SUV 7 chỗ: Doanh số thấp kỷ lục, Toyota Fortuner tiếp tục bán chưa tới 100 xe
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.Cụ thể gồm: Công ty Agoda International Pte.Ltd (website công ty: https://www.agoda.com); Công ty Paypal Pte.Ltd (website công ty: https://www.paypal.com); Công ty AirBnb Ireland Unlimited (website công ty: https://www.Airbnb.com); Công ty Booking.com BV (website công ty: https://www.Booking.com).Trên cơ sở các quy định hiện hành và thực hiện yêu cầu về quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số, Cục Thuế doanh nghiệp lớn (đơn vị được Tổng cục Thuế giao phân công quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài - PV) đã chủ động rà soát và tuyên truyền, hỗ trợ cũng như nhiều lần có văn bản đôn đốc, yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh đại đa số các nhà cung cấp nước ngoài nghiêm túc thực hiện, vẫn còn một số nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó có 4 nhà cung cấp nước ngoài nêu trên.Cục Thuế doanh nghiệp lớn đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, gồm: Bộ TT-TT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an… phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp trong công tác quản lý đối với 4 nhà cung cấp nước ngoài Agoda, Paypal, AirBnb và Booking.Theo Tổng cục Thuế, năm 2024, kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước đạt 116.000 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.Năm 2024 đã có thêm 48 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai nộp thuế tại Việt Nam, nâng tổng số lên 123 nhà cung cấp nước ngoài khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế khai, nộp đạt 8.687 tỉ đồng, tăng 26% số thu cùng kỳ năm 2023.UBND TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường
Cụ thể, Thông báo số 70 của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trần Phước Hiền - Giám đốc, người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH quốc tế Doanh Tín (địa chỉ: 405/2 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP.HCM).Lý do tạm hoãn xuất cảnh, theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4, ông Trần Phước Hiền là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là Công ty TNHH quốc tế Doanh Tín. Hiện doanh nghiệp này thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định cưỡng chế số 148 ngày 24.10.2024; Thông báo 107 ngày 30.9.2024 về tiền thuế còn thiếu của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4.Số tiền bị cưỡng chế là 58.950.492 đồng, chưa bao gồm tiền chậm nộp tính từ thời điểm phát sinh nợ thuế đến thời điểm người nộp tiền nợ thuế theo quy định. Thời gian tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 6.2.2025 đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.Trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH quốc tế Doanh Tín được thành lập từ tháng 12.2001, hiện đang hoạt động. Lĩnh vực đăng ký là bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh.
Tổng kết webinar với chủ đề làm đẹp cùng Rejuvaskin Việt Nam
Việc cung cấp chính sách ưu đãi cho những ngành sản xuất, thương mại đặc thù là cách để các ngân hàng minh chứng cho cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, lực lượng có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế. Thường thì mỗi ngân hàng sẽ tập trung cung cấp chính sách ưu tiên cho một số lĩnh vực nhất định, vừa giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời cũng tối ưu hóa nguồn lực hơn so với việc áp dụng dàn trải.Với lợi thế là ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp SME hơn 10 năm qua, VPBank thấu hiểu và tự tin cung cấp hàng loạt các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề, để đảm bảo khách hàng dễ tiếp cận chính sách và lợi ích để kịp thời thiết lập phương án sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả và có thể thích nghi với những đợt biến động của thị trường.Đơn cử như chính sách dành cho khối doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN). VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai gói cho vay vốn thuê/mua bất động sản cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại các khu vực này với lãi suất chỉ từ 0,6%/tháng. Đối với các DN vay với mục đích đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng sẽ được hưởng ân hạn trả gốc lên đến 18 tháng, giúp DN ổn định dòng tiền, giảm áp lực thanh toán gốc để tập trung vào mục đích xây dựng, sửa chữa…; còn với mục đích bổ sung vốn lưu động thì có cơ chế lãi suất hấp dẫn, ưu đãi giảm lãi suất hơn các khoản vay thông thường.Điểm đặc biệt hơn nữa là chính sách ưu đãi này của VPBank chấp nhận tài sản đảm bảo (TSĐB) là hợp đồng thuê/mua BĐS KCN, CCN, với hạn mức cho vay lên tới 70% giá trị hợp đồng và thời hạn vay lên tới 20 năm.Đối với DN sản xuất-kinh doanh-cung ứng trong ngành gạo, VPBank cung cấp giải pháp cấp tín dụng vay vốn, phát hành Thư tín dụng, Bảo lãnh, Chiết khấu, Thấu chi, Bao thanh toán … cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo thông thường hoặc theo các chương trình thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia.Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có doanh thu lớn được cấp hạn mức với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm tối đa lên tới 50 tỉ đồng, đồng thời, hạn mức này sẽ được tăng lên tối đa tới 150 tỉ đồng, trường hợp khách hàng bổ sung thế chấp thêm phần tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Với các doanh nghiệp cung ứng, kinh doanh khác, các tỷ lệ tương ứng là 10 tỉ đồng đối với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm & 70 tỉ đồng đối với phần hạn mức không tài sản bảo đảm và có bổ sung thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Có thể thấy năm 2024, Việt Nam có sự đột phá về xuất khẩu gạo và cần giữ vững vị thế trong những năm tiếp theo. Theo dự báo, năm 2025 xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ dồi dào hơn, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp sẽ cần đầu tư về chất lượng sản phẩm, tăng cường các giống lúa chất lượng cao, ứng phó với hạn mặn và biến đổi khí hậu…. Theo đó, việc tạo chính sách hỗ trợ ngành Gạo của các ngân hàng là điều hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp linh hoạt trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu của mình.Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dệt may cũng được VPBank kịp thời bổ sung vào danh mục ưu đãi. Theo đó, kể từ tháng 7.2024, doanh nghiệp dệt may được VPBank xét cấp hạn mức tín dụng lên tới 100 tỉ đồng, nếu doanh nghiệp thế chấp bằng quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, hoặc trường hợp doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm thì vẫn có cơ sở được xét duyệt cấp hạn mức một cách linh hoạt. Trường hợp doanh nghiệp có TSBĐ là quyền đòi nợ từ các hợp đồng gia công đầu ra thì tỷ lệ cấp hạn mức lên tới 80% giá trị hợp đồng. Nếu doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản và quyền sử dụng đất thì hạn mức được tăng thêm 10%. Mục đích phê duyệt vay vốn rất đa dạng, từ mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng đến bổ sung vốn lưu động đều được xét duyệt để cấp hạn mức cao tại VPBank.Lĩnh vực Dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế cũng nhận được sự "trợ lực" đặc biệt đến từ VPBank. Với các doanh nghiệp có thâm niên hoạt động, tỷ lệ phần giá trị hạn mức tín chấp tối đa được cấp tương đương 20% doanh thu của năm liền trước, cao nhất lên tới 50 tỉ đồng hoặc lên tới 100 tỉ đồng (nếu Doanh nghiệp cung cấp bổ sung tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai).Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp cấp tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, như dùng sản phẩm bảo lãnh dự thầu khi tham gia đấu thầu cấp thuốc, thiết bị y tế định kỳ hằng năm, hay phát hành thư tín dụng, phát hành bảo lãnh, bao thanh toán với hoạt động cung cấp dược, vật tư và thiết bị y tế tới các bệnh viện. Với gói tài trợ bao thanh toán, Doanh nghiệp có thể đề xuất tài trợ tới 95% giá trị hóa đơn, hoặc bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng (với tỷ lệ thiếu TSBD được chấp thuận lên tới 100%). Đặc biệt, nếu sử dụng sản phẩm phát hành LC (thư tín dụng), DN chỉ cần ký quỹ từ 5-10%..Đây là những điều kiện vô cùng ưu đãi mà một tổ chức tài chính như VPBank cung cấp cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới của mình, dù việc vận hành và kiểm soát rủi ro không hề đơn giản."Từ kinh nghiệm dày dặn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khối doanh nghiệp, VPBank có thể triển khai áp dụng hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho đa dạng các ngành. Bên cạnh đó, việc thường xuyên gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp là động lực giúp VPBank hoàn thiện các chính sách sản phẩm của mình. Kinh nghiệm vận hành cộng với đội ngũ kinh doanh thiện chiến và có năng lực tư duy cao đã giúp cho VPBank không chỉ tự tin triển khai chính sách tốt nhất thị trường mà còn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả. Trong tương lai, tổ chức tài chính nào càng linh hoạt trong chính sách sản phẩm thì sẽ càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường", đại diện lãnh đạo VPBank cho biết.Doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách sản phẩm của VPBank có thể tham khảo thông tin chi tiết tại https://smeconnect.vpbank.com.vn/dangky/vay-doanh-nghiep-nganh hoặc liên hệ với tổng đài 1900 234 568 để được tư vấn.
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Rejuvaskin Việt Nam tham dự Hội nghị Da liễu học Mekong lần thứ 7 tại Cà Mau
Các thống kê cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới. Ví dụ, bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở phụ nữ nhiều gấp từ 2-3 lần so với nam giới. Các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng có thể là do sự mất cân bằng nội tiết và yếu tố di truyền.