‘Ông chủ' Masan, Hòa Phát quay trở lại danh sách tỉ phú USD
Ngày 2.1, ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ (Nghệ An), cho biết vừa yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý việc doanh nghiệp mở đường, san lấp làm bãi tập kết cát sạn trái phép tại xã Kỳ Sơn (H.Tân Kỳ). Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, những ngày qua, Công ty TNHH Hải Liên (trụ sở tại TX.Hoàng Mai, Nghệ An) đã điều động máy múc, máy ủi đến xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn) để mở rộng con đường nối từ tỉnh lộ 534D đến sát mép sông Con (dài hơn 200 m) làm bãi tập kết và đường vận chuyển cát sạn. Đến nay, con đường đã được mở rộng khoảng 5 - 6 m, rải đá cấp phối và doanh nghiệp đang cho san lấp bãi tập kết cát sạn ngay gần sát mép sông. Việc làm bất chấp quy định của pháp luật này khiến người dân địa phương rất bức xúc.Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 27.12.2024, UBND xã Kỳ Sơn đã kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công. Hạt Quản lý đường bộ H.Tân Kỳ cũng yêu cầu doanh nghiệp dừng việc đấu nối đường tự mở này với tỉnh lộ 534D.Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Kỳ Sơn, sau khi yêu cầu dừng thi công, doanh nghiệp đã không chấp hành các yêu cầu như biên bản đã lập, mà vẫn tiếp tục thi công. Một người dân ở xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn), cho biết do lo ngại việc khai thác cát sạn sẽ khiến nhà dân ở gần sông bị sạt lở, đời sống người dân gặp khó khăn khi hàng chục hộ dân lâu nay sống bằng nghề cào hến trên khúc sông này sẽ mất nghề nên người dân đã lập lán, cắt cử người ngăn cản việc mở đường, san ủi làm bãi tập kết cát sạn trái phép. Mỏ cát sạn này được cấp phép khai thác từ năm 2024, thời hạn 20 năm. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ, cho biết đến nay, doanh nghiệp chưa được cấp phép bãi tập kết cát sạn và việc doanh nghiệp tự ý mở đường, san ủi đất để lập bãi tập kết là trái quy định của pháp luật.Phụ nữ cần làm gì để giảm nguy cơ ung thư?
Những hình ảnh về nhà thờ giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) trang trí tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn trong năm của người Việt, thời điểm để đoàn tụ gia đình và tôn vinh truyền thống văn hóa. Người Công giáo tiếp tục trang trí nhà thờ với nhiều biểu tượng truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hoa mai, hoa đào...
Chạy xe máy khắp phường để tuyên truyền dịch sốt xuất huyết
Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng dẫn đầu đoàn công tác, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà báo cáo về việc UBND tỉnh Lào Cai đã bố trí đủ 140 tỉ đồng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo kế hoạch năm 2025. So với kế hoạch Trung ương giao 60 tỉ đồng, chi nhánh đã vượt hơn 230% kế hoạch, Tổng giám đốc NHCSXH đánh giá: Đây không phải năm đầu tiên nguồn vốn ủy thác địa phương của chi nhánh tăng trưởng ở mức 3 con số. Trước đó, năm 2024, mức tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 497% kế hoạch tăng trưởng năm tương ứng với trên 149 tỉ đồng, tăng 48,8% so với năm 2023, đưa nguồn vốn ủy thác đạt trên 553 tỉ đồng, chiếm 11% tổng nguồn vốn tín dụng của chi nhánh.Giám đốc Nguyễn Hải Hà cho biết, có được thành quả này là kết tinh từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và kết quả bước đầu triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất cao chủ trương giao UBND tỉnh trao đổi với Ủy ban MTTQ tỉnh chuyển ngay 80 tỉ đồng ủy thác sang NHCSXH tỉnh để cho vay làm nhà đối với các hộ gia đình khó khăn về nhà ở không có khả năng đối ứng hoặc đối ứng thấp từ Quỹ Cứu trợ tỉnh. Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quyết tâm chuyển ngân sách địa phương để bổ sung 48 tỉ đồng từ nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 10.7.2019 của HĐND tỉnh, đồng thời trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.Đặc biệt, cuối năm 2024 Lào Cai là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, hoàn lưu mưa bão số 3 (Yagi) về vật chất, tinh thần, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng yếu thế, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã kịp thời báo cáo, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17.9.2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão số 3.Tháng 12.2024, chi nhánh đã trình HĐND tỉnh kế hoạch chi ngân sách năm 2025, số tiền ủy thác sang NHCSXH là 62 tỉ đồng tại Kỳ họp lần thứ 24. Đồng thời tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới; quan tâm, ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.Với tầm nhìn xa, chiến lược, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai không chỉ xây dựng kế hoạch tín dụng riêng năm 2025 mà còn lên kế hoạch cho 3 năm tới (giai đoạn 2025-2027) và 5 năm sau (giai đoạn 2026-2030), trong đó kế hoạch giai đoạn 2025-2027 dự kiến tăng 35% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2024 (ước tăng trưởng số tuyệt đối là 1.549 tỉ đồng. Đến 31.12.2027, dự kiến tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 6.472 tỉ đồng. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030 dự kiến tăng bình quân khoảng 58% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2025 (khoảng 3.046 tỉ đồng). Đến ngày 31.12.2030, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 8.000 tỉ đồng.Bên cạnh đó tham mưu HĐND tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian triển khai sang giai đoạn 2026-2030 các Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay phát triển kinh tế-xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên của tỉnh trong giai đoạn 2026-2030;Đặc biệt, với những khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, ngay trong tháng 9 và tháng 10.2024 tất cả các Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân được 202 tỉ đồng, giúp 1.216 lượt khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm; giúp 68 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; 4.847 hộ gia đình được vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 35 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp,... góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai giảm 3,7%, tương ứng giảm 6.380 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,31%, tương ứng giảm 317 hộ. Tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 7,38%, cao hơn năm 2023 (5,11%); GRDP bình quân đầu người đạt 97,5 triệu đồng, tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2023. Quy mô kinh tế ước đạt 78.000 tỉ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023.Cùng với các kế hoạch tín dụng trung hạn vẫn còn nhiều thách thức phía trước khi năm 2024 tỉnh Lào Cai vẫn còn 20.411 hộ nghèo, chiếm 11,24% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh và 18.058 hộ cận nghèo, chiếm 9,94% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh.Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng tin tưởng với nền tảng tín dụng chính sách đang có và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động trong toàn đơn vị, tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh biên giới Lào Cai sẽ tiếp tục có những bước đột phá, tích cực hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế ổn định bền vững, hòa mình vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Là khách "ruột" của metro suốt mấy ngày nay, Nguyễn Tường Vy, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, bấm "like" với phương tiện giao thông công cộng an toàn. Theo Vy, metro có nội thất thông thoáng, đầy đủ tiện nghi. Không gian trên toa tàu và các nhà ga được giữ gìn sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Tuy nhiên, điều Vy còn lấn cấn là chuyện ăn uống trên metro. Dù đã được nhắc nhở nhưng có người vẫn quên. Họ vô tư ăn uống mà không để ý đến người khác."Trong quy định cấm khi đi metro ghi rõ: Không ăn, uống, hút thuốc (bao gồm thuốc lá điện tử) trong buồng thang máy hoặc tại các khu vực đã soát vé, ke ga và trên tàu. Thế nhưng, mình vẫn thấy có trường hợp khách lén ăn khi tàu đang di chuyển. Khi ở nhà ga, nhân viên liên tục nhắc nhở. Còn ở trên tàu, việc giám sát trở nên khó khăn hơn. Một số hành khách lợi dụng lúc nhân viên không có mặt để lén lút ăn uống, thậm chí bỏ rác lại trên tàu. Hành động này không đẹp mắt chút nào", Vy nói.Trong chuyến tàu đêm từ ga Bến Thành về TP.Thủ Đức (TP.HCM), người viết bắt gặp một phụ nữ thản nhiên ngồi ăn bắp, vô tư để những hạt rơi vãi khắp sàn, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung. Dù toa tàu khá đông, nhưng chẳng thấy ai lên tiếng. Chỉ khi một nhân viên bảo vệ bước vào và phát hiện, người này mới bị nhắc nhở. Cô vội cất bịch bắp vào giỏ của mình.Trong khi đó, ở trong các diễn đàn về metro, nhiều thành viên cũng thảo luận về việc ăn uống trên tàu. Một người dùng ẩn danh chụp lại cảnh tượng 3 bạn trẻ đang cầm trên tay bịch bánh tráng. Ở dưới phần bình luận, người này còn chụp được cảnh một bạn nữ đang gắp quả trứng trên tay khiến nhiều người giật mình. Không chỉ vậy, có người còn quay được cảnh sau khi mọi người rời khỏi tàu, những chai nhựa nằm lăn lóc trên ghế, trên sàn. Những hình ảnh này nhanh chóng thu hút sự chú ý, nhận được hàng trăm bình luận chỉ trích hành vi thiếu ý thức của một bộ phận hành khách.Bùi Thị Bích Trâm (26 tuổi), làm việc ở 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chia sẻ: "Metro sạch đẹp như vậy mà có người vẫn vô tư xả rác. Nếu ai cũng hành xử như thế, chẳng mấy chốc metro sẽ mất đi sự văn minh và sạch sẽ".Huỳnh Ngọc Thảo (30 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho rằng ở nước ngoài, hành vi "kém duyên" này sẽ bị người dân địa phương phản ứng rất mạnh. "Lần đầu đi metro ở Đài Loan, mình không biết quy định nên vô tình uống nước trên tàu. Ngay lập tức, một người dân lớn tiếng nhắc nhở và chỉ vào bảng cấm ăn uống bằng tiếng Anh cùng mức phạt được dán trên tường. Từ đó, mình vừa sợ, vừa ấn tượng sâu sắc với ý thức và quy định rõ ràng ở đây".Theo Thảo, việc áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc là điều cần thiết để tạo thói quen tốt cho người dân khi sử dụng metro. Cô gái này cho rằng TP.HCM có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng. Bên cạnh đó, có thể thêm biển cảnh báo dễ nhìn hơn ở trên metro và bổ sung thêm nhân viên kiểm tra trên các chuyến tàu đông người.Còn Bích Trâm cho rằng ý thức của mỗi người đóng vai trò quan trọng giúp metro trở thành phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với cộng đồng. Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp bảo vệ không gian chung mà còn tạo nên hình ảnh đẹp về văn hóa giao thông của TP.HCM. "Mình hy vọng mỗi hành khách sẽ tự giác hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và tôn trọng quy định khi sử dụng metro", Trâm nói.
Nhận định Liverpool - Leicester (2 giờ 45 ngày 11.2): ‘Đoàn quân đỏ’ không được phép phạm sai lầm
Trưa nay, chợ hoa tết Công viên Gia Định (Q.Gò Vấp, TP.HCM) trong ngày cuối cùng mở bán dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đông nghẹt người đến mua. Trước giờ đóng cửa, nhiều người ngậm ngùi chấp nhận đại hạ giá "xả lỗ", mong vớt vát được đồng nào hay đồng đó.