Giáo viên mầm non trổ tài múa rối, vừa đàn vừa hát
Ngày 10.1, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (TP.Hà Nội) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm dành cho trẻ em không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, H.Đan Phượng.Tại thời điểm kiểm tra kho hàng, toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ. Điều này khiến công tác kiểm đếm, phân loại của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm đã có hiện tượng chảy nước và xuất hiện mùi hôi nồng nặc.Chủ kho hàng thừa nhận lô hàng trên 13 tấn thực phẩm này hoàn toàn không có nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, được thu mua trôi nổi trên thị trường, chủ yếu từ biên giới, sau đó đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Nếu trót lọt, số thực phẩm không rõ nguồn gốc này sau đó sẽ được cung cấp ra các cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên địa bàn thành phố, đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, thu giữ toàn bộ số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan để tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Theo niêm yết, lô hàng vi phạm có tổng trị giá gần 1,9 tỉ đồng.Trước đó, đơn vị QLTT này cũng đã phối hợp với cơ quan công an tiến hành kiểm tra và thu giữ tại Khu công nghiệp Quang Minh và một cơ sở kinh doanh tại H.Thanh Trì (Hà Nội), phát hiện một lượng lớn hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đựng trong các thùng carton vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện. Đoàn kiểm tra ghi nhận gần 10 tấn hàng hóa là sách bò, dạ dày bò, dạ dày heo đông lạnh không có nhãn mác, trên bao bì không thể hiện thông tin về sản phẩm, ngày tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng. Trong đó, nhiều nhất là sách bò với số lượng khoảng 8 tấn. Theo quan sát, nhiều sản phẩm đã xuất hiện dấu hiệu phân hủy, biến đổi màu sắc và bốc mùi hôi thối.Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm 'Quốc bảo Việt Nam'
Ngoài việc ô nhiễm nước thải khiến cánh đồng lúa phải bỏ hoang, Khu Liên hợp xử lý rác thải Sông Công cũng khiến cuộc sống trong thôn Lý Nhân đảo lộn do ô nhiễm khói bụi.
Vĩnh Long: 2 học sinh bị rắn cắn tại thư viện trường tiểu học
Theo IGN, mạng PlayStation Network (PSN) đã ngừng hoạt động từ tối 7.2, ảnh hưởng đến người dùng trên toàn cầu khi họ không thể chơi game trực tuyến hoặc truy cập một số trò chơi kỹ thuật số. Sự cố này kéo dài hơn 14 giờ, nhưng Sony vẫn chưa có phản hồi chính thức ngoài một tuyên bố ngắn xác nhận dịch vụ đang gặp vấn đề.Một số người dùng đã có thể đăng nhập lại và truy cập cửa hàng PlayStation Store, nhưng hầu hết trò chơi trực tuyến, bao gồm bản beta mở của Monster Hunter Wilds, vẫn không thể hoạt động. Theo trang theo dõi DownDetector, sự cố bắt đầu lúc 18 giờ 14 tối 7.2 theo giờ châu Âu, với hơn 70.000 báo cáo trong vòng 30 phút.Sự cố lần này gợi nhớ đến vụ gián đoạn kéo dài 21 ngày vào năm 2011, khi hacker tấn công hệ thống của Sony, làm lộ thông tin cá nhân của 77 triệu tài khoản. Khi đó, Sony đã phải bồi thường bằng chương trình "Welcome Back", cung cấp dịch vụ PlayStation Plus miễn phí một tháng và hai trò chơi miễn phí cho người dùng. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy sự cố lần này là do tấn công mạng, nhưng thời gian gián đoạn kéo dài và sự thiếu minh bạch từ Sony đang khiến nhiều người lo ngại.Ngoài việc ngăn chặn chơi game trực tuyến, sự cố còn ảnh hưởng đến các trò chơi kỹ thuật số yêu cầu xác thực giấy phép qua mạng PSN. Chủ sở hữu PlayStation Portal cũng bị tác động nghiêm trọng vì thiết bị này cần kết nối mạng để phát trực tuyến trò chơi từ PS5 hoặc đám mây. Một số game thủ trên PC cũng báo cáo rằng họ không thể chơi các tựa game PS5 được chuyển sang nền tảng này, dù Sony trước đó đã loại bỏ yêu cầu đăng nhập PSN trên PC vào cuối tháng 1.Sony vẫn chưa có phản hồi trước các yêu cầu làm rõ nguyên nhân sự cố. Thông báo chính thức gần nhất được đăng trên tài khoản Ask PlayStation trên X (Twitter) vào tối 7.2, chỉ đơn giản xác nhận rằng công ty "đã nhận được báo cáo về sự cố" mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.Hiện vẫn chưa rõ khi nào PSN sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn. Người dùng đang mong đợi Sony đưa ra giải thích cụ thể và có biện pháp khắc phục thỏa đáng nếu sự cố kéo dài.
Hãng tin kể trên tiết lộ Carl Erik Rinsch bị bắt tại West Hollywood, California, Mỹ vào ngày 18.3 (theo giờ địa phương) với cáo buộc lừa đảo 11 triệu USD của Netflix. Các công tố viên cho biết ban đầu Netflix đã trả khoảng 44 triệu USD để mua một chương trình chưa hoàn thành (có tên White Horse) từ Rinsch nhưng sau đó đạo diễn đã yêu cầu "gã khổng lồ trực tuyến" chi thêm 11 triệu USD vào năm 2020 để hoàn thiện tác phẩm. Tuy nhiên, Rinsch không dùng số tiền này để hoàn tất quá trình sản xuất mà lặng lẽ chuyển số tiền đó vào một tài khoản môi giới cá nhân. Qua đó, ông thực hiện một loạt phi vụ đầu tư thất bại và mất khoảng một nửa số tiền trong vòng 2 tháng.Theo cáo trạng, Carl Erik Rinsch sau đó đã đổ số tiền còn lại vào thị trường điện tử và thu được lợi nhuận đáng kể rồi chuyển số tiền ấy vào tài khoản ngân hàng cá nhân. Từ đó, Rinsch ước tính đã chi khoảng 10 triệu USD cho các chi phí cá nhân, mua sắm. Trong đó, đạo diễn này đã chi 1,8 triệu USD cho hóa đơn thẻ tín dụng; 1 triệu USD thuê luật sư để kiện Netflix đòi thêm tiền; 3,8 triệu USD cho đồ nội thất và đồ cổ; 2,4 triệu USD cho 5 chiếc Rolls-Royce và 1 chiếc Ferrari; 652.000 USD cho đồng hồ, quần áo.Theo Văn phòng Luật sư Mỹ tại Quận phía nam của New York, Carl Erik Rinsch bị buộc 1 tội danh gian lận chuyển tiền (có mức án tối đa là 20 năm tù), 1 tội danh rửa tiền (có mức án tối đa là 20 năm tù) và 5 tội danh tham gia vào các giao dịch tiền tệ bằng tài sản có nguồn gốc từ hoạt động bất hợp pháp (mỗi tội danh có mức án tối đa là 10 năm tù). AP cho biết nhà làm phim 47 tuổi đã trải qua phiên tòa sơ thẩm tại tòa án liên bang ở Los Angeles. Thẩm phán tòa sơ thẩm Pedro V. Castillo đã ra lệnh thả Rinsch vào cuối ngày 18.3 sau khi ông đồng ý nộp khoản tiền bảo lãnh 100.000 USD (khoảng hơn 2,5 tỉ đồng) để đảm bảo ông sẽ ra hầu tòa ở New York, nơi bản cáo trạng của ông được đệ trình.Luật sư của Carl Erik Rinsch từ chối bình luận bên ngoài tòa án. Trong khi đó, Netflix cũng không đưa ra phản hồi về vụ việc. Hiện ngày mà Carl Erik Rinsch hầu tòa ở New York vẫn chưa được ấn định.Carl Erik Rinsch là đạo diễn hoạt động tại Mỹ. Sự nghiệp làm phim của ông nhận được sự chú ý khi cầm trịch tác phẩm 47 Ronin (2013) có Keanu Reeves, Hiroyuki Sanada và Rinko Kikuchi đóng chính. Phim có kinh phí sản xuất lên tới 175 triệu USD và sở hữu dàn diễn viên danh tiếng nhưng không được đánh giá cao về mặt phê bình lẫn thương mại. Sau dự án này, Rinsch quay lại làm đạo diễn quảng cáo.
