Người mẹ trẻ đơn thân bị liệt hai chân với gia cảnh khốn khó
Ngày 25.1, thiếu tướng Trần Minh Tiến, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành quyết định mới nhất về việc 3 công dân ở Bình Thuận tố cáo 9 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.Dự án Biển Quê Hương: Không cấu thành tội phạm Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm liên quan đến nội dung đơn của ông Nguyễn Mạnh H., ông Nguyễn Văn T. và ông Nguyễn Văn Q. (công dân trú tại TP.Phan Thiết và H.Đức Linh, Bình Thuận) tố giác ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và một số cá nhân thuộc các sở ngành liên quan, đã có hành vi "vi phạm các quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ" khi phê duyệt phương án tài chính, quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án du lịch Biển Quê Hương (xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận các tố giác trên của công dân là không có căn cứ; hành vi của ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai trong việc giao đất, cho thuê đất tại dự án trên "không cấu thành tội phạm".Căn cứ vào Điều 157,158 của bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nguồn tin tố giác tội phạm của 3 công dân nêu trên liên quan việc giao đất xây dựng dự án Biển Quê Hương.Trước đó, theo đơn tố giác của công dân Bình Thuận, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành xác minh, điều tra 9 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Cho đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và kết thúc điều tra 2 vụ án tại dự án : Khu dân cư thương mại Tân Việt Phát 2 và Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (đều ở TP.Phan Thiết). Tại 2 vụ án trên, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố, bắt giam nhiều bị can; trong đó có 2 cựu chủ tịch, 2 cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và các cán bộ cấp dưới. Cả 2 vụ án trên đã được đưa ra xét xử và đã có bản án.Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng thu thập hồ sơ, tài liệu làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan để tiến hành xác minh đối với 4 dự án khác; trong đó có 3 dự án do Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư (dự án rừng dầu Hồng Liêm thuộc xã Hồng Liêm, H.Hàm Thuận Bắc; dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm, du lịch xanh dã ngoại còn gọi là dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh, P.Mũi Né). Đến nay Cơ quan CSĐT kết luận chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm.gMO Đại Chiến Tam Quốc mở trang chủ, ngày ra mắt đã gần kề ?
Theo Koreaboo, vào ngày 16.1, Ahreum bị tòa kết án 8 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách 2 năm vì tội ngược đãi tinh thần trẻ em và phỉ báng. Ngoài ra, cô còn phải hoàn thành 40 giờ học phòng chống lạm dụng trẻ em. Trước đó, nữ ca sĩ Hàn Quốc bị cáo buộc ngược đãi tinh thần các con khi lăng mạ chồng cũ trước mặt bọn trẻ. Ngoài ra, cô còn phỉ báng một cá nhân vì đã tiết lộ những thông tin từ tòa án liên quan đến bạn trai của cựu thành viên nhóm T-ara. Tại tòa, cựu thần tượng thừa nhận cáo buộc.Ngoài ra, mẹ của Ahreum cũng lãnh 1 năm quản chế vì cáo buộc bỏ bê các cháu khi để chúng ở trong môi trường không lành mạnh, nơi nữ thần tượng đã có những hành vi lăng mạ chồng cũ nặng nề và để các con chứng kiến.Ahreum sinh năm 1994, cô trở nên nổi tiếng khi là thành viên của nhóm nhạc nữ T-ara giai đoạn 2012 - 2013 trước khi tách ra theo đuổi sự nghiệp solo. Năm 2019, nữ thần tượng kết hôn với một doanh nhân lớn tuổi và có hai con. Tháng 12.2023, cô đã công khai quyết định ly hôn chồng, bày tỏ ý định tái hôn với tình mới sau khi thủ tục ly hôn kết thúc.Tháng 3.2024, Ahreum đăng lên Instagram một bài viết dài 5 trang kể chi tiết về việc chồng cũ liên tục bạo hành cô về thể chất lẫn tinh thần thậm chí còn đánh cô trước mặt các con. Cựu thành viên nhóm T-ara cho biết những bất hạnh trong cuộc hôn nhân này đã khiến cô từng cố gắng tự tử và phải nằm trong phòng điều trị tích cực.Từ tháng 6.2024, truyền thông Hàn Quốc đưa tin Ahreum phải đối mặt với cáo buộc ngược đãi trẻ em. Sự việc bắt đầu khi nữ thần tượng nổi tiếng một thời đã báo cảnh sát rằng chồng cũ đã ngược đãi cô và các con đồng thời đưa ra những lời khai chi tiết. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của cảnh sát, cáo buộc lạm dụng trẻ em của chồng cũ không được công nhận và văn phòng công tố đã ra phán quyết "không buộc tội" do không đủ bằng chứng.Sau đó, người chồng cũ đã đáp trả bằng cách kiện ngược lại Areum, cáo buộc cô đã ngược đãi các con họ. Sau quá trình điều tra, cảnh sát được cho là đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh cáo buộc này là chính xác và chuyển vụ việc sang công tố viên.Ngoài ra, Ahreum còn bị truy tố vì cáo buộc lừa đảo. Theo AllKpop hồi tháng 8.2024, cô bị cáo buộc vay khoảng 37 triệu won từ 3 cá nhân, bao gồm người hâm mộ và người quen nhưng sau đó không trả lại. Cuộc sống riêng của ca sĩ 9X và tình mới cũng liên tục vướng ồn ào cùng những thông tin tiêu cực. Năm ngoái, cô sinh con thứ ba và hiện đang mang thai con thứ tư.
