Ổ gà chi chít mặt đường
Đội danh dự rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ khai mạcTuyển Việt Nam cần phải làm mới mình
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.
Dân mạng bất ngờ và bàn tán việc Ý Nhi đại diện thi Hoa hậu thế giới
Ở khả năng vận hành, Yamaha Exciter 155 VVA và Suzuki Satria F150 đều sử dụng động cơ xi-lanh đơn 4 thì, 4 van, làm mát bằng không khí, kết hợp cùng hộp số 6 cấp. Mặc dù vậy, động cơ trên Exciter 155 VVA có dung tích 155cc, trong khi dung tích động cơ trên Satria nhỏ hơn đôi chút, 147,3cc. Đáng chú ý, mẫu xe nhà Suzuki lại sở hữu công suất cực đại nhỉnh hơn đối thủ 0,5 mã lực. Bù lại, Exciter 155 VVA lại trội hơn Satria 0,6 Nm mô-men xoắn.
Để cải thiện sức khỏe gan, mọi người hãy thường xuyên dùng các loại thức uống lành mạnh sau:Cà phê không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà còn mang lợi ích sức khỏe cho gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gan mạn tính, trong đó có viêm gan và xơ gan, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh). Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Clinical Nutrition cho thấy uống cà phê giúp giảm độ cứng của gan. Độ cứng của gan là chỉ số phản ánh mức độ đàn hồi của mô gan, giúp đánh giá tình trạng xơ hóa gan.Trà xanh rất giàu chất chống ô xy hóa, đặc biệt là catechin, có tác dụng hỗ trợ chức năng gan. Nhiều nghiên cứu chứng minh uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm lượng mỡ trong gan và giảm viêm. Cụ thể, một nghiên cứu đăng trên chuyên san World Journal of Gastroenterology phát hiện trà xanh có tác dụng giảm lượng mỡ tích tụ trong gan, chống lại căng thẳng ô xy hóa và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.Nước ép củ dền là một loại thức uống giàu chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa, đặc biệt là betaine. Betaine thúc đẩy quá trình giải độc gan và bảo vệ gan khỏi tác nhân ô xy hóa. Ngoài ra, nước ép củ dền cũng giúp giảm mức chất béo trung tính và cholesterol có hại trong máu, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.Nghệ nổi tiếng với hàm lượng cao curcumin, hợp chất có đặc tính chống viêm và chống ô xy hóa mạnh. Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể làm giảm các phân tử gây viêm, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phát triển của các bệnh về gan.Uống trà nghệ thường xuyên giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương và hỗ trợ khả năng tái tạo của gan. Để pha trà nghệ, mọi người hãy đun sôi bột nghệ hoặc nghệ tươi với nước, thêm một chút hạt tiêu đen để tăng khả năng hấp thụ curcumin.Bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh ấm là thói quen lành mạnh rất tốt cho gan. Chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống ô xy hóa, giúp gan tổng hợp chất glutathione cần thiết cho quá trình giải độc. Ngoài ra, nước chanh còn giúp loại bỏ độc tố khỏi máu, hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho cơ thể luôn đủ nước, theo Medical News Today.
Trọng tài Hàn Quốc bắt tứ kết U.23 Việt Nam đấu Iraq: Gương mặt không hề xa lạ
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (cơ sở TP.HCM), cho hay con nuốc có màu xanh da trời rất đẹp, tựa như được nhuộm hoa đậu biếc. "Con nuốc là một loài nhuyễn thể, cùng họ với sứa, có tên khoa học là Catostylus Townsendi. Con nuốc trong suốt, thân hình tròn, chỉ lớn hơn quả chanh một chút", bác sĩ Hùng nói.