Lý do HLV Kim Sang-sik lọt 'mắt xanh' VFF, hợp đồng 2 năm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam
đình tuyênDu lịch 'trốn nóng' lên ngôi
Không kể trời mưa gió, các CĐV của Trường ĐH Nha Trang vẫn đội mưa đến sân bóng để cổ vũ cho các cầu thủ của trường mình, trong lượt thi đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và ĐH Khánh Hòa, tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO. Đặt niềm tin vào các cầu thủ phố biển của Trường ĐH Nha Trang, Lê Thanh Trúc chia sẻ, chuyện nắng mưa không phải là vấn đề, chỉ cần đội chủ nhà giành được chiến thắng thì tất cả công sức mà nữ CĐV cùng nhóm bạn đến cổ vũ là xứng đáng.Đặc biệt, nhóm CĐV còn chuẩn bị thêm trống và kèn để cổ vũ, khiến cho không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang trở nên sôi động hơn. Trước đó, Trường ĐH Nha Trang đã giành chiến thắng trước đội Trường ĐH Đà lạt với tỷ số cách biệt 5-0.Trong trận đấu với Trường ĐH Khánh Hòa, đội chủ nhà đã giành chiến thắng với tỷ số 2-0, đồng thời tiến thắng vào vòng bán kết của vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 29.1.2024
Vừa trải nghiệm xong 2 tiếng đồng hồ trượt băng, Lê Thị Ngọc Phước, sinh viên Trường ĐH Ngân hàng, cho biết những ngày qua có cảm giác rất khó chịu vì thời tiết oi bức, đi học thì mệt, rồi về nhà ăn uống cũng không ngon miệng. Thế là, Phước đã rủ những người bạn của mình đi trượt băng để tránh nắng nóng và giải tỏa căng thẳng.
Bác sĩ Lợi khuyến cáo người dân nên chú ý thật kỹ trong khâu lựa chọn thức ăn, cũng như quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm. Tránh tâm lý phải sử dụng thức ăn cũ nhiều ngày trước vì đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngộ độc do ôi thiu, biến chất.
'Ruộng bậc thang' hoa dã quỳ nhuộm vàng núi lửa R'Chai
Những tín hiệu vô tuyến lạ nói trên là những vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB). Đây là các xung dài 1/1.000 giây của những sóng vô tuyến mạnh đến mức có thể truyền đi hàng tỉ năm ánh sáng và được trái đất thu nhận.FRB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và các nhà vật lý lý thuyết như Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), đã gợi ý rằng chúng có thể phát ra từ các nền văn minh ngoài hành tinh.Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã xác định chính xác nguồn gốc của một FRB và phát hiện ra rằng nó ở rất gần một ngôi sao neutron. Đây là một ngôi sao cực kỳ dày đặc đã sụp đổ, chỉ bằng kích thước của một thành phố nhưng có khối lượng bằng mặt trời.Sao neutron nói trên cách chúng ta khoảng 200 triệu năm ánh sáng và được bao quanh bởi một từ trường dày đặc mà các nhà khoa học tin rằng đó là nguồn gốc của FRB.Tiến sĩ Kiyoshi Masui, phó giáo sư vật lý tại MIT, cho hay: "Xung quanh những ngôi sao neutron có từ tính cao này, còn được gọi là sao từ, các nguyên tử không thể tồn tại mà sẽ bị xé toạc bởi các từ trường".Trước đây, Giáo sư Loeb đã gợi ý rằng các vụ nổ năng lượng nói trên có thể là "chùm tia vô tuyến mạnh" do nền văn minh ngoài hành tinh tạo ra và được sử dụng cho mục đích quân sự. Ông cho rằng chúng có thể được tạo ra để đẩy một cánh buồm nhẹ nhằm phóng hàng hóa với tốc độ gần vận tốc ánh sáng.Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên hơn và để tìm hiểu, các nhà khoa học đã nghiên cứu một FRB cụ thể được phát hiện vào năm 2022. Họ xác định vị trí chính xác của tín hiệu vô tuyến này bằng cách phân tích "sự nhấp nháy" của nó, tương tự như cách các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm.Một vật thể càng nhỏ hay càng xa thì nó nhấp nháy càng nhiều. Tương tự như thế, sóng vô tuyến nhấp nháy hoặc phát sáng khi chúng đi qua môi trường giữa các vì sao, giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của chúng.