Quán bún mọc '3 chị em' ở TP.HCM hơn nửa thế kỷ: Khách yên tâm không sợ… mất xe
"Mặc cho sự khó khăn về kinh tế, chính sách giá nguyên vật liệu tăng cao... "gia tăng chất lượng, giữ giá sản phẩm" vẫn luôn là chiến lược mũi nhọn được Orion định hướng, đầu tư và phát triển xuyên suốt nhiều năm qua. Song song với chính sách tăng trọng lượng cho sản phẩm, chúng tôi cũng đồng thời thực hiện nhiều chiến dịch khác trong đó các chiến dịch xanh, nổi bật như chương trình "bao bì hiền lành", không chỉ giúp Orion giảm chi phí vận hành, đầu tư mà còn hướng đến bảo vệ môi trường" - đại diện Orion Food Vina chia sẻ.Các công trình xanh trở thành trọng tâm của thị trường bất động sản
Cha tôi người ở lại tập 11 và 12 có những nội dung ngày càng gay cấn khi ông Huấn vì muốn bố ký sang nhượng đất ở quê mà tìm mọi cách tiếp cận Việt để thuyết phục cậu bé quay về nhận ông nội, nhận bố đẻ và gia đình. Sau khi biết rõ chiêu trò của ông Huấn, Việt đã phản ứng quyết liệt, tuyên bố chỉ có một người bố là ông Bình và không bao giờ nhận ông Huấn.Ở một vài diễn biến khác, ông Huấn đến nhà gặp ông Bình và ông Chính rồi chê bai cuộc sống chật chội, điều kiện kém… Ông Huấn đem theo một vali tiền khoảng 1 tỉ đồng đưa cho ông Bình, đổi lại ông Bình phải giao Việt về với bố đẻ. Và tất nhiên, cả hai ông bố đều không thể chấp nhận điều kiện của ông Huấn. Ông ta bị đuổi ra khỏi nhà.Đặc biệt trong Cha tôi người ở lại tập 12 tiếp tục có những nội dung cho thấy, vì biết không lay chuyển được Việt nên ông Huấn giở trò "chơi bẩn", tìm cách thuê lại mặt bằng quán chay của ông Bình rồi yêu cầu ông Bình một tuần nữa phải trả lại mặt bằng. Biết chuyện, Việt đã rất bức xúc và đi gặp ông Huấn nhưng lại tiếp tục nhận được những lời đe dọa từ bố đẻ…Cha tôi người ở lại tập 13 lúc 20 giờ tối nay 17.3 trên VTV1 tiếp tục những diễn biến cho thấy sau khi quán chay của bố Bình bị ông Huấn phá hoại, không cho làm ăn thì tình hình kinh tế của gia đình có vẻ rơi vào khó khăn. Ba đứa trẻ đã lén hai ông bố đi làm thêm, bỏ cả giờ học phụ đạo.Trong một diễn biến khác, tại công ty xây dựng, một đàn em báo lại với ông Chính rằng khu biệt thự ông đấu thầu do vướng sai phạm nên sẽ bị đình chỉ xây dựng. Đây là dự án mà ông mượn số tiền tiết kiệm của ông Bình để đầu tư, mong kiếm ít tiền.Cha tôi người ở lại tập 13: Hai ông bố rơi vào cảnh kiệt quệ tài chính?
Lễ 30.4 - 1.5 nghỉ 5 ngày: 'Rất tiếc vì không có kế hoạch nghỉ sớm hơn'
Phía sau câu chuyện về cái tết đầu tiên của cô gái Bỉ ở TP.HCM là một hành trình đầy xúc động và ngập tràn yêu thương.Ngày 11.3.2024, chuyến bay của Clara từ Mexico đáp xuống Việt Nam, mang theo mong ước đặc biệt trong cuộc đời của cô gái người Bỉ gốc Việt: Tìm mẹ ruột! Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên gặp Clara ở một nhà hàng tại Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi đã ấn tượng với cô gái hiền lành, tình cảm.Hành trang quý giá nhất mà Clara mang theo trong chuyến đi này là hồ sơ nhận nuôi với thông tin ít ỏi và một trái tim khao khát đoàn tụ. Kể với chúng tôi, cô gái Bỉ cho biết tên khai sinh của mình là Huỳnh Thị Ánh Hoa, sinh lúc 9 giờ 35 phút ngày 4.12.1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM). Bé gái Ánh Hoa khi đó được mẹ ruột sinh thường, khỏe mạnh, nặng khoảng 3 kg. Mẹ ruột Clara khai tên Huỳnh Thị Lý, 22 tuổi (có thể sinh năm 1976). 3 ngày sau khi sinh, 7.12.1998, mẹ của chị không hiểu vì lý do gì bỗng biệt tăm khỏi bệnh viện. Sau đó, Ánh Hoa được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Q.Gò Vấp nuôi dưỡng.May mắn đã mỉm cười khi bé gái bất hạnh bị bỏ rơi năm nào được một cặp vợ chồng người Bỉ tốt bụng nhận nuôi, đặt tên là Clara Mayers. Theo những thông tin trong hồ sơ cũng như ký ức mà cha mẹ nuôi kể lại, 26 năm sau, Clara về lại nơi mình cất tiếng khóc chào đời để tìm mẹ ruột Việt Nam.Dù đã về TP.HCM, thậm chí xuống tận Tiền Giang để tìm kiếm với sự giúp đỡ của nhiều người Việt tốt bụng, nhưng đến nay, cô gái Bỉ vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về cha mẹ ruột của mình.Không ít lần xét nghiệm ADN, mất ngủ vì hy vọng để rồi bật khóc thất vọng, nhưng Clara vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Ngày đầu gặp tôi, Clara nói rằng sẽ ở Việt Nam 2 tháng trong hành trình tìm mẹ cũng như khám phá đất nước nơi mình sinh ra. Nhưng trước khi khởi hành về Bỉ, chị đã có một quyết định mà không ai ngờ tới."Trước khi về tìm mẹ ruột, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện ở lại Việt Nam. Nhưng 2 tháng ở đất nước này, trước ngày khởi hành trở lại Bỉ, tôi cảm thấy không muốn quay lại đó chút nào. Tôi cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc ở Việt Nam và tôi nghĩ "tại sao không thay đổi kế hoạch của mình?" và tìm việc ở đây để tôi có thể ở lại quê hương nơi mình sinh ra", cô gái Bỉ kể lại.Với Clara, quyết định này sẽ cho chị có nhiều thời gian hơn để tìm gia đình ruột thịt của mình và khám phá thêm về nguồn gốc về đất nước nơi chị cất tiếng khóc chào đời. Thêm vào đó, chị thích sống ở đây bởi cảm nhận được mọi người thân thiện và cởi mở, đồ ăn rất ngon. Chị cũng cảm thấy an toàn và thời tiết quanh năm ấm áp, điều mà ở Bỉ không có.Ít ai biết, để có được chuyến trở về Việt Nam tìm mẹ, trước đó Clara đã làm thêm tại 2 nhà hàng, làm việc chăm chỉ suốt 6 tháng liên tục, dành dụm tiền. Những nỗ lực đó của Clara luôn được cha mẹ nuôi ủng hộ.Clara vốn có cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình Bỉ ở vùng Teuven và TP.Liège. Clara có một anh trai nuôi, cũng là người Việt và 2 người em sinh đôi, là con ruột của cha mẹ nuôi. Ngày chị quyết định ở lại Việt Nam, cha mẹ nuôi đã vô cùng sốc."Trong chúng tôi có chút buồn, nhưng đồng thời cũng rất vui vì chúng tôi biết rằng Clara đang hạnh phúc ở Việt Nam. Người làm cha mẹ như chúng tôi luôn khuyến khích con theo đuổi con đường của mình. Tháng 2 này, chúng tôi dự định sẽ đến Việt Nam thăm con gái", bà Geneviève Meeckers (51 tuổi) là mẹ nuôi của Clara cho biết. Cô gái Bỉ vô cùng biết ơn vì điều đó.Sau quyết định ở lại Việt Nam, chị bắt đầu tìm một công việc để có thể sống ổn