tòa phạt bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) 17 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù).Theo tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Kỳ Hình đã nộp bổ sung hơn 4 tỉ đồng nên đã nộp đủ số tiền hưởng lợi bất chính. Ngoài ra, gia đình bị cáo Hình có công với cách mạng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều thành tích trong công tác, tham gia nhiều công tác xã hội...Bị cáo Đặng Việt Hà cũng đã nộp đủ số tiền nhận hối lộ ở giai đoạn sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo nộp thêm hơn 5 tỉ đồng, gia đình có công cách mạng, tham gia thiện nguyện, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của cán bộ công chức Cục Đăng kiểm Việt Nam...Ngoài ra, TAND cấp cao tại TP.HCM còn chấp nhận kháng cáo, giảm án cho nhiều bị cáo trong vụ án.Như Thanh Niên thông tin, bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Imexpharm đón đầu cơ hội trong thị trường biệt dược
Thông tin chia sẻ bởi ông Phạm Hồng Thưởng, Founder thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC tại sự kiện trao hội thảo chuyên môn với các đối tác Spa, Clinic, Chuyên gia và Bác sĩ da liễu, tổ chức ngày 19.12.2024. Được biết, cập nhật, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn cùng các đối tác chuyên gia luôn được GSC đề cao, là hoạt động phát triển trọng tâm hướng đến giải pháp làm đẹp bền vững, hiệu quả cho khách hàng.Founder Phạm Hồng Thưởng từng trải qua quãng thời gian dài công tác dưới vai trò kỹ sư tại Hàn Quốc, được tiếp xúc trực tiếp với quy trình công nghệ và nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiên tiến là tiền đề nhen nhóm niềm đam mê trong ông. Trở về Việt Nam khi đón đứa con thứ hai chào đời, niềm đam mê ấy mới thực sự được thắp lửa nhờ tình yêu và sự thấu hiểu những hy sinh và nỗi niềm của người vợ bị nám nặng sau sinh. Năm 2014, Founder quyết liệt từ bỏ vị trí Giám đốc ở một xí nghiệp để bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC. "Vào thời điểm đó, tôi nhận thấy người tiêu dùng Việt cần một thương hiệu thực sự chất lượng, kết hợp giữa thành phần tự nhiên và công nghệ hiện đại. Đó là lý do GSC tiên phong đưa công nghệ tế bào gốc từ Hàn Quốc vào sản phẩm nội địa - một bước tiến táo bạo nhưng đầy tiềm năng", ông Thưởng chia sẻ.Những năm đầu khởi nghiệp nhiều khó khăn, từ sự ngờ vực của thị trường đến áp lực cạnh tranh, GSC dần khẳng định mình nhờ kiên định với giá trị cốt lõi. Trải qua hành trình 10 năm đầu tiên, thành công lớn nhất mà thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC gặt hái được đó chính là sự hài lòng, yêu mến của hàng triệu khách hàng, đặc biệt là sự tin tưởng của những đối tác là các chuyên gia, bác sĩ da liễu, spa, clinic trên toàn quốc. Là một trong số ít những thương hiệu Dược mỹ phẩm Việt có định hướng chiến lược và giá trị theo đuổi rõ rệt, GSC đã thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với hơn hàng ngàn spa, clinic, bác sĩ da liễu và thẩm mỹ viện trên khắp cả nước. Trải qua hành trình 10 năm, thương hiệu không chỉ mang đến những giải pháp chăm sóc da bền vững cho phụ nữ Việt mà còn nỗ lực khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu toàn cầu.Mang theo sứ mệnh bảo vệ làn da, GSC cam kết đồng hành cùng khách hàng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh, tự nhiên và hạnh phúc. Năm 2020, GSC vinh hạnh nhận giải thưởng "Top 10 thương hiệu mạnh ASEAN", minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của GSC trong việc nâng tầm ngành dược mỹ phẩm Việt Nam.Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm liên tục biến đổi, người tiêu dùng dễ bị cuốn theo các xu hướng nhất thời, khiến làn da thiếu đi một chu trình chăm sóc ổn định và bền vững. Triết lý GSC theo đuổi tin rằng vẻ đẹp bền vững đến từ sức khỏe của làn da. Vì lẽ đó, giải pháp chăm sóc da bền vững là chiến lược cốt lõi mà GSC theo đuổi để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường khốc liệt.Theo đuổi chiến lược này, GSC đặt ra ba nhiệm vụ lớn: 1. Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên triết lý sức khỏe làn da2. Liên tục nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chuyên môn da liễu cho nhân sự, đối tác và đặc biệt là nâng cao hiệu quả dịch vụ tại các spa, clinic thành viên.3. Xây dựng cộng đồng chăm sóc da bền vững, với trọng tâm là sự hiệu quả, tối giản, lành mạnh và hạnh phúc.Chúng tôi không chỉ sản xuất mỹ phẩm mà còn lan tỏa triết lý chăm sóc da từ gốc, vì vẻ đẹp bền vững không chỉ là làn da khỏe mạnh mà còn là hạnh phúc lâu dài của mỗi khách hàng", ông Thưởng khẳng định.Với cam kết giữ vững giá trị cốt lõi, GSC tự tin tiếp tục hành trình tiên phong trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, góp phần nâng tầm ngành làm đẹp Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
