Hiểu sao cho đúng về biển báo ‘hết cấm vượt’, để không bị phạt?
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 23: Bà Giang đẩy vợ chồng Hân đến ly hôn?
Giải thể thao điện tử sinh viên toàn quốc có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng, tranh tài ở hai game nổi tiếng nhất hiện nay, đó là Valorant và Liên minh huyền thoại. Với sự tham gia của 127 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc (298 đội, 1.490 VĐV), NSOC 2023 hứa hẹn là sự kiện eSports tầm cỡ, bùng nổ và đáng mong đợi nhất trong năm 2023 đối với cộng đồng sinh viên Việt Nam nói riêng và cộng đồng hâm mộ eSports nói chung.
VNDIRECT dự kiến hoạt động trở lại từ 1.4
Ăn khoai lang mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).
Chuyên cơ “hộ tống” dê từ nước ngoài về Việt Nam
Đội bóng ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) là 1 trong những tân binh tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), ngay lập tức tạo ra ấn tượng rất mạnh.Tại vòng bảng, đội bóng UEH đã mở màn bằng chiến thắng 2-0 trước Học viện Hàng không Việt Nam, tiếp đó đánh bại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) 4-1, trước khi cầm hòa "ông lớn" Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với tỷ số 1-1.Bước vào vòng play-off, thầy trò HLV Trần Đình Thành đã trải qua trận đấu đầy khó khăn, khi bị một cái tên rất mạnh là Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dẫn trước ở phút 23 (Nguyễn Huỳnh Minh Duy ghi bàn) và tạo ra sức ép rất lớn.Nhưng bằng quyết tâm của cả tập thể với tinh thần không bỏ cuộc, đội bóng UEH đã có bàn gỡ ngoạn mục ở phút 80+2 do công Lê Tấn Tài đã giúp họ kéo lại hy vọng. Để rồi ở loạt "đấu súng" căng thẳng, đội ĐH Kinh tế TP.HCM đã giành chiến thắng 5-4 để đoạt tấm vé quý giá tham dự vòng chung kết ngay ở lần đầu góp mặt.Sau giây phút vỡ òa sung sướng với chiến thắng nghẹt thở, HLV Trần Đình Thành nghẹn ngào hạnh phúc: "Vào lúc này tôi và cả đội bóng đều ngập tràn hạnh phúc, không biết miêu tả làm sao nữa nhưng tất cả đều rất vui và tự hào.Chúng tôi tự hào khi đã làm được điều xác định ngay từ đầu là xem mỗi trận đấu đều là trận chung kết, dốc hết sức mình với sự tôn trọng tối đa đến mọi đối thủ và các cầu thủ tự tin thể hiện được năng lực của mình.Chúng tôi rất vui khi đã thực hiện được sứ mạng tham dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025, mục tiêu ban đầu khi đầu tư vào bóng đá theo ý tưởng của PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM".Vậy đâu là động lực thúc đẩy tạo ra kỳ tích giúp ĐH Kinh tế TP.HCM đoạt vé vào VCK ngay lần đầu tham dự vòng loại TP.HCM được đánh giá là khốc liệt nhất Việt Nam chứng kiến hàng loạt "ông lớn" rơi rụng như Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM?Đem câu hỏi này đến HLV trưởng Trần Đình Thành, câu trả lời đến từ giữa năm 2023 khi PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM ấp ủ mô hình xây dựng hệ thống giải nội bộ cho sinh viên UEH.Sau nửa năm ấp ủ và chuẩn bị, đến đầu năm 2024, UEH chính thức ra mắt mô hình giải nội bộ trường UEH League - với quy mô thi đấu vòng tròn, 2 lượt đi về lần đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM.Cụ thể, 10 đội bóng xuất sắc nhất đại diện cho 10 khoa và viện của ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đá vòng tròn 2 lượt đi - lượt về, mỗi vòng đấu sẽ diễn ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật để chọn ra 4 đội mạnh nhất thi đấu 2 lượt bán kết và chung kết để chọn ra nhà vô địch.Để tăng tính cạnh tranh, UEH League cũng áp dụng việc lên xuống hạng, khi 2 đội bóng xếp chót sẽ phải đá vòng play-off với các đội còn lại để tranh 2 suất sẽ góp mặt tranh tài với 8 đội UEH League ở mùa tiếp theo.HLV Trần Đình Thành cho biết: "UEH League mới nhưng được đầu tư kỹ lưỡng, có giải thưởng bàn thắng và cầu thủ xuất sắc nhất mỗi vòng đấu, có fanpage riêng và được tổ chức ghi hình livestream trực tiếp mỗi vòng đấu.Các trận đấu của UEH League được tổ chức thi đấu vào mỗi Chủ nhật hàng tuần trên sân bóng 7 người trong khuôn viên trường ở cơ sở nằm trên đường Nguyễn Văn Linh. Để tiện cho sinh viên đi cổ vũ, BTC vừa thông báo các vòng đấu mùa tới sẽ diễn ra vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.Như UEH League 2024, mỗi đội bóng thi đấu 2 lượt đi về tổng cộng 18 trận đấu. Nhà vô địch Viện Đào tạo quốc tế (ISB) đá thêm 2 trận bán kết và chung kết có đến 20 trận tranh tài, đóng góp đến 70% đội hình ĐH Kinh tế TP.HCM lần đầu tham dự vòng loại khu vực TP.HCM".Được biết, theo ghi nhận của người viết đội bóng đầu tiên của Việt Nam xây dựng được hệ thống giải nội bộ bài bản, chuyên nghiệp chính là Trường ĐH Kinh tế quốc dân với NEU League chuẩn bị bước sang mùa thứ 6. UEH League của ĐH Kinh tế TP.HCM chính là mô hình giải league nội bộ đầu tiên của các trường ĐH, CĐ, Học viện tại TP.HCM.