VinFast VF e34 xếp hạng 4 sao an toàn theo chuẩn ASEAN NCAP
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Bùi Quỳnh Hoa khoe dáng quyến rũ trước khi kết thúc nhiệm kỳ
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ (Đài Nam bộ), hiện nay trên vùng biển khu vực này có gió đông bắc (gió chướng) mạnh cấp 4 - 5, sóng biển cao từ 1,5 - 2,5m, biển động nhẹ. Do gió chướng hoạt động mạnh khiến đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch đang lên nhanh. Mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện ở mức cao và tiếp tục lên. Đến sáng 28.2, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và trạm Nhà Bè trên (kênh Đông Điền) đều ở mức xấp xỉ báo động 2. Dự báo nước tiếp tục lên trong 2 - 3 ngày tới và có thể xấp xỉ thậm chí cao hơn báo động 3. Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2.Dù rủi ro thiên tai do triều cường chỉ ở cấp độ 2 nhưng rủi ro do xâm nhập mặn lên tới cấp độ 3. Dự báo mặn xâm nhập sâu theo đợt triều cường cao, khoảng cách chịu ảnh hưởng của ranh mặn 4‰ là 72 - 73 km, tính từ cửa sông. Xâm nhập mặn tuy ít nghiêm trọng hơn năm 2024 nhưng cao hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng gây thiếu nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.Tại vùng ĐBSCL, tình trạng xâm nhập mặn do triều cường cao cũng diễn ra tương tự. Thủy triều vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ đang lên nhanh. Độ mặn lớn nhất tại các trạm ở mức lớn hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Ranh mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 48 - 57 km và sông Hậu khoảng 40 - 45 km. Thời gian chịu ảnh hưởng kéo dài đến khoảng ngày 10.3. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông Nam bộ ở cấp độ 2.
Điểm mặt các siêu du thuyền của Nga bị phương Tây thu giữ
Tối 8.3, đêm trình diễn thời trang Vietnam Beauty Fashion Fest (VBFF) thuộc khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP.HCM 2025 diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quy tụ nhiều sao Việt tham gia. Trong đó, màn xuất hiện của Lý Hương và con gái Jessica Lý trên sân khấu nhận được sự quan tâm của khán giả. Đây là lần đầu tiên hai mẹ con cùng sải bước trên sàn catwalk trong trang phục áo dài của nhà thiết kế Đặng Trọng Minh Châu.
LÊ HOÀI NHÂN
Liverpool thay đổi chiến thuật như thế nào?
Phim Mẹ biển tập 3 có những nội dung cho thấy vợ chồng Huệ - Kiểng thường xuyên cãi nhau bởi Huệ không hài lòng với cuộc sống nghèo khổ ở làng chài. Cô muốn đổi đời bằng việc lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi Kiểng sống chết vẫn muốn duy trì nghề đi biển.Trong vài diễn biến khác của tập 3, có thể thấy dù Hai Thơ đã kết hôn với Đại nhưng Ba Sịa vẫn dòm ngó, quan tâm cô. Trong khi Hai Thơ không muốn chồng hiểu lầm rồi ghen tuông nên tìm mọi cách tránh né Ba Sịa khi giáp mặt.Phim Mẹ biển tập 3 còn có cảnh bà Hậu hốt hoảng vì đoán con trai đang trốn trên chiếc thuyền chuẩn bị ra khơi của ông Mành và mấy chú trong xóm nên đã chạy đi tìm Biển. Ai ngờ cậu bé trốn trên đó thật vì Biển muốn đi biển cùng ba mình. Bà Hậu kéo cậu con trai về và tuyệt đối ngăn cấm.Phim Mẹ biển tập 4 lúc 21 giờ tối nay 20.3 trên VTV1 hé lộ tiếp những tình tiết cho thấy trong xóm chài có đám giỗ nên Kiểng đi dự với vài người đàn ông trong xóm. Trong khi Huệ đi làm móng rồi ngồi tám chuyện…Một cảnh khác trong tập phim tối nay khá căng thẳng là con gái của vợ chồng Kiểng dạo chơi ngoài biển với con trai của bà Hậu nhưng đột nhiên mất tích. Biển hốt hoảng chạy đi tìm ông Mành và Kiểng để báo tin.Phim Mẹ biển tập 4: Bé Lụa có bị sóng cuốn trôi?