Hủ tiếu Sa Đéc
Giá cà phê arabica trên sàn New York cũng giảm, kỳ hạn tháng 7 giảm 31,9 USD xuống 4.398 USD/tấn, tháng 9 giảm 33 USD xuống 4.387 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 giảm 34,1 USD xuống 4.366 USD/tấn.
VinFast VF 8, VF 9 phiên bản pin mới tăng giá 110 triệu đồng
Nhân sự kiện, CLB Bơi lội Nhật Nam cũng đã có những phần quà giúp các em thiếu nhi có điều kiện tham gia tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện thân thể và kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Đó là suất học bơi miễn phí vào dịp hè 2023.
Ô tô hybrid - Bước chuyển đổi hợp lý từ xe xăng truyền thống sang xe điện
Bất chấp tác động của nền kinh tế khiến thị trường ô tô điện toàn cầu đang chậm lại và đang đối mặt với nhiều hoài nghi, thị trường Na Uy vẫn cho thấy tốc độ thần tốc trong việc chuyển đổi từ ô tô động cơ đốt trong sang xe điện.Theo thống kê từ Hội đồng thông tin đường bộ Na Uy (OFV), trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô du lịch tại nước này đạt 128.691 xe, tăng gần 1.800 xe so với năm 2023. Đây được xem là con số khá khiêm tốn so với nhiều thị trường ô tô trên thế giới, tuy nhiên đang chú ý trong tổng số gần 128.700 xe ô tô mới tiêu thụ tại Na Uy năm 2024, có tới gần 90% là ô tô điện.Kết quả này giúp Na Uy tiến gần đến mục tiêu 100% ô tô mới bán ra thị trường là xe không phát thải vào năm 2025, đồng thời cũng là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về tốc độ chuyển đổi từ ô tô động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu sang ô tô điện. Trước đó, vào năm 2021 tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện tại Na Uy đạt 64,5%, tăng lên 79,3% vào năm 2022 và 82,4% trong năm 2023.Điều thú vị là những khách hàng mua ô tô mới tại Na Uy trong năm 2024 nếu không chọn ô tô thuần điện vẫn hướng đến việc giảm phát thải ra môi trường bằng cách chọn xe xe hybrid hay plug-in hybrid. Theo OFV có khoảng 5,3% số ô tô mới bán ở Na Uy năm 2024 là xe hybrid, trong khi khoảng 2,7% là xe plug-in hybrid. Chỉ có 986 xe ô tô tiêu thụ trên thị trường xe là chạy hoàn toàn bằng xăng.Theo người phát ngôn của Hội đồng thông tin đường bộ Na Uy (OFV), chúng tôi đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi sang ô tô điện trong những năm gần đây, và đang tiến gần đến mục tiêu đã đề ra vào năm 2025. Kết quả này có sự hỗ trợ đáng kể từ phía Chính phủ thông qua các gói ưu đãi, miễn thuế cho khách hàng mua ô tô điện.Trong số các thương hiệu ô tô trên thế giới đang sản xuất, phân phối tại Na Uy, hãng xe điện Tesla tiếp tục dẫn đầu với doanh số đạt 24.259 xe bán ra trong năm 2024, chiếm 18,9% thị phần. Volkswagen xếp thứ 2 với 14.000 xe bán ra chiếm 10,9% thị phần. Tiếp theo là Toyota với 13.678 xe (chiếm 10,6%); Volvo đạt 11.118 xe (chiếm 8,6%); BMW đạt 6.952 xe (chiếm 5,4%)…Đáng chú ý, các thương hiệu ô tô Trung Quốc với thế mạnh về xe điện cũng đang từng bước gia tăng vị thế tại thị trường Na Uy. Trong đó, BYD dù mới "chân ướt, chân ráo" gia nhập thị trường cũng đã bán được 2.669 xe (chiếm 2,1% thị phần); Xpeng đạt 1.962 xe (chiếm 1,5% thị phần) đồng thời xếp trên những thương hiệu như Mazda, Kia, Lexus, Peugeot…Trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Na Uy năm 2023, ô tô điện cũng chiếm đa số. Trong đó, Tesla Model Y vẫn là dòng xe bán chạy nhất với doanh số bán đạt 16.858 xe. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Tesla Model 3 (7.264 xe), Volvo EX30 (7.229 xe), Volkswagen ID.4 (7.222 xe), Toyota bZ4X (6.007 xe), Skoda Enyaq (4.610 xe), Nissan Ariya (3.772 xe)…Như vậy, tính trung bình trong năm 2024, cứ 10 chiếc ô tô đăng ký mới tại Na Uy có tới 9 chiếc là ô tô thuần điện. Kết quả này giúp Na Uy tiếp tục là quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện trong tổng số ô tô mới bán ra trong năm cao nhất thế giới
Chia sẻ với Thanh Niên hôm nay 25.1 (tức 26 tháng chạp), chị Trần Nguyễn Phương Thảo (34 tuổi) là con dâu của ông Bình cho biết hiện gia đình đang làm mọi cách tìm cha những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mong cả gia đình đoàn tụ.Cô con dâu cho biết sáng ngày 21.1, ông Bình rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ.Dù đã trực tiếp đi tìm, nhờ sự hỗ trợ của mạng xã hội nhưng gia đình cho biết tới nay vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào về cha. Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam.Anh Thái Phước Tài (35 tuổi) là con của ông Bình cho biết gia đình đang vô cùng rối ren những ngày cuối năm. Người nhà hy vọng ai có tin tức của cha xin hãy báo về cho gia đình.Ai có tin tức của ông Thái Thanh Bình vui lòng liên hệ người nhà qua số điện thoại: 0903.168.845 (gặp chị Thảo). Gia đình vô cùng biết ơn!
Mẹ làm công nhân mong con thi đậu bác sĩ đa khoa
Hôm nay (11.2), Hoàng Thị Kiều Trinh chính thức bước sang tuổi 24. Dịp này, đối chuyền sinh năm 2001 đăng tải bộ ảnh để chào đón tuổi mới. Bên dưới bài đăng, hoa khôi của bóng chuyền Việt Nam nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè và người hâm mộ.Cách đây tròn 1 năm (tháng 2.2024), Hoàng Thị Kiều Trinh và chuyền hai Đoàn Thị Lâm Oanh đang cùng khoác áo CLB Chonburi E-Tech, thi đấu tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia nữ Thái Lan. Trong đó, Kiều Trinh phần nào gây ấn tượng tại xứ sở chùa vàng về mặt chuyên môn, đồng thời được khán giả mến mộ vì sự xinh đẹp.Trong giai đoạn từ năm 2023 cho đến khi gia nhập CLB của Thái Lan, Hoàng Thị Kiều Trinh cũng có phong độ rất cao, đặc biệt là trong màu áo đội tuyển nữ Việt Nam. Nhưng trong thời gian gần đây, đối chuyền sinh năm 2001 không còn duy trì được phong độ đỉnh cao. Mặc dù vậy, Kiều Trinh vẫn là một VĐV tiềm năng và được kỳ vọng sẽ sớm lấy lại cảm giác tốt nhất.Trong năm 2025, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ chinh chiến ở nhiều giải đấu quốc tế quan trọng như SEA Games 33, giải bóng chuyền vô địch thế giới (tại Thái Lan), SEA V.League và vô địch châu Á.

Có dấu hiệu 'thổi giá' bất động sản
Cốm Hà Nội và nỗi lòng người xa xứ
Madam Pang là đương kim Chủ tịch FAT, thay thế ông Somyot Pumpanmuang đã từ chức ngay trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới hồi cuối năm 2024. Trong nhiệm kỳ của mình (từ năm 2016 đến 2024), ông Somyot Pumpanmuang được cho là đã có quyết định đơn phương kết thúc hợp đồng với Công ty Siam Sport, gây thiệt hại tài chính cho công ty này vì đánh mất nhiều bản quyền truyền hình vốn đã nắm giữ trước đó.Theo báo chí Thái Lan, Siam Sport là đơn vị nắm bản quyền truyền hình của nhiều giải đấu tại Thái Lan, trong đó có các giải quan trọng như Thai League. Theo thỏa thuận, công ty này được phép nắm 95% lợi nhuận, còn FAT giữ lại 5%. Tuy nhiên vào năm 2016, ông Somyot Pumpanmuang chỉ đạo FAT đơn phương chấm dứt hợp đồng vì cho rằng thỏa thuận với Siam Sport có nhiều khuất tất. Thời điểm đó, một số thông tin cho biết phía cơ quan bóng đá Thái Lan muốn chia lợi nhuận nhiều hơn con số 5%.Từ bất đồng này, vụ kiện giữa Siam Sport và FAT kéo dài nhiều năm nay. Mới đây, Tòa án tối cao Thái Lan ra phán quyết FAT phải bồi thường cho Siam Sport số tiền lên đến 360 triệu baht (gần 300 tỉ đồng), bao gồm được tính lãi từ ngày khởi kiện cho đến khi thanh toán xong. Phán quyết này đã tạo một cú sốc gây choáng váng cho FAT trong nhiệm kỳ Madam Pang đang làm chủ tịch.Ngày 11.3, sau khi trở về Thái Lan từ cuộc họp Đại hội đồng FIFA ở Thụy Sĩ, Madam Pang lên tiếng: "Số tiền 360 triệu baht đã trở thành khoản nợ mà liên đoàn phải trả. Tôi tôn trọng phán quyết từ Tòa án tối cao. Việc chấm dứt hợp đồng với Siam Sport là không hợp lệ, khiến nay FAT phải bồi thường thiệt hại trong vụ việc này. Tuy nhiên, tôi cũng quyết định đưa vụ việc lên Ủy ban đặc biệt một cách khẩn cấp. Trong vụ kiện đòi bồi thường, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự và Thương mại đối với bị đơn thứ hai, cựu Chủ tịch FAT Somyot Pumpanmuang và hội đồng quản trị lúc bấy giờ, chính là những người phải chịu trách nhiệm".Madam Pang cũng bật khóc bày tỏ: "Khi tôi đến, FAT chẳng có gì cả, chỉ có nợ nần. Tôi cầu xin sự thông cảm. Và cầu xin sự động viên từ người hâm mộ và tất cả các phương tiện truyền thông. Những vấn đề này cần phải được giải quyết rõ ràng và hệ lụy là từ nhiệm kỳ chủ tịch trước, không phải xảy ra trong thời gian của tôi như hiện nay".Trang GOAL Thailand cũng cho biết, Madam Pang và các cộng sự đã hoàn tất mọi thủ tục để kiện ông Somyot Pumpanmuang và Hội đồng quản trị FAT nhiệm kỳ trước. Bóng đá Thái Lan vì thế, trong thời gian tới đây chắc chắn sẽ có rất nhiều biến động, sau vụ kiện lịch sử và số tiền khủng mà FAT phải bồi thường.
Trao tiền bạn đọc ủng hộ các gia đình khốn khó
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
vtv6tructuyen
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư