Phạm Khương Duy chia sẻ bí quyết khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực Social Media
Trong ngày giá vàng trong nước tăng "phi mã", có nơi đã chạm mốc 95 triệu đồng/lượng vàng nhẫn ở chiều bán ra, sáng 13.3.2025, tại các cửa hàng vàng ở TP.HCM tấp nập người mua bán.Ghi nhận tại tiệm vàng Mi Hồng (quận Bình Thạnh), nhiều người dân đến để giao dịch trong đó chủ yếu là mua vàng.Mặc dù giá vàng tăng cao liên tục, nhiều người dân vẫn đến các tiệm vàng để mua vào. Như ông Trần Văn Trí ở quận Bình Thạnh vẫn thường xuyên mua vàng để tích trữ.Tuy nhiên, một số người dân khác cho biết, họ lại chọn cách bán ra ngay thời điểm vàng đang lên giá, đặc biệt họ luôn cân nhắc cho việc mua vàng tại thời điểm này.Theo đại diện cửa hàng Mi Hồng cho biết trong sáng 13.3, thị trường vàng miếng lẫn vàng nhẫn đều là hai mặt hàng bán chạy, lượng khách giao dịch cả mua và bán cũng đều cân bằng.Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên trong sáng 13.3, giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới. Giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào 92,9 triệu đồng, bán ra 94,4 triệu đồng, tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối ngày 12.3.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC cũng lập kỷ lục mới ở mức 93,4 triệu đồng/lượng chiều mua và chiều bán ra lên 94,9 triệu đồng. Các công ty kinh doanh vàng bạc khác cũng đồng loạt đưa giá giao dịch vàng nhẫn lên cao như Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ mua vàng nhẫn là 93,3 triệu đồng, bán ra 94,8 triệu đồng; Công ty Doji mua vào 93,4 triệu đồng và bán ra là 94,9 triệu đồng. Đáng chú ý, tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, vàng nhẫn mua vào 93,4 triệu đồng, bán ra 94,5 triệu đồng/lượng.
Những mẫu ô tô bán chạy nhất từng phân khúc xe tại Việt Nam sau quý 1/2024
Trong thời gian 16 ngày, 32 thanh thiếu niên người Giẻ Triêng được 3 nghệ nhân trên địa bàn xã Đăk Dục truyền dạy những kiến thức cơ bản về biểu diễn cồng chiêng và múa xoang của dân tộc Giẻ Triêng.
Tây nguyên loạn giống chanh dây
Chiều 28.2, Công an TP.Đà Nẵng công bố các quyết định bố trí các chức vụ đối với lãnh đạo công an các quận, huyện sau khi giải thể.Thượng tá Phan Văn Thương (50 tuổi, Trưởng công an Q.Thanh Khê) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng CSGT.Thượng tá Trần Văn Tám (57 tuổi, Trưởng công an Q.Hải Châu) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế.Thượng tá Ngô Văn Công (46 tuổi, Trưởng công an Q.Liên Chiểu) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh kinh tế.Thượng tá Mai Chiến Thắng (55 tuổi, Trưởng công an H.Hòa Vang) đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ.Thượng tá Nguyễn Xuân Vinh (49 tuổi, Trưởng công an Q.Ngũ Hành Sơn) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự.Thượng tá Nguyễn Thành Nam (53 tuổi, Trưởng công an Q.Sơn Trà) đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh thanh tra Công an TP.Đà Nẵng.Dịp này, đại tá Đặng Văn Khuôn, Trưởng công an Q.Cẩm Lệ và thượng tá Nguyễn Chính, Phó trưởng phòng Tham mưu xin nghỉ hưu trước tuổi.Trước đó, Công an TP.Đà Nẵng có 15 lãnh đạo cấp phòng xin nghỉ hưu trước tuổi (Báo Thanh Niên đã thông tin).Đối với các lãnh đạo là phó trưởng công an quận, huyện, Công an TP.Đà Nẵng bố trí các phòng nghiệp vụ tiếp nhận.