MoMo tích hợp thanh toán tại Bách hóa Xanh
Trong năm 2024, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã xuất sắc hoàn thành các chỉ tiêu và gặt hái nhiều thành tích ấn tượng giữa bối cảnh nền kinh tế và ngành viễn thông xảy ra nhiều biến động. Lĩnh vực dịch vụ số của MobiFone chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của rất nhiều sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, nền tảng MobiFone Meet tăng trưởng 1.050%, dịch vụ Cloud tăng 312%, dịch vụ mobiAgri tăng 49% và MobiFone invoice tăng 58%.Nhà mạng ghi dấu ấn mạnh mẽ với chiến lược "tấn công không gian mới", khẳng định quyết tâm chuyển mình từ doanh nghiệp viễn thông truyền thống sang tập đoàn công nghệ số năng động, hiện đại. Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã ra mắt hàng loạt sản phẩm và dịch vụ số đột phá, xây dựng một hệ sinh thái số MobiFone đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong xã hội số.Năm 2024, MobiFone đã tập trung triển khai cung cấp hệ sinh thái giải pháp và dịch vụ số trên nền mạng 5G. Nhà mạng đã đổi mới sáng tạo để xây dựng các gói cước mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng; sẵn sàng đưa các dịch vụ combo vào gói cước 5G (ClipTV, VieOn, mobiEdu, mobiCloud, gói Buffet số…). Đặc biệt, với lĩnh vực giáo dục số, MobiFone đã cho ra mắt nhiều gói cước mới, bộ hòa mạng, chương trình bán hàng gói cước mLearn, tổ chức thành công sân chơi English Beat, Hội thảo chuyển đổi số, giới thiệu nền tảng mobiEdu tới nhiều thế hệ học sinh và các điểm trường trên cả nước. Nhà mạng đã có buổi thảo luận với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất kế hoạch tổ chức đào tạo an toàn thông tin trên MOOCs, đề xuất tặng "Nền tảng đào tạo mở trực tuyến đại trà mobiEdu - MOOCs" cho Cuba.Năm 2025 được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng của MobiFone, là năm Tăng tốc - Đột phá - Vươn mình hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2025, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ hướng tới những mục tiêu chiến lược đến năm 2030; Năm chính thức cung cấp dịch vụ 5G kinh doanh thương mại; Năm nâng cao năng lực hạ tầng và tiềm lực công nghệ, năng lực cạnh tranh; Mở ra kỷ nguyên phát triển mới 2026 - 2030 trở thành tập đoàn công nghệ số hàng đầu.Trong năm, MobiFone sẽ chính thức triển khai thương mại hóa 5G, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới trên nền tảng 5G, thử nghiệm các dịch vụ mới trên môi trường mạng 5G. Nhà mạng quyết tâm chặn đà suy giảm của sản phẩm truyền thống, tăng cường thúc đẩy dịch vụ data và băng rộng cố định MVNO, thương hiệu giới trẻ…Trong lĩnh vực Không gian mới, MobiFone quyết liệt đổi mới, tìm ra không gian tăng trưởng mới, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu làm những việc lớn, việc khó, việc chưa ai làm. Nhà mạng dồn lực nghiên cứu, triển khai các sản phẩm không gian mới sẵn sàng cho 5G; đặt ra mục tiêu các nền tảng mobiEdu, MEET, SmartTravel được công nhận là các Nền tảng số Quốc gia; hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm cung cấp cho khách hàng, từng bước ứng dụng AI vào trong các sản phẩm dịch vụ.