Mang nét hiện đại tinh tế cho ngôi nhà của bạn với màu sơn trắng sứ
Theo đó, HLV Mourinho phàn nàn về các quyết định của trọng tài, nhưng đã có lời nói khiến phía CLB Galatasaray cực kỳ tức giận, cho rằng đó là hành động phân biệt chủng tộc và đã khởi kiện nhà cầm quân người Bồ Đào Nha."Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến trận đấu hôm nay không hay là do trọng tài. Cả hai đội đều chiến đấu rất tốt. Nhưng trọng tài là người phải chịu trách nhiệm cho trận đấu (trọng tài Slavko Vincic, người Slovenia). Mục tiêu của ông ấy là rút thẻ vàng cho một cầu thủ của Galatasaray ở đầu trận. Nếu là trọng tài người Thổ Nhĩ Kỳ, cầu thủ này đã phải nhận thẻ vàng, thậm chí bị đuổi khỏi sân vì phản ứng. Trong tình huống tôi đã đề cập, mọi người trên băng ghế dự bị của đối phương đều nhảy dựng lên như khỉ. Màn trình diễn của trọng tài chỉ ở mức hạng nhất. Đây là một trận đấu rất cạnh tranh, có lẽ không phải là một trận đấu hay về mặt bóng đá, nhưng có sự cạnh tranh tốt", HLV Mourinho nói sau trận, nhưng đã kích động sự phản ứng dữ dội từ phía CLB Galatasaray.Theo kênh CBS Sports Golazo, CLB Galatasaray đã gửi đơn kiện HLV Mourinho có lời lẽ phân biệt chủng tộc lên ban tổ chức giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ (Super Lig), cũng như các tổ chức UEFA và FIFA. Thậm chí, đội bóng này còn tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với nhà cầm quân nổi tiếng người Bồ Đào Nha.Trong thông báo, CLB Galatasaray cho biết: "Kể từ khi tiếp quản vị trí HLV ở Thổ Nhĩ Kỳ, HLV Mourinho của Fenerbahce liên tục đưa ra những tuyên bố xúc phạm người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, bài phát biểu của ông đã chuyển từ những bình luận vô đạo đức thành lời lẽ vô nhân đạo rõ ràng. Chúng tôi chính thức tuyên bố ý định khởi xướng các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến những phát biểu phân biệt chủng tộc của Mourinho và sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức lên UEFA và FIFA. Hơn nữa, chúng tôi sẽ cẩn thận quan sát lập trường của Fenerbahce, một tổ chức tuyên bố duy trì "các giá trị đạo đức mẫu mực", để đáp lại hành vi đáng chê trách từ HLV của họ".Mặc dù vậy, CLB Fenerbahce đã lên tiếng bảo vệ HLV Mourinho, khẳng định ông không hề có sự phân biệt chủng tộc trong lời nói. "Những gì Mourinho nói là sai, nhưng không phải là phân biệt chủng tộc. Họ chỉ muốn tạo dựng sự cố và cáo buộc vô cớ", ông Volkan Demirel, cựu cầu thủ và là thành viên ban lãnh đạo CLB Fenerbahce, cho biết. Phó chủ tịch CLB Fenerbahce, Akun Ilacli cũng cho rằng: "Lời nói của HLV Mourinho không có hàm ý phân biệt chủng tộc. Ông ấy chỉ ám chỉ đối phương phản ứng thái quá, nhưng dùng từ ngữ không phù hợp".Tại giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ, trận hòa trước kình địch Galatasaray khiến Fenerbahce vẫn còn thua đối thủ 6 điểm sau 24 trận (64 so với 58), trong khi giải còn 10 vòng đấu. Cơ hội vô địch với đội quân của HLV Mourinho vẫn còn, nhưng vụ tranh cãi xảy ra với Galatasaray sẽ khiến mọi thứ trở nên vô cùng căng thẳng. Thậm chí, có khả năng nhà cầm quân này sẽ đối mặt án phạt nặng vì những lời nói không hay đã thốt ra.