định ở đây và chị đã làm được. Trong lúc đang tìm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình là thiết kế nội thất/kiến trúc, chị được mời làm quản lý của một nhà hàng mới mở ở TP.HCM.Cô gái Bỉ quyết định làm việc ở đó 1 tháng cho đến khi tìm được việc. Hiện tại, chị đang làm việc cho một công ty thiết kế đồ nội thất và thực sự thích công việc của mình.Clara đón tết ở Việt Nam cách đây 15 năm cùng gia đình người Bỉ của mình tại Hà Nội nhưng lúc đó cô gái gốc Việt còn quá nhỏ để hiểu hết về ngày này. Trong ký ức của Clara, ngày tết Hà Nội được trang trí rất đẹp và nhiều cửa hàng đóng cửa. "Có rất nhiều hoa. Tôi không biết nhiều về nó, nhưng tôi biết rằng đó là một ngày lễ gia đình và mọi người đều trở về quê hương của họ để ăn mừng. Điều đó thực sự quan trọng đối với họ", cô gái chia sẻ.Lần thứ hai đón tết Việt Nam và là lần đầu tiên ở TP.HCM, Clara có nhiều cảm xúc đặc biệt, vừa tò mò nhưng cũng vừa háo hức. Cô gái biết rằng tết là một ngày đặc biệt ở Việt Nam khi mọi người được nghỉ một kỳ nghỉ dài, là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau."Và tôi thực sự cũng rất muốn được đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình. Tôi biết rằng hành trình tìm mẹ có gian nan, nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tìm được mẹ cũng là mơ ước ngày tết của tôi", chị bày tỏ.Mong muốn của Clara cho Tết là năm 2025 sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp, có được những cơ hội tốt, và tìm thấy hướng đi đúng cho cuộc đời của mình. Cô gái cũng mong sẽ học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Clara cho biết sẽ trở thành một người Việt Nam thực thụ khi tham gia vào các hoạt động văn hóa của người Việt, đi du lịch ở nhiều tỉnh thành cũng như dành thời gian cho những người bạn ở Việt Nam mà chị quen. Chính nhờ họ mà chị cảm thấy không đơn độc khi ở TP.HCM. "Chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới với mọi điều may mắn và tốt đẹp!", cô gái Bỉ nhắn nhủ.
Cụm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 1 tại làng Boloko, thuộc Khu vực y tế Bolomba. Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy nguồn gốc của đợt bùng phát bắt nguồn từ 3 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ này đã xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi, sau đó tiến triển thành xuất huyết. Theo báo cáo, những đứa trẻ này đã ăn phải xác dơi trước khi xuất hiện các triệu chứng.Cụm bệnh thứ hai được báo cáo vào tháng 2 tại làng Bomate, thuộc Khu vực y tế Basankusu.Theo WHO, dịch bệnh này đang tiến triển nhanh chóng, với số ca bệnh tăng đột biến trong vài ngày, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Gần một nửa số ca tử vong xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng tại khu vực Basankusu, trong khi tỷ lệ tử vong đặc biệt cao tại khu vực Bolomba. Hiện chưa có mối liên hệ dịch tễ nào được xác định giữa các ca bệnh tại hai khu vực này.WHO cho biết các khả năng như sốt rét, sốt xuất huyết do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc nước, sốt thương hàn và viêm màng não đang được xem xét. Tuy nhiên, virus Ebola và Marburg đã được loại trừ dựa trên kết quả xét nghiệm.Vào cuối năm ngoái, tỉnh Kwango ở phía tây nam CHDC Congo cũng từng bị ảnh hưởng bởi một "căn bệnh bí ẩn", sau đó được xác định là sốt rét nặng do suy dinh dưỡng. Theo báo cáo của chính phủ Congo vào tháng 1.2025, đã có 2.774 ca bệnh và 77 ca tử vong được ghi nhận.WHO tiếp tục theo dõi và điều tra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn này để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
Mẹ đơn thân chạy Grab nuôi mẹ già cùng 2 con: 'Tôi thích đi trong mưa vì…'
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.