Đổi mới cách tiếp cận để bứt phá
Sau 2 ngày thi đấu, chức vô địch ở nội dung đôi nam lãnh đạo thuộc về cặp đôi Xuân Thanh - Hải DIC. Hạng nhì: Văn Bình - Hoàng Dương. Đồng hạng ba: Xuân Dung - Văn Hạnh và Nguyên Dinh - Văn ChiếnNóng: Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Huệ tạo kỳ tích, đua thuyền Việt Nam giành 2 vé Olympic
Tiểu đường là một bệnh mạn tính cần được người bệnh theo dõi suốt đời. Theo một nghiên cứu, bệnh tiểu đường phổ biến hơn ở nam giới, với tỷ lệ mắc bệnh là 2,3%, so với chỉ 1,4% ở phụ nữ.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 3.1.2024
Trưa 20.1, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Dương huy động nhiều xe cứu hỏa phối hợp với Công an TP.Thuận An dập tắt đám cháy tại một công ty sản xuất đồ gỗ ở P.Bình Chuẩn (TP.Thuận An, Bình Dương).Thông tin ban đầu, gần 12 giờ cùng ngày, trong lúc hàng trăm công nhân nghỉ làm để ăn cơm trưa, ngọn lửa xuất hiện trong khu nhà xưởng chứa nhiều vật liệu dễ cháy như nệm, mút, bàn ghế…Lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng vòi nước và các phương tiện chữa cháy để dập lửa, nhưng bất thành. Nhiều công nhân nhanh chóng di chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa thành phẩm ra ngoài khu vực nhà xưởng bị cháy.Do bên trong khu nhà xưởng chứa nhiều loại keo, mút xốp… nên đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói đen bốc cao cuồn cuộn.Nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Dương huy động 15 xe chữa cháy cùng 75 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường triển khai chữa cháy.Sau khoảng 1 giờ chữa cháy, ngọn lửa được khống chế. Lửa vẫn âm ỉ bên trong nên lực lượng PCCC tiếp tục ở lại hiện trường để dập tắt hoàn toàn.Khoảng 800 m2 nhà xưởng bị ngọn lửa thiêu rụi, cùng nhiều máy móc, nguyên vật liệu bị cháy, hư hỏng. Thiệt hại ước tính nhiều tỉ đồng.Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương điều tra, làm rõ.
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Khi ông Park Hang-seo 'vi hành' châu Âu
Đại diện Cục CSGT cho biết, hiện nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc tiếp tục có sương mù, mưa, nồm ẩm khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Do vậy, việc lưu thông của các phương tiện trên các cung đường đèo, đồi núi vốn đã nguy hiểm lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.Để đảm bảo an toàn giao thông, đại diện Cục CSGT khuyến cáo, tài xế cần chú ý kiểm tra kỹ phương tiện và định hình lộ trình trước khi xuất phát, cần đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo khi lái xe.Cạnh đó, khi di chuyển trên đường miền núi đồi dốc, cong cua, trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế, lái xe cần chú ý quan sát, giảm tốc độ, điều khiển xe tốc độ thấp ngay cả khi lên và xuống dốc, bật đèn sương mù, đèn gầm, đi số thấp (nếu là phương tiện sử dụng số sàn), chú ý không rà phanh liên tục trừ khi gặp những tình huống khẩn cấp.Đại diện Cục CSGT lưu ý tài xế cần hết sức cẩn thận nếu đường trơn trượt, sương mù dày đặc. Nên hạn chế hoặc có thể ngừng lưu thông trong điều kiện này. Đồng thời, đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo tài xế cần tuyệt đối tuân thủ hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.Trước đó, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, ông N.Đ.H (42 tuổi, trú Hà Nội) lái xe khách mang biển số 26F - 009.XX lưu thông trên QL6, hướng Sơn La - Hà Nội. Khi đến Km235+100, đoạn thuộc địa phận H.Yên Châu (Sơn La) đã xảy ra va chạm với xe đầu kéo lưu thông theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người chết và 9 người bị thương.Bước đầu cảnh sát xác định xe khách đi đến đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt, không làm chủ được tốc độ khiến phần đuôi xe văng vào đầu ô tô đầu kéo. Qua kiểm tra tài xế xe khách cũng không vi phạm nồng độ cồn và ma túy.Cũng trong đêm 21.2, tại QL37, đoạn qua H.Bắc Yên (Sơn La) xảy ra vụ xe tải trong lúc xuống dốc không làm chủ được tốc độ cộng với đường trơn trượt đã lật đè vào xe bán tải đang lên dốc, sau đó lao xuống ven đường khiến ít nhất 2 người bị thương.