Byeon Woo Seok hôn Kim Hye Yoon trong tập 9 'Cõng anh mà chạy'
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.TP.HCM chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức ra sao?
“Tôi yêu môn thể thao này. Tôi khởi đầu và kết thúc mỗi ngày bằng những bài viết về thể hình, tiếng Anh - tiếng Việt có đủ. Có tí tiền, tôi lọ mọ mua sách điện tử, thuê coach online (huấn luyện viên trực tuyến), mua giáo trình điện tử của nước ngoài về nghiên cứu và tập theo”, Nguyễn Trọng Nhân chia sẻ.
ADC - ‘thần rừng’ huyền thoại của Liên Quân Mobile tuyên bố giải nghệ
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Honda ADV350 và Honda Forza350 về Việt Nam thời gian gần đây đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Trong đó, phía đại lý nhập khẩu ADV350 “Made in Thailand” cho biết, mẫu xe này đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Honda Forza350 về Việt Nam từ cuối năm ngoái và vừa có thêm phiên bản 2022, trong khi đó Honda ADV350 vừa hoàn tất thủ tục thông quan, kiểm định để mở bán tại Việt Nam.
"Đồng hành cùng 5150 Triathlon Phú Quốc 2022 và IRONMAN 70.3 tại Phú Quốc năm nay, chúng tôi không chỉ muốn lan tỏa tinh thần sống lành mạnh tích cực tới cộng đồng, mà mục tiêu lớn là tạo nên một lễ hội thể thao của toàn đảo, cũng như góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của du lịch Phú Quốc", bà Vũ Thanh Thủy, Trưởng ban Marcom và Phát triển Điểm đến Tập đoàn BIM Group, bày tỏ.
Phạt 4 triệu đồng chủ quán cơm bị tố ‘lấy thức ăn thừa bán cho khách’
Theo ông Phạm Văn Thiều, năm 2024, trong bối cảnh hết sức khó khăn, song tỉnh Bạc Liêu vẫn thực hiện đạt và vượt 17/21 chỉ tiêu kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.207 tỉ đồng, vượt 7,6% dự toán, tăng 2% so cùng kỳ.Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để giúp Bạc Liêu vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chuyển nguy thành cơ giúp thu hút đầu tư có chọn lọc, đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 9% do Chính phủ giao, Bạc Liêu rất cần sự sự đóng góp quan trọng, đóng vai trò tiên phong, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp. Có thể nói, chưa khi nào vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội lại quan trọng và bức thiết như hiện nay.Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp đến Bạc Liêu đắn đo suy nghĩ không biết đầu tư được không, đầu tư cái gì, đầu tư vào đâu khi hiện nay Bạc Liêu là "cái bụng của vùng trũng", đến rồi đi thẳng Cà Mau, không ghé Bạc Liêu vì tỉnh không có sân bay, không có cảng biển và không có cao tốc, nên Bạc Liêu rất khó khăn.Vậy Bạc Liêu đi lên bằng gì, theo ông Phạm Văn Thiều, tỉnh đề xuất mở rộng quốc lộ 1A đoạn Sóc Trăng đến Cà Mau và đã được duyệt. Mở rộng tuyến đường ven biển đấu nối với các tỉnh lên đến Cần Thơ bằng vốn ODA giai đoạn 2025 - 2030, đầu tư cảng nước sâu Trần Đề. Chính phủ chấp thuận đầu tư cao tốc Kiên Giang - Rạch Giá - Hà Tiên - Bạc Liêu đấu nối với các tuyến cao tốc khác để có nhiều đường để đi. Cầu Gành Hào cuối năm hợp long nối với Cà Mau. Khi Cà Mau mở rộng sân bay, từ đây đến Bạc Liêu khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy bế tắc về giao thông sẽ được gỡ.Quan điểm chung của tỉnh thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án có quy mô lớn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Từ đó kêu gọi vào 5 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế - xã hội gồm: Phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo làm sao đến năm 2030 xuất khẩu tôm lên 3 tỉ USD; phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại dịch vụ - giáo dục - y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thu hút các dự án phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch để phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành một trong những Trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam; Trung tâm ngành công nghiệp tôm của Việt Nam và Trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long."Đến với Bạc Liêu, chúng tôi cam kết sẽ hợp tác tích cực, giải quyết kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng nhất và sẽ được hỗ trợ, ưu đãi tốt nhất, đồng hành phát triển lâu dài với quý doanh nghiệp, nhà đầu tư, với phương châm: thuận lợi, nhanh chóng và thân thiện. Đặc biệt cam kết của tỉnh là nói không với các chi phí không chính thức và nhất quán phương châm việc gì dễ dành cho doanh nghiệp, việc gì khó các cơ quan nhà nước phải làm. Sự thành công của quý doanh nghiệp chính là sự phát triển của Bạc Liêu", ông Thiều cam kết.Thu hút đầu tư vào 224 dự ánHiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang thu hút mời gọi đầu tư 224 dự án quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó lĩnh vực công nghiệp có 27 dự án; lĩnh vực nông nghiệp có 41 dự án; lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà ở có 96 dự án; lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có 25 dự án; lĩnh vực kết cấu hạ tầng có 25 dự án; lĩnh vực y tế - giáo dục và môi trường có 10 dự án.