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Triều cường đẩy mặn xâm nhập sâu ở các tỉnh phía nam
Giải bóng chuyền vô địch quốc gia (VĐQG) Hàn Quốc là một trong những giải đấu bóng chuyền chuyên nghiệp quan trọng nhất xứ sở kim chi, được Liên đoàn Bóng chuyền Hàn Quốc (KOVO) tổ chức thường niên từ năm 2005 đến nay. Trải qua hơn 20 mùa, giải đấu là nơi tranh tài uy tín của các CLB bóng chuyền nam và nữ nước này.Với sự xuất hiện ngày càng nhiều VĐV xuất sắc trong khu vực cũng như thế giới, sức hút của toàn giải nói chung và giải dành cho các đội nữ nói riêng đã lan rộng ra các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Nhằm đáp lại sự mong chờ của người hâm mộ, FPT Play chính thức độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 kể từ ngày 13.2.Đến nay, mùa giải 2024 - 2025 của các đội nữ đã trải qua 95/126 trận và hiện ở giai đoạn gay cấn nhất. Tương tự như các mùa giải trước, giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 diễn ra với thể thức vòng tròn tính điểm sân nhà - sân khách, diễn ra trong 6 vòng "vắt năm" từ tháng 10.2024 đến tháng 4.2025. Đội có điểm số cao nhất sau vòng bảng sẽ vào thẳng trận chung kết, trong khi các đội xếp sau sẽ tham gia vòng play-off để giành suất vào chung kết.Năm nay, giải đấu quy tụ số CLB tham gia không đổi là 7 đội, gồm: Daejeon Jungkwanjang Red Sparks, Hwaseong IBK Altos, Incheon Heungkuk Life Pink Spiders, Gimcheon Korea Expressway Hi-Pass, GS Caltex Seoul KIXX, Gwangju Pepper Savings Bank AI PEPPERS và Suwon Hyundai E&C Hillstate.Đến thời điểm này, đương kim á quân Incheon Heungkuk Life Pink Spiders đang giữ vị trí đỉnh bảng với số điểm 43. Đội "nhện hồng" chỉ sảy chân 4 lần, thắng tổng cộng 15 trận. Thành tích này còn cao hơn cả đương kim vô địch Suwon Hyundai E&C Hillstate. Trong khi đó, 2 đội liền kề là Daejeon Jungkwanjang Red Sparks và Hwaseong IBK Altos đang áp sát với điểm số không quá chênh lệch.Rất khó nói trước kết quả bởi mới đây, chính Hwaseong IBK Altos cũng đã thua đội xếp thứ 7 là GS Caltex Seoul KIXX trong một trận đấu kịch tính. Trong những ngày sắp tới, gió có thể sẽ đảo chiều và bất ngờ có thể xảy ra.Giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 càng trở nên đặc biệt với người hâm mộ Việt Nam vì sự xuất hiện nữ phụ công thuộc biên chế CLB Hóa chất Đức Giang - Bích Thủy. Cô gia nhập GS Caltex Seoul KIXX với bản hợp đồng ngắn hạn, kéo dài đến hết mùa này. Được biết, đây là đội bóng nước ngoài thứ 2 trong sự nghiệp Bích Thủy, sau Air Force (Thái Lan).Từ khi có sự góp mặt của nữ phụ công Việt Nam, CLB Caltex Seoul KIXX đã "lột xác", thắng 4 trong 8 trận gần nhất. Chiến thắng trước Hwaseong IBK Altos vào hôm 8.2 cũng có dấu ấn đậm nét của phụ công quê Hà Nội, với 9 điểm ghi được sau 3 ván. Không chỉ tấn công hiệu quả, Bích Thủy còn thể hiện khả năng phòng thủ ấn tượng, góp phần vào chiến thắng 3-0 cách biệt.GS Caltex Seoul KIXX là đội bóng giàu thành tích của bóng chuyền nữ Hàn Quốc, từng 12 lần vô địch giải quốc nội với lần gần nhất vào mùa giải 2020 - 2021. Đội bóng này còn từng 6 lần vô địch KOVO Cup, và đăng quang giải vô địch các CLB châu Á năm 1999.Trên bảng xếp hạng năm nay, GS Caltex Seoul KIXX chưa thể hiện được hết sức mạnh vốn có. Tuy nhiên, đội bóng này vẫn liên tục bám đuổi và thể hiện tham vọng cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Nếu duy trì được phong độ thi đấu hiện nay, rất có thể Bích Thủy sẽ được GS Caltex Seoul KIXX giữ lại, và tiếp tục được triệu tập lên đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nhằm chuẩn bị cho giải vô địch thế giới vào tháng 9, SEA Games 33 vào tháng 12.Khán giả đón xem giải bóng chuyền nữ VĐQG nữ Hàn Quốc trên hệ thống FPT Play tại website https://fptplay.vn, Ứng dụng FPT Play dành cho các thiết bị Smart TV, Smart Phone, FPT Play Box.

Phụ huynh phản đối sáp nhập trường: Chính quyền đối thoại với người dân
Taekwondo Việt Nam được kỳ vọng có huy chương Olympic và ASIAD
Phụ huynh ví việc chọn đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường công lập như "chơi lô tô", vì lâu nay phải đăng ký chọn trường trước khi dự thi và biết điểm thi.Giá vàng đã tăng liên tục, đặc biệt tình trạng giá vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC duy trì nhiều ngày qua.Đầu tháng 3 hằng năm cũng là lúc người dân làng Kon Riêng (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum) chuẩn bị cho lễ hội lớn nhất trong năm - tết Rup ca (theo tiếng của người Gié Triêng, Rup ca nghĩa là lễ hội bắt cá).