Trao đổi với Thanh Niên, một giáo viên dạy thêm tại TP.HCM cho biết những ngày qua, cô "đứng ngồi không yên" bởi một điều khoản trong quy định mới là phải đăng ký kinh doanh nếu muốn tổ chức dạy thêm ngoài trường. Đó là vì cô cùng các thầy cô khác đang hoạt động theo mô hình "tự phát", tức "gom lớp" và dạy tại tư gia. "Tôi đang tìm luật sư để được tư vấn thêm để sớm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 29", nữ giáo viên cho hay."Nếu được, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM hỗ trợ hay xây dựng kênh giải đáp về mặt pháp lý để các thầy cô có thể làm đúng quy định, trong bối cảnh thông tư ra mắt khá gấp gáp (một tháng rưỡi-PV) và lại trùng vào dịp nghỉ tết nên thực tế giáo viên chỉ có vài tuần để tìm hiểu, chuẩn bị", người này nói. "Một số thầy cô trong nhóm cũng muốn giảm thời gian dạy thêm để tránh lời ra tiếng vào khi phải báo cáo hiệu trưởng".Chung nỗi lo, một giáo viên chuyên dạy thêm trực tuyến ở TP.HCM cũng đang cân nhắc "đầu quân" vào một công ty chuyên tổ chức dạy thêm trực tuyến, thay vì hoạt động độc lập trong tình trạng không đăng ký kinh doanh như hiện tại. "Một phần tôi sợ thủ tục sẽ phiền phức, một phần cũng vì lo không thể giải quyết những vấn đề phát sinh sau đó và cả câu chuyện thu học phí, rồi báo cáo thuế ra sao", thầy chia sẻ.Trong khi đó, thầy Đặng Duy Hùng, quản lý hệ thống luyện thi Lasan - Helius Education (TP.HCM), thông tin trung tâm của nam giáo viên vẫn hoạt động phù hợp theo thông tư mới vì đã đăng ký kinh doanh ngay từ khi thành lập, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu (tức dạy toàn thời gian tại trung tâm). "Các trung tâm đã định hướng mô hình từ sớm sẽ thuận lợi với thông tư mới", thầy Hùng nhận xét.Cũng theo nam quản lý, học sinh vẫn cần phải học thêm do các kỳ thi, nhất là những kỳ thi đánh giá năng lực và sắp tới là thi tốt nghiệp THPT "vẫn chưa giảm được độ khó và độ phức tạp". Song, thông tư mới đã đảm bảo được tính công bằng, nâng cao chất lượng của tiết học chính khóa ở trường phổ thông. "Chỉ cần giáo viên thật sự dạy tốt thì sẽ có học sinh không học chính khóa tìm và theo học", thầy Hùng chia sẻ.Ngoài các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT còn có nhiều điều khoản khác về vấn đề dạy thêm và học thêm trong nhà trường, cũng như nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm hay tổ chức dạy thêm. Dưới đây là một số điểm nổi bật của quy định mới được ban hành vào ngày 30.12.2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2.Trước đó, vào ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Công văn yêu cầu các bên cần hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho trường học, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Đề xuất áp dụng trần giá vé máy bay linh hoạt theo chi phí đầu vào
Sáng 20.1, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam họp bất thường cho ý kiến công tác nhân sự theo thẩm quyền. Theo tờ trình công tác nhân sự, Ban Thường trực trình Đoàn Chủ tịch về việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường, nguyên Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, với 100% ủy viên Đoàn Chủ tịch đồng ý việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Sau đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa X cũng họp hội nghị lần thứ 2 để biểu quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Kết quả 100% đại biểu dự hội nghị thống nhất thông qua nghị quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước, MTTQ và nhân dân giao phó.Ông Trường cam kết sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tận tụy với công việc, cố gắng, tiếp tục học hỏi, cầu thị, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới. Đồng thời, kế thừa các thành quả, kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền nhiệm, nỗ lực cao hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.Ông Trần Việt Trường sinh năm 1971, quê H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ông có trình độ tiến sĩ quân sự, thạc sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng; Đại học Kỹ thuật Điện - Điện tử; trình độ lý luận cao cấp chính trị. Ông Trường từng giữ các chức vụ Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Cần Thơ khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Trường được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tới tháng 10.2020, HĐND TP.Cần Thơ bầu ông Trần Việt Trường làm Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ.