Doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài cần lưu ý quy định mới nào?
Chương trình Vợ chồng son tập 597 vừa lên sóng do Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận dẫn dắt, cùng gặp gỡ Lê Ngọc Thanh (34 tuổi) và chồng Tây Vukic Daniel Mark (48 tuổi). Hai vợ chồng hiện sinh sống tại TP.Melbourne (Úc). Theo chia sẻ, Ngọc Thanh sang Úc từ năm 27 tuổi, khoảng 2 năm sau thì cô mới quen chồng và quyết định ở lại định cư. Daniel cho biết anh và vợ quen nhau qua ứng dụng hẹn hò trong thời điểm dịch Covid-19. Sau khoảng 2 tuần trò chuyện online, cả hai mới hẹn gặp mặt. "Gặp nhau vào khoảng tháng 12 thì đến lễ Tình nhân năm sau, chúng tôi chính thức quen. Tôi hỏi cô ấy nhiều lần: 'Làm bạn gái anh nhé?', ban đầu cô ấy cứ từ chối, bảo là: 'Chưa phải lúc, em không chắc nữa, anh làm người nước ngoài'. Nhưng cuối cùng cô ấy cũng đồng ý", anh kể lại. Ngọc Thanh chia sẻ trước khi nhận lời yêu Daniel, cô có nhiều đắn đo vì khoảng cách tuổi tác, địa lý, văn hóa... Thời gian đầu, cô không định mở lòng vì trước đó có kế hoạch chỉ sang Úc du học rồi về lại Việt Nam. Cô bộc bạch: "Tôi suy nghĩ khá nhiều và cũng lo lắng vì nếu ở lại Úc, tôi phải xây dựng lại từ đầu. Nhiều lần tôi phải cân nhắc là có nên chọn tình yêu này hay không. Vậy nên ban đầu tôi không mở lòng, nhưng anh ấy thể hiện rất chân thành. Tôi nghĩ đây là người có thể phù hợp với mình nên cho cơ hội tìm hiểu". Sau thời gian gắn bó, cả hai quyết định tiến đến hôn nhân. Cô chia sẻ lúc quen nhau thì mẹ vẫn ủng hộ, nhưng đến khi cưới thì bà không đồng ý. Ngọc Thanh tâm sự vì mẹ là người truyền thống nên không chấp nhận chuyện đám cưới không có rước dâu, không có bàn thờ tổ tiên hay các phong tục cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi sang Úc, bà thấy Daniel rất chân thành, tổ chức đám cưới hoành tráng, có nhiều người tham dự nên mới hết lo. Hiện tổ ấm của cặp vợ chồng đã có một nhóc tỳ dễ thương. Từ khi về chung một nhà, cô hạnh phúc khi được chồng yêu thương, cưng chiều hết mực. Ngọc Thanh thừa nhận tính cô khá bừa bộn, còn chồng thì rất kỹ tính. Chính vì thế, mỗi khi cô bày bừa, chồng đều đi phía sau để dọn dẹp lại.Trong khi đó, Daniel cho biết tật xấu lớn nhất của vợ là không bao giờ đúng giờ. Anh hài hước kể cả hai từng hẹn nhau đi nhà hàng lúc 7 giờ, vợ trang điểm, làm tóc và ra khỏi nhà lúc 7 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, Daniel còn tố vợ siêu bừa bộn, để tóc rơi đầy sàn, nhà cửa không gọn gàng, chén đĩa ở mọi nơi vì "nấu ăn xong là cô ấy ôm cái điện thoại nên tôi phải dọn dẹp mọi thứ". Dù vậy, Daniel khẳng định anh vẫn yêu vì vợ rất tuyệt vời và xinh đẹp. "Tôi không thể đòi hỏi cô ấy thay đổi vì vợ rất tuyệt. Những tật xấu đó làm nên cô ấy, rất đáng yêu. Mà tôi yêu vợ vì cô ấy là chính mình. Có khi thay đổi lại thành ra nhàm chán", người chồng bày tỏ.Cựu vô địch quần vợt Việt Nam bén duyên môn thể thao mới lạ padel
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Bắt giữ nhóm người chặn đường đua xe trái phép
Được vinh danh trong nhiều giải thưởng lớn
Trong bối cảnh thị trường xe máy Việt Nam ngày càng đa dạng, áp lực cạnh tranh càng gia tăng, một số nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xe máy đang tìm đến những phân khúc vốn được xem là thị trường ngách, một trong số đó là dòng xe côn tay cổ điển chưa thật sự phổ biến như Honda CGX150.Trái với sự nở rộ của xe máy số hay xe côn thể thao, từ trước đến nay phân khúc xe côn tay cổ điển tại Việt Nam chỉ có một vài lựa chọn như Suzuki GD110, SYM Wolf hay Yamaha YB125SP… Dù vậy, hầu hết chỉ được trang bị động cơ 110cc - 125cc và theo thời gian âm thầm biến mất trên thị trường. Trong khi đó, dòng côn tay cổ điển dùng máy 150cc dành cho nhóm khách hàng trẻ cá tính, phong trần, thích trải nghiệm khám phá… lại càng hiếm. Bởi, các mẫu mã thuộc phân khúc này phân phối tại Việt Nam chỉ đếm được "trên đầu ngón tay". Ngoài một số phiên bản của dòng Brixton BX 150, có chăng cũng là cái tên "xa lạ" như GPX Legend 150 Fi.Chính vì vậy, sự xuất hiện của mẫu Honda CGX150 thực sự làm thị trường xe máy cũng như giới "mộ điệu" dòng xe côn tay cổ điển thật sự "dậy sóng". Ngay từ khi mới được đồn đoán sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, Honda CGX150 đã nhận được nhiều sự quan tâm, thậm chí cũng có nhiều hoài nghi về việc liệu Honda CGX150 có thực sự được đưa về Việt Nam (!?) Bởi dòng xe này vốn chỉ được sản xuất, phân phối tại Trung Quốc.Dù vậy, trung tuần tháng 3.2025, một cửa hàng không chính hãng chuyên kinh doanh xe máy nhập khẩu tại quận 5, TP.HCM đã chứng minh đây là sự thật khi "khui thùng" và chính thức phân phối dòng Honda CGX150 tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là những chiếc Honda CGX150 đầu tiên về Việt Nam. Xe nhập khẩu từ Trung Quốc từ đầu năm 2025, dù vậy sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, đăng kiểm… đến nay mới chính thức phân phối ra thị trường. Trước đó, Honda CGX150 do liên doanh Wuyang - Honda tại Trung Quốc sản xuất và mở bán lần đầu tiên tại thị trường tỉ dân từ quý 3.2025. Được giới đam mê mô tô xe máy ví von như một phiên bản giá rẻ hay "đàn em" của Honda CB350 H'ness, Honda CGX150 mang phong cách đặc trưng của dòng mô tô cổ điển (classic). Mẫu xe này hướng đến nhóm khách hàng trẻ, những người mới tiếp cận dòng xe côn tay và ưa thích dòng mô tô classic với chi phí sở hữu thấp.Honda CGX150 sở hữu cụm đèn pha, đèn xi-nhan dạng tròn, tất cả đều dùng đèn LED. Đồng hồ hiển thị tin LCD kết hợp gương chiếu hậu dạng tròn. Những chi tiết này kết hợp vành nan hoa kích thước 17 inch cho cả trước và sau, phuộc trước là loại ống lồng truyền thống, phía sau là lò xo đôi và yên xe liền khối, bọc da cùng một số chi tiết mạ crôm… tôn lên nét cổ điển, đặc trưng cho Honda CGX150.Theo thông số nhà sản xuất công bố, Honda CGX150 có kích thước dài, rộng, cao lần lượt 1.960 x 780 x 1.014 (mm), trọng lượng khoảng 125 kg. Bình xăng 12 lít của xe thiết kế đơn giản. Bánh trước được trang bị phanh đĩa tích hợp hệ thống chống bó cứng phanh ABS.Honda CGX150 dùng động cơ xi-lanh đơn, làm mát bằng không khí, dung tích 149 phân khối, tích hợp công nghệ phun xăng điện tử PGM-FI. Động cơ này cho công suất 11,8 mã lực, mô-men xoắn 12,5 Nm. Đi kèm là hộp số côn tay 5 cấp.Gia nhập thị trường Việt Nam, Honda CGX150 có giá bán hơn 70 triệu đồng. Ngoài bản tiêu chuẩn, lô xe CGX150 về Việt Nam còn có một số xe thuộc biến thể thiết kế theo phong cách cafe racer.
2 khách sạn 'view triệu đô' ra mắt ở Phú Quốc
Gặp Nguyễn Đức Minh Lượng, sinh viên Trường ĐH Gia Định khi chàng trai này đang đợi để chuẩn bị lên xe khách về quê nghỉ tết. Lượng cho biết theo lịch của trường thì ngày 20.1, sinh viên mới bắt đầu nghỉ tết. Tuy nhiên, vì đã hoàn thành thi xong và không còn vướng lịch học nữa nên chàng trai này được về quê nghỉ tết sớm.“Đi học xa nhà mà được về quê nghỉ tết sớm mình cảm thấy rất vui, có thêm thời gian ở bên ba mẹ, người thân. Hơn nữa, về sớm nên giá vé xe cũng chưa tăng. Mình về quê ở tỉnh Phú Yên và mua vé với giá 250.000 đồng”, Lượng hào hứng chia sẻ.Đã hơn 4 tháng không được về nhà nên tâm trạng của Lượng vô cùng háo hức. Lượng cho biết năm nay được về quê nghỉ tết trong vòng 1 tháng.Võ Chí Thành, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã về quê nghỉ tết được hơn 1 tuần.Thành chia sẻ: “Theo lịch của trường thì ngày 27.1, sinh viên mới nghỉ tết, nhưng vì mình đã hoàn thành xong việc học và chỉ đợi tổ chức lễ tốt nghiệp nên năm nay được về quê nghỉ tết sớm”.Thành cho biết về quê từ ngày 31.12 để ăn Tết Dương lịch 2025 cùng với gia đình và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. “Mọi năm vì vướng lịch học và đi làm thêm nên mình về quê nghỉ tết muộn hơn. Tranh thủ năm nay được về nhà sớm, mình sẽ phụ giúp ba mẹ chuẩn bị chu đáo đón tết. Năm nay, tuy kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng gia đình mình cũng đã vượt qua được và mong đón một năm mới tốt đẹp hơn”, Thành tâm sự.Tương tự như Thành, Trần Đình Trường Giang, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đã chạy xe máy từ TP.HCM về tỉnh Quảng Nam nghỉ tết được vài ngày nay. Giang cho hay: “Mình về quê nghỉ tết từ ngày 3.1. Đây là năm đầu tiên kể từ lúc đi học xa nhà bản thân được về quê nghỉ tết sớm như vậy, mọi năm phải đến ngày 20 âm lịch”.Giang chia sẻ lý do được về quê nghỉ tết sớm là vì đang học năm cuối, lịch học không quá dày, cộng thêm đã hoàn thành xong kỳ thi. Đi học xa nhà nên mỗi năm Giang được về quê khoảng 2 lần. Với Giang, mỗi lần được về quê là vô cùng hào hứng, phấn khởi. Đặc biệt là về quê nghỉ tết thì tâm trạng càng vui hơn nhiều. “Khi về quê sớm mình đã có rất nhiều dự định, như: thăm họ hàng, gặp gỡ bạn bè, phụ ba mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón tết… Tuy năm nay về sớm nhưng hiện tại ở quê mình cũng đã bắt đầu có không khí tết rồi”, Giang vui vẻ nói.Những ngày gần đây, phòng ký túc xá của Đặng Anh Nhật, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trở nên trống trải hơn. Bởi vì, đa số các thành viên ở chung phòng với nam sinh này đã về quê nghỉ tết sớm. “Phòng mình có 6 người nhưng hiện tại chỉ còn có 2 vì các thành viên khác đã về quê nghỉ tết. Nhìn mọi người lần lượt về quê nghỉ tết sớm mà mình cũng nôn nao. Thế nhưng, một tuần nữa mình mới được về”, Nhật cho hay.Bên cạnh đó, cũng có những người vì nhiều lý do mà phải về quê nghỉ tết rất trễ. Anh T.C.H (38 tuổi), quê ở tỉnh Phú Yên, đang làm việc trên đường Thành Thái, Q.10 (TP.HCM), chia sẻ ngày 29 tết anh mới được về quê. Bởi lẽ công việc của anh H. là một nhân viên bán cây cảnh nên 6 năm nay hầu hết năm nào cũng về quê rất muộn. “Tuy về trễ thì giá vé tàu, xe có cao hơn nhưng bù lại những ngày cận tết là thời gian cao điểm để mình làm việc và kiếm thêm được một khoản tiền để về quê”, anh H. nói.