Việt Nam trong sự chuyển dịch ngành bán dẫn
Tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam năm 2024, đội Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng ngay trong lần đầu tham dự xuất sắc giành vé dự vòng chung kết toàn quốc tại TP.HCM. Càng thuyết phục hơn khi đại diện của Đà Nẵng đã đánh bại chính đội đương kim vô địch ở thời điểm đó là ĐH Huế trong trận đấu "sống còn", mang tính chất quyết định cho tấm vé đi tiếp. Đến với mùa giải 2025, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng tiếp tục góp mặt tranh tài ở vòng loại khu vực miền Trung được tổ chức tại sân Quân khu 5, nhưng lực lượng có nhiều biến động cả trên băng ghế huấn luyện lẫn cầu thủ. HLV trưởng được bổ nhiệm mới, trong khi nhiều trụ cột ra trường. Trong đó, tiền vệ Lê Tấn Tịnh được xem là hạt nhân trong lối chơi của đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cũng đã tốt nghiệp.Mặc dù vậy, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng vẫn rất đáng gờm và được đánh giá ứng viên hàng đầu cho tấm vé đại diện khu vực Duyên hải miền Trung dự vòng chung kết diễn ra trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào đầu tháng 3.2025. Lực lượng của đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã được bổ sung những gương mặt chất lượng, từng ăn tập trong màu áo đội trẻ của các CLB bóng đá chuyên nghiệp và bán chuyên, gồm: thủ môn Phan Việt Cường, từng chơi cho U.19 Huế; Phạm Nguyễn Minh Quân xuất thân từ U.19 Thể Công Viettel; Lê Trung Quốc, từng khoác áo U.21 Gama Vĩnh Phúc.Bản lĩnh của đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thể hiện thông qua hành trình vượt qua vòng loại. Ở vòng bảng, đội bóng của HLV Trần Trung Kiên lần lượt thắng 3-1 trước đội Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn - ĐH Đà Nẵng, đánh bại đội Trường ĐH Luật - ĐH Huế với tỷ số 2-0. Đặc biệt là ở trận play-off giành vé đi vòng chung kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dù bị đội Trường CĐ FPT Polytechnic (của HLV Trần Hữu Đông Triều) dẫn trước từ sớm nhưng đã thể hiện sự lì lợm với bàn thắng gỡ hòa 1-1. Trên chấm luân lưu cân não, đội bóng chuyên ngành thể thao đã xuất sắc giành chiến thắng 5-4 sau 6 lượt sút, qua đó lần thứ 2 liên tiếp đoạt vé dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam.HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết, kể từ sau khi vượt qua vòng loại đầy cam go ở khu vực Duyên hải miền Trung, đội bóng đã được lãnh đạo Trường ĐH TDTT Đà Nẵng tạo điều kiện tốt để tập luyện. “Thời gian qua, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng luôn rèn quân đều đặn. Chúng tôi cũng đã có 4 trận đấu cọ xát với U.17 Đà Nẵng và thu được kết quả khá khả quan. Lực lượng của đội ổn định, cộng với nỗ lực tập luyện nên về mọi thứ đã trơn tru hơn so với thời điểm thi đấu ở vòng loại. Tuy nhiên, tập thể cầu thủ đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cũng cần cải thiện thêm vài điều để chơi tốt ở vòng chung kết”, ông Kiên chia sẻ.Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đặt mục tiêu giải sau sẽ đạt thành tích tốt hơn giải trước. Ở mùa 2024, đội bóng sông Hàn dừng chân ở vòng bảng, nên sẽ cố gắng đi sâu hơn tại giải lần này. HLV Trung Kiên khẳng định: “Chúng tôi luôn đặt niềm tin vào sự đoàn kết, nỗ lực của các cầu thủ. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dự giải với tinh thần mang thương hiệu của nhà trường để lan tỏa tới sinh viên toàn quốc. Thi đấu quyết liệt vì màu cờ sắc áo, nhưng cũng đề cao lối đá đẹp và fair-play trong bóng đá. Còn về các đối thủ, họ là những đội bóng đại diện cho hàng chục đội tham dự vòng loại, nên chúng tôi luôn dành sự tôn trọng lớn nhất. Trước các đối thủ mạnh, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng sẽ càng phải thi đấu với quyết tâm cao hơn và cố gắng từng trận một”.Nét mới của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO so với 2 mùa giải trước là mỗi đội bóng được đăng ký 3 cầu thủ (đồng thời là sinh viên chính quy của trường mình) từng tham gia các giải U.19, U.21 quốc gia từ năm 2022 đến nay tham dự. Tại từng thời điểm, các đội được sử dụng tối đa 2 trên 3 cầu thủ đó ra sân thi đấu.HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng - Trần Trung Kiên chia sẻ: "Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng bóng đá hiện nay. Tương tự, có thể thấy các đội tuyển quốc gia hay giải vô địch quốc gia cũng sử dụng cầu thủ nhập tịch hoặc ngoại binh. Do đó, việc giải sinh viên cũng mở rộng thành phần tham gia như thế sẽ giúp nâng cao chất lượng chuyên môn của giải đấu".
JBO
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư