Ốc mặt trăng vừa ăn vừa ngắm
Nhiều hướng dẫn viên du lịch tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hầu hết các đoàn khách quốc tế đến đảo ngọc đều vào viếng Thiền viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc. Sáng 3.2, ghi nhận tại Thiền Viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc (tọa lạc xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc), khách nước ngoài bắt đầu đổ về từ 9 giờ sáng. Càng về sau, lượng khách càng đông hơn. Khách nước ngoài đến Phú Quốc có 2 dạng: những nhóm nhỏ lẻ thường thuê xe máy đi tham quan tự túc, những nhóm đông người tham quan bằng ô tô thông qua các công ty lữ hành. Chia sẻ với chúng tôi, anh Dũng, một hướng dẫn viên tự do cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán, anh phải làm việc hết công suất. Sáng 3.2, anh dẫn đoàn khách nước ngoài gồm 27 khách, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. "Trưa cùng ngày, đoàn sẽ ra sân bay Phú Quốc. Dù lo sợ trễ giờ so với lịch trình tour, nhưng vì chiều lòng khách, tôi ráng đưa đoàn tham quan chùa Hộ Quốc. Đây cũng là điểm cuối cùng trước khi đưa đoàn ra sân bay làm thủ tục", anh Dũng nói.Tại chùa Hộ Quốc, nhiều khách quốc tế cũng viếng chùa như người Việt, chắp tay, khấn vái và dâng hương. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Quốc Tuấn (hướng dẫn viên tự do), Phú Quốc bắt đầu đông khách từ tháng 10.2024. Anh đã đi hướng dẫn liên tục từ thời điểm đó cho đến nay và hầu như đoàn nào anh dẫn cũng ghé qua chùa Hộ Quốc.Đối với tất cả đoàn khách, đặc biệt là khách quốc tế, trước khi vào chùa tham quan hay chiêm bái, anh Tuấn đều hướng dẫn nhanh từ trang phục tới lễ nghi, ăn nói nhẹ nhàng... "Đối với các đoàn có người theo đạo Phật, họ thực hiện rất tốt nơi tôn nghiêm; còn các đoàn không có đạo, họ chỉ đến chụp hình check-in rồi rời đi", anh Tuấn nói thêm.Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Vina Phú Quốc cho biết, trong những ngày Tết Ất Tỵ, Phú Quốc đón rất nhiều khách quốc tế. Đó là điều đáng mừng cho du lịch đảo ngọc. Tuy nhiên, khách quốc tế đến Phú Quốc gần đây là chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, Phú Quốc cũng đang gặp khó khi mà lực lượng hướng dẫn viên hiện nay sở trường ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.Thầy giáo có dấu hiệu đe dọa nữ sinh: Nhà trường xin lỗi gia đình học sinh
Ở miền Nam, giá heo hơi Bình Dương tăng 1.000 đồng lên 64.000 đồng/kg còn tại Trà Vinh tăng 1.000 đồng lên 62.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở các tỉnh thành còn lại dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg. Riêng Tiền Giang thấp nhất khu vực chỉ 61.000 đồng/kg.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Khi biết đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vào thi đấu trận chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, bà Lại Thị Thu, mẹ của đội trưởng Lê Văn Thức đã quyết định bắt máy bay từ Thanh Hóa vào TP.HCM để trực tiếp cỗ vũ cho con trai. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Thu cho biết Thức mê đá bóng từ nhỏ. "Mỗi lần đi đá về là bị mẹ la, vậy chứ mẹ có la có chửi rồi nó cũng đi bằng được à. Tại Thức mê đá bóng từ bé rồi, ngày nào cũng đi, trầy chân, trầy tay hay có bị mẹ đánh thì Thức vẫn quyết tâm đi bằng được à", bà Thu kể.Có mặt trên khán đài, bà Thu cùng rất nhiều cổ động viên đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt. Tiếp thêm động lực cho các cầu thủ trên sân thi đấu.Bằng lối chơi hợp lý và sự tỏa sáng của các cầu thủ, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã giành chiến thắng trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đặc biệt, trong đội trưởng Lê Văn Thức đã đóng góp một bàn trong chiến thắng 2 -1 trước đối thủ, qua đó giành chức vô địch của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO ngay lần đầu dự giải.Đội bóng xứ Thanh sẽ cùng đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO diễn ra từ ngày 22.3 đến 30.3 với sự góp mặt của 4 đội bóng quốc tế khác đến từ các trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á.
4 thiết kế phải xem từ buổi trưng bày Savoir Faire của nhà mốt LV
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.