3 cách thay đổi lối sống giúp bạn dễ có con hơn
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất bổ sung quy định về nhóm thu nhập khác thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân để bao quát được thực tiễn có thể phát sinh, thực hiện mở rộng cơ sở thuế.Điều 3 luật Thuế thu nhập cá nhân quy định chung về thu nhập chịu thuế bao gồm 10 loại thu nhập: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng.Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và các hình thức hoạt động kinh doanh mới đã phát sinh một số khoản thu nhập khác của cá nhân ngoài các loại thu nhập chịu thuế đã được quy định nêu trên, thường là các khoản thu nhập khác có tính chất đặc thù như thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản, quyền tài sản là tên miền internet, sim - số điện thoại...Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, quyền tài sản này cũng có bản chất giống với một số khoản thu nhập không thường xuyên (thu nhập vãng lai) đang thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân hiện nay như thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại...Theo Bộ Tài chính, qua rà soát kinh nghiệm của các nước quy định về các loại hình thu nhập chịu thuế, ngoài việc liệt kê các nhóm thu nhập như: thu nhập từ việc làm (tiền lương, tiền công, các khoản thưởng và thu nhập khác do lao động); thu nhập từ tác quyền; thu nhập từ tiền lãi; thu nhập từ cổ tức; thu nhập từ kinh doanh cá nhân; thu nhập từ tiền lương hưu; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản; thu nhập từ cho thuê tài sản, còn có quy định nhóm thu nhập khác để bao quát các trường hợp trên thực tế có thể phát sinh mà tại thời điểm ban hành luật có thể chưa xuất hiện trên thực tế. Các nước thường có quy định mang tính nguyên tắc để đảm bảo tính bao quát đối với các khoản thu nhập khác (hay thu nhập có tính chất bất thường) của cá nhân.Với sự đa dạng nguồn gốc thu nhập của cá nhân gắn với mục tiêu, yêu cầu mở rộng cơ sở thuế, tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới, Bộ Tài chính nhấn mạnh, cần rà soát bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế theo hướng bổ sung nhóm thu nhập khác (đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế) hoặc quy định cụ thể các khoản thu nhập khác (thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản là tên miền internet, sim - số điện thoại...) là thu nhập chịu thuế.Bộ Tài chính cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định để mở rộng phạm vi thu nhập từ thừa kế, quà tặng. Đối với thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng, luật hiện hành mới chỉ quy định thu thuế đối với tài sản thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng mà không thu thuế thu nhập cá nhân đối với một loại tài sản thừa kế mà nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng.Qua rà soát kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia đánh thuế thừa kế, quà tặng theo giá trị, bao gồm cả tài sản và tiền mặt. Tại Thái Lan, tài sản chịu thuế thừa kế bao gồm bất động sản, chứng khoán theo quy định của pháp luật, tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc các loại tiền khác có tính chất tương tự, xe đã đăng ký và tài sản tài chính. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... quy định thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thừa kế bao gồm tất cả tài sản được thừa kế. Để đảm bảo tính bao quát, công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cùng một loại thu nhập, phù hợp với pháp luật dân sự hiện hành về thừa kế và các hình thức thừa kế, Bộ Tài chính đề xuất cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về thu nhập từ thừa kế, quà tặng tại luật Thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp với thực tiễn.
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Những tấm lòng vàng 23.11.2